Quan điểm thuộc phương pháp luận siêu hình

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Luận điểm thể hiện quan điểm siêu hình là Giải quyết mâu thuẫn bên trong không quan hệ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.

Trắc nghiệm:Luận điểm nào thể hiện quan điểm siêu hình?

A. Sự phân biệt giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối.

B. Giải quyết mâu thuẫn bên trong liên hệ chặt chẽ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.

C. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không quan hệ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không quan hệ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1.Kiến thức cơ bản

Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.

Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó, Triết học Mác – Lênin là giai đoạn phát triển cao nhất, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một khoa học.

⇒ Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể nhưng bao quát hơn, là vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

⇒ Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành TGQ,PPL của khoa học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.

2. Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

3.Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,…

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm:

+ Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

+ Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

4. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới [bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể].

- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học.

- Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau:

Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và biện chứng

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hìnhtrong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình làthế giới quankhoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Xem thêm:

>>> So sánh phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

5. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

- Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

- Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

HomeBài viếtPhương pháp Biện chứng và Phương pháp Siêu hình là gì?

Phương pháp biện chứng và ph­ương pháp siêu hình

Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện t­ợng của thế giới xung quanh ta tồn tại nh­ thế nào?

Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, nh­ng suy đến cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.

*. Ph­ương pháp siêu hình

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái cô lập, tách rời đối t­ợng khỏi các chỉnh thể khác; giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngoài sự vật.

Nh­ư vậy, phư­ơng pháp siêu hình là ph­ơng pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại với một t­ duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại..mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh.. mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".[Sđd, t.20, tr.37].

*. Ph­ương pháp biện chứng

- Nhận thức đối tư­ợng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh h­ởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau.

- Nhận thức đối t­ượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện t­ợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.

Như­ vậy, ph­ương pháp biện chứng là phư­ơng pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, "không chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng".

Phư­ơng pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đ­ợc thể hiện qua ba hình thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật.

- Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả ph­ơng Đông và phương Tây đã thấy các sự vật, hiện t­ợng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Nh­ng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan, ch­a phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

- Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức [ng­ời khởi x­ớng là Cantơ và ng­ời hoàn thiện là Hêghen], lần đầu tiên trong lịch sử t­ duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của ph­ơng pháp biện chứng. Nh­ng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.

 - Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển d­ới hình thức hoàn bị nhất.


Đọc và thảo luận TRIẾT HỌC KỲ THÚ trên Telegram

Video liên quan

Chủ Đề