Polyethylene glycol có trong thực phẩm nào

Suckhoedoisong.vn xin giới thiệu với bạn đọc những chia sẻ của PGS. TS. BSNT Hoàng Thị Lâm - Trưởng bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng, Miễn dịch & Da liễu, Bệnh viện E, Chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học giấc ngủ về vấn đề này.

Tỉ lệ phản ứng phản vệ với vắc xin nói chung khá thấp, đặc biệt là sốc phản vệ, ước tính khoảng 1 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin.

Sốc phản vệ, ước tính khoảng 1 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin

Phản vệ là tình trạng dị ứng cấp tính xảy ra sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng. Sốc phản vệ là phản ứng phản vệ nặng, đe dọa cuộc sống.  Do giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch cũng như co thắt phế quản mà có các triệu chứng như: ban đỏ ngứa trên da, có thể kèm theo phù Quincke,  khó thở, thở rít, tím môi đầu chi, hốt hoảng kích thích v.v… nặng nữa có thể có các triệu chứng suy hô hấp, trụy tim mạch, mất tri giác, đái ỉa không tự chủ v.v… Nếu không được điều trị đúng kịp thời, bệnh nhân rất dễ tử vong. 

Tiên lượng của sốc phản vệ phụ thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng, mức độ nặng của cơ quan tổn thương, cơ địa dị ứng của người bệnh, nguyên nhân dị ứng, và hướng xử trí sau khi có các triệu chứng phản vệ. Phản vệ thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, cho nên cùng một nguyên nhân, nhưng có người sốc phản vệ có người không.

Rất hiếm người được tiêm có thể bị phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19

Đại dịch COVID-19 bắt đầu từ cuối năm 2019 và hiện nay đã ảnh hưởng trên toàn thế giới với gần 160 triệu người nhiễm và hơn 3 triệu người tử vong. Rất may mắn, trong thời gian ngắn các nhà khoa học đã phát triển thành công vắc xin ngừa COVID-19 để áp dụng trên người.

Có nhiều loại vắc xin với các công nghệ sản xuất khác nhau, do đó tác dụng không mong muốn cũng không giống nhau giữa các loại vắc xin.

Các tác dụng không mong muốn này xảy ra với tỉ lệ không thấp, hầu hết là do đáp ứng miễn dịch bảo vệ được tạo ra bởi vaccine mà không phải là phản ứng dị ứng. Tỉ lệ phản ứng phản vệ với vắc xin nói chung khá thấp, đặc biệt là sốc phản vệ, ước tính khoảng 1 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin.

 Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong những ngày đầu tiên, sử dụng vắc xin của PfizerBioNTech COVID-19 đã có 2 trường hợp có phản ứng phản vệ ở nước Anh và và 6 trường hợp ở Mỹ. Như vậy, tỉ lệ này dường như cao hơn con số chung nói trên, ước tính 1:200,000 liều đối với Pfizer-BioNTech vắc xin và 1:360,000 đối với Moderna vắc xin.

Nhưng, trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, không có trường hợp sốc phản vệ nào xảy ra với các vắc xin ngừa COVID-19. Có lẽ nguyên nhân là do quá trình chọn đối tượng tham gia đã loại trừ các bệnh nhân có tiền sử dị ứng.

Phản ứng dị ứng với vắc xin có thể đến từ bản thân thành phần chính của vắc xin, nhưng cũng có thể do chất bảo quản hoặc kháng sinh hoặc lượng nhỏ protein còn sót lại trong quá trình sản xuất [ví dụ tế bào phôi].  Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng sẽ tăng nguy cơ dị ứng với vắc xin hơn so với người bình thường.

Phản vệ thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, cho nên cùng một nguyên nhân, nhưng có người sốc phản vệ có người không.

Trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ

 Polyethylene glycols [PEG] là một thành phần trong vaccine được sử dụng nhiều công nghệ thực phẩm [phụ gia thực phẩm] và y học [thuốc, các sản phẩm hỗ trợ] cũng như đồ gia dụng [mỹ phẩm, chất làm sạch]. Tỉ lệ dị ứng với PEG không cao, tuy nhiên, tỉ lệ này đang có xu hướng ngày một tăng với bệnh cảnh lâm sàng nặng nề.

Thậm chí có trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ khi làm test da để phát hiện dị ứng với PEG. Nhân viên y tế là những người tiếp xúc nhiều với các sản phẩm chứa PEG, do đó sẽ dễ mẫn cảm với chất này, dẫn đến tăng nguy cơ dị ứng với vaccine có chứa PEG hơn so với người bình thường. Mặc dù vậy, tỉ lệ thấp dị ứng với PEG, trái ngược với tỉ lệ dị ứng vaccine cao, cho thấy ngoài PEG ra còn có các thành phần khác trong vaccine có tiềm năng gây dị ứng.

Thực tế, RNA trong vắc xin cũng có khả năng sinh miễn dịch, do đó cũng dễ gây phản ứng hơn. Ngoài PEG, một chất khác có trong thành phần của hầu hết các vắc xin ngừa COVID-19 là polysorbate 80.

Ngoài việc có mặt trong các loại vắc xin, chất này còn có trong thực phẩm, thuốc [thuốc sinh học, kháng thể đơn dòng]. So với PEG thì polysorbate 80 có trọng lượng phân tử thấp hơn. Polysorbate 80 đã được báo cáo là gây phản ứng phản vệ [qua trung gian IgE] trong thực nghiệm trên động vật.

Ảnh minh họa.

Phần lớn bệnh nhân dị ứng với PEG đều dung nạp với polysorbate 80 trong thành phần của vắc xin. Một phần nhỏ những người dị ứng typ nhanh với PEG có thể mẫn cảm chéo với polysorbate 80 [có thể phát hiện bằng test da]. Mặc dầu vậy, CDC [Mỹ] vẫn khuyến cáo không nên sử dụng vắc xin của Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca cho những cá nhân dị ứng với polysorbates.

Phản ứng phản vệ thông thường xảy ra trong vòng 15-30 phút sau tiêm vắc xin. Những bệnh nhân mắc bệnh Bệnh tế bào Mast [Mastocytosis]  hoặc những bệnh nhân mắc Hội chứng hoạt hóa tế bào Mast có thể tiêm vắc xin nhưng cần giữ lại theo dõi lâu hơn.

Nếu có triệu chứng của phản vệ, cần theo dõi và điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y Tế ban hành. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, tiền sử dị ứng, xét nghiệm tryptase trong máu rất quan trọng trong việc xác định phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ do vắc xin, nhất là ở người lớn.

 Lưu ý một số thuốc kháng histamine có chứa PEG trong thành phần, cần thận trọng. Những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng phản vệ khi tiêm vắc xin liều đầu tiên thì không nên tiêm liều thứ hai nữa. Những bệnh nhân có phản ứng tại chỗ tiêm [ví dụ mày đay] thì mũi thứ hai nên được tiêm ở bệnh viện nơi sẵn sàng có đơn vị hồi sức cấp cứu.

Nhiều lúc mũi 1 vắc xin là thời gian để tạo ra hiện tượng quá mẫn, khi tiêm vắc xin mũi 2 lúc đó mới xuất hiện phản ứng phản vệ, nặng nữa là sốc phản vệ.

Cho nên nếu tiêm mũi 1 không có vấn đề gì, không có nghĩa là mũi 2 vắc xin hoàn toàn an toàn. Mặc dù vậy, tỉ lệ phản vệ đối với vắc xin khá thấp, cho nên các cá nhân cho dù nằm trong diện nguy cơ, cũng nên tuân thủ chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin của bác sĩ [Các lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19].

 
 

 Tóm lại, vắc xin phòng COVID-19 là một trong những tiến bộ của y học ngày nay trước đại dịch đang lan tràn toàn cầu. Đây là vũ khí hữu hiệu nhất của nhân loại trong việc phòng và giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Đây chính là biện pháp chủ động trong cuộc chiến này song song với việc phát hiện, truy vết, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Các phản ứng không mong muốn với các mức độ khác nhau do dùng vắc xin phòng COVID-19 là không tránh khỏi, mặc dù tỷ lệ người tiêm có phản ứng nặng là vô cùng thấp. Tuy nhiên, lợi ích mà nó đem lại là vô cùng lớn lao và là “chiếc áp giáp” hiệu quả hiện nay.

Khánh Mai [ Thực hiện]

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-di-ung-mien-dich-lam-sang-noi-ve-soc-phan-ve-va-vaccine-ngua-covid-19-n192007.html

      Có rất ít trường hợp xuất hiện phản vệ sau tiêm vắc xin Pfizer BioNTech. Sau khi giám sát chặt chẽ trên toàn quốc, MHRA không còn khuyến cáo những người có tiền sử phản vệ với các loại vắc xin khác, thuốc hoặc thực phẩm không nên tiêm vắc xin COVID-19.

     Những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vắc xin COVID-19, không nên tiêm phòng vắc xin này, tuy nhiên, những người dị ứng với các chất khác [như dị ứng thức ăn hoặc penicillin] đều có thể cân nhắc tiêm vắc xin.

     Vắc xin mRNA Pfizer BioNTech và Moderna có chứa polyethylene glycol [PEG]. PEG [hay macrogol] được biết đến là chất có khả năng gây dị ứng thường có mặt trong các loại thuốc, sản phẩn gia dụng và mỹ phẩm. Thuốc có chứa PEG bao gồm một số loại viên nén, thuốc nhuận tràng, thuốc tiêm vào mô chứa steroid và một số sản phẩm nội soi đại tràng. Dị ứng với PEG rất hiếm gặp nhưng chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chứa PEG với người dị ứng chất này. Chưa rõ liệu PEG có phải là nguyên nhân duy nhất gây phản ứng dị ứng ở người có biểu hiện dị ứng toàn thân sau tiêm liều đầu vắc xin Pfizer-BioNTech hay không.

     Đến nay, tỷ lệ phản vệ được báo cáo sau tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca tương đương với tỷ lệ dự kiến của các vắc xin phòng ngừa các bệnh khác. Vắc xin này không chứa PEG nhưng có một hợp chất có liên quan khác là polysorbate 80. Một số người dị ứng với PEG cũng có thể dị ứng với polysorbate 80. Tuy nhiên, polysorbate được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm và thực phẩm, chất này có mặt trong nhiều loại thuốc bao gồm các kháng thể đơn dòng. Một số loại vắc xin phòng cúm [bao gồm các loại chính được sử dụng cho người trên 65 tuổi] có chứa polysorbate 80. Những người đã dung nạp thuốc tiêm có chứa polysorbate 80 có khả năng dung nạp vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Phân tầng bệnh nhân có tiền sử dị ứng để xác định khả năng tiêm vắc xin COVID-19

Bảng 1. Phân tầng bệnh nhân có tiền sử dị ứng để xác định

khả năng tiêm vắc xin COVID-19

Trường hợp tiêm vắc xin như thông thường

Trường hợp đặc biệt thận trọng

Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin

Đặc điểm người tiêm

- Tiền sử phản ứng dị ứng [bao gồm phản vệ] với thức ăn, côn trùng cắn và các thuốc [đã xác định loại thuốc cụ thể gây dị ứng]

- Tiền sử gia đình có người dị ứng

- Tiền sử dị ứng tại chỗ với một loại vắc xin bất kỳ

- Mẫn cảm với thuốc chống viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen

- Bệnh tế bào mast

- Tiền sử phản vệ tức thì với nhiều nhóm thuốc khác nhau, không xác định được tác nhân gây dị ứng [điều này có thể cho thấy dị ứng với PEG]

- Tiền sử phản vệ với vắc xin, chế phẩm kháng thể dùng đường tiêm hoặc thuốc có khả năng chứa PEG [như thuốc tiêm vào mô chứa steroid, thuốc nhuận tràng]

- Tiền sử phản vệ vô căn

- Phản vệ toàn thân với vắc xin COVID-19

- Chống chỉ định với vắc xin COVID-19 mRNA nếu trước đó dị ứng với một loại vắc xin mRNA khác

- Phản ứng dị ứng với thành phần của vắc xin, bao gồm PEG

Thực hiện

Tiêm chủng như thông thường theo Hướng dẫn tiêm chủng tại địa phương

- Trao đổi với chuyên gia dị ứng và xem xét khả năng dị ứng PEG

- Theo dõi bệnh nhân 30 phút sau tiêm nếu tiến hành tiêm chủng

- Một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi nếu điều trị trước bằng thuốc kháng histamin, tuy nhiên điều này có thể che dấu các dấu hiệu ban đầu của phản ứng dị ứng

- Không tiêm vắc xin cho các đối tượng trên

- Trao đổi với chuyên gia dị ứng

     Tất cả những người được tiêm vắc xin Pfizer BioNTech và Moderna cần được giữ lại theo dõi sau tiêm ít nhất 15 phút. Các phương tiện xử trí phản vệ cần phải có sẵn ở tất cả các điểm tiêm chủng. Bệnh nhân bị dị ứng PEG chưa được xác định thường có tiền sử phản vệ khởi phát tức thì không rõ nguyên nhân hoặc phản vệ với với nhiều loại thuốc hoặc phản vệ không rõ nguyên nhân. Những đối tượng này không nên tiêm vắc xin Pfizer BioNTech hoặc Moderna, trừ khi có tư vấn chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Vắc xin AstraZeneca có thể được sử dụng như lựa chọn thay thế [trừ khi có chống chỉ định khác], đặc biệt nếu trước đó người được tiêm dung nạp với vắc xin phòng cúm. Vắc xin nên được tiêm tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị hồi sức [như bệnh viện] và thời gian theo dõi sau tiêm được khuyến cáo 30 phút. Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Anh [BSACI] khuyến cáo những người xuất hiện phản ứng sau tiêm liều đầu vắc xin COVID-19 có thể tiêm liều thứ 2 theo sơ đồ dưới đây:

Hình 1. Sơ đồ quản lý bệnh nhân có tiền sử dị ứng liều đầu vắc xin COVID-19

     Những người không xuất hiện phản ứng dị ứng sau tiêm liều đầu vắc xin COVID-19 có thể tiêm liều thứ 2 ở tất cả các điểm tiêm chủng.

Nguồn: //assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads

/attachment_data/file/1007737/Greenbook_chapter_14a_30July2021.pdf

Điểm tin: DS. Nguyễn Thị Tuyến

Video liên quan

Chủ Đề