Quản lý nhà nước về đô thị là gì năm 2024

[VOV2] - Quá trình đô thị hóa cũng như sự phát triển như “nấm sau mưa” của các trung tâm thương mại, các khu đô thị lớn... kéo theo nhu cầu về xây dựng và quy hoạch các công trình kiến trúc cũng phát triển mạnh mẽ...

Quản lý nhà nước về đô thị là gì năm 2024

Sinh viên ngành Quản lý đô thị và công trinh, Khoa Kiến trúc, trường Đại học Kinh doanh và công nghệ HN

Quản lý đô thị và công trình là hoạt động xây dựng và phát triển các chính sách, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị và vùng ven đô, quản lý hạ tầng và môi trường đô thị, chính sách phát triển kinh tế đô thị, và quản lý dự án xây dựng công trình đô thị.

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, chủ nhiệm Khoa Kiến trúc của trường Đại học Kinh doanh và công nghệ HN, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, Quản lý đô thị là một ngành rất cần thiết ở nước ta, đặc biệt là khi tình hình các đô thị hiện nay còn rất nhiều vấn đề khó khăn, những trở ngại trong phát triển đô thị như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, cấp thoát nước, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống chiếu sáng đô thị, cấp điện…

Quản lý đô thị có nhiều nhiệm vụ: quản lý hạ tầng, quản lý về phát triển đô thị, quản lý về thực hiện quy hoạch đô thị, quản lý về cấp phép xây dựng, quản lý về môi trường đô thị và xây dựng công trình... Khi học xong ngành Quản lý đô thị và công trình, các em sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng về quản lý các dự án xây dựng, quản lý tòa nhà.

Cả nước ta hiện nay đang có gần 900 đô thị. Các em tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội việc làm như:

- Làm việc tại Cơ quan quản lý nhà nước hoặc địa phương về hạ tầng kỹ thuật đô thị hoặc là quản lý đô thị. Hiện nay, bất kỳ một địa phương nào cũng có phòng quản lý đô thị từ các cấp trung ương cho đến các cấp địa phương.

- Làm việc tại các doanh nghiệp về các lĩnh vực như hạ tầng kỹ thuật đô thị, tư vấn xây dựng, làm việc cho các nhà thầu xây dựng.

- Tham gia quản lý vệ sinh môi trường ở các địa phương – công việc hiện đang thiếu nhiều nhân lực

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, hiện nay đội ngũ nhân lực tham gia công tác quản lý đô đa phần là chuyển từ lĩnh vực khác sang, không được đào tạo chuyên sâu, bài bản. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng và cải tạo, chỉnh trang đô thị, các khu dân cư nông thôn. Vì vậy, trong vài năm nữa nhu cầu nguồn nhân lực ngành Quản lý đô thị và công trình là rất lớn.

“Các phụ huynh và các thí sinh nên cân nhắc chọn lựa những ngành nghề mà chúng ta học cần thiết cho xây dựng địa phương mà đất nước, không nên đổ xô học những ngành hot sẽ khiến cơ cấu lao động bị lệch” - GS.TS Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

"Hiện nay nhu cầu của các doanh nghiệp với nguồn nhân lực ngành Quản lý đô thị và công trình là rất lớn, nhất là đối với các nhân sự quản lý đô thị tại các khu đô thị lớn thuộc các chủ đầu tư lớn. Trong khu đô thị lớn có rất nhiều công trình, kiến trúc, các biệt thự hoặc là khu cao tầng... Hiện rất cần các nhân sự có chuyên ngành quản lý đô thị cho khu đô thị lớn đó."

Anh Nguyễn Tuấn Việt, Ban quản lý Vinhomes Ocean Park

"Ngành quản lý đô thị không phải là chỉ có Nhà nước thôi mà các tập đoàn người ta cũng cần. Nếu các bạn học sinh mà có sự lựa chọn ngành quản lý đô thị này thì cơ hội việc làm của các bạn rất là lớn."

Chị Mai Huyền Sâm, Viện kiến trúc và quy hoạch, thuộc trường Đại học Xây dựng

Nghe chia sẻ của những người trong cuộc trong Hành trình đến với ngành Quản lý đô thị và công trình ở đây:

https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoat-dong-so-nganh/vi-tri-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-cua-phong-quan-ly-do-thi-31131.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2023_04/anh.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Ngày 3/4/2023, Sở Xây dựng ban hành Công văn số 879/SXD-TTrXD hướng dẫn vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị.

Theo đó, căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thành phố, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Quản lý đô thị có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã, thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải trên địa bàn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND thị xã, thành phố và theo quy định của pháp luật.

Đối với lĩnh vực khác thuộc Phòng Quản lý đô thị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng.

2. Phòng Quản lý đô thị có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND thị xã, thành phố; chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thị xã, thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải).

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

*Về lĩnh vực thuộc ngành xây dựng

1. Trình UBND thị xã, thành phố: dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị.

2. Trình Chủ tịch UBND thị xã, thành phố dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thị xã, thành phố theo phân công.

3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các văn bản khác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.

4. Tham mưu, giúp cho UBND thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.

5. Tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố thực hiện lập quy chế quản lý kiến trúc, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị theo phân công, phân cấp và ủy quyền của UBND cấp tỉnh, cấp thị xã, thành phố.

6. Tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.

7. Thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn.

9. Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thị xã, thành phố phê duyệt, hoặc tổ chức lập để UBND thị xã, thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

10. Tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở trên địa bàn.

11. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý kiến trúc, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.

12. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định về hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh, cấp thị xã, thành phố.

13. Tham mưu, giúp UBND thị xã, thành phố quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

15. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

16. Kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật lĩnh vực quản lý của Phòng, báo cáo UBND thị xã, thành phố xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thị xã, thành phố.

17. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thị xã, thành phố, Sở Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

18. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thị xã, thành phố.

19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thị xã, thành phố.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND thị xã, thành phố và theo quy định của pháp luật.

*Về lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải

1. Trình UBND thị xã, thành phố

  1. Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn;
  1. Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị;
  1. Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
  1. Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh;

đ) Dự thảo quyết định phân loại đường huyện, đường xã theo quy định của pháp luật.

2. Trình Chủ tịch UBND thị xã, thành phố dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thị xã, thành phố theo phân công.

3. Tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do cấp thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý.

5. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của UBND thị xã, thành phố.

7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn.

8. Giúp UBND thị xã, thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thị xã, thành phố.

9. Giúp UBND thị xã, thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật.

10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

11. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thị xã, thành phố.

12. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về giao thông vận tải và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.

13. Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thị xã, thành phố và Sở Giao thông vận tải.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế công chức; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thị xã, thành phố.

15. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thị xã, thành phố.

16. Thực hiện nhiệm vụ khác về giao thông vận tải do UBND thị xã, thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật./.

Khái niệm quản lý đô thị là gì?

Quản lý đô thị là loại hình lao động đặc biệt nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của đô thị. Chính vì vậy hoạt động quản lý đô thị mang tính quyết định cho sự phát triển của mỗi đô thị và của cả mạng lưới đô thị toàn quốc.nullQuản lý đô thị - Nhà Xuất Bản Xây Dựngnxbxaydung.com.vn › quan-ly-do-thi-b5861null

Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là gì?

Quản lý quy hoạch đô thị được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững, hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các cá ...nullHoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay ở Việt Namvjol.info.vn › index.php › tcxd › article › downloadnull

Quản lý đô thị và công trình ra trường làm gì?

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý đô thị và công trình có thể đảm nhận các vị trí như lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, v.v… trong các tổ chức công lập và dân lập theo các lĩnh vực Quản lý đô thị, Quản lý phát triển và vận hành đô thị, quản lý bất động sản, công trình, v.v…nullNgành Quản lý đô thị và công trình - Bộ môn quản lý dự án - UTCqlda.utc.edu.vn › nganh-quan-ly-do-thi-va-cong-trinh-2null

Quản lý đô thị và công trình lượng bao nhiêu?

Chuyên Viên Quản Lý Đô Thị Mức Lương 15-25 Triệu/ Tháng.nullChuyên Viên Quản Lý Đô Thị Mức Lương 15-25 Triệu/ Tháng - TopCVwww.topcv.vn › chuyen-vien-quan-ly-do-thi-muc-luong-15-25-trieu-thangnull