Riết quen là gì

Kinh tế số bây giờ không phải là một sự lựa chọn, mà là một con đường chúng ta phải đi, hoặc sẽ bị bỏ lại phía sau. Đừng ngại ngùng tiếp cận với cái mới, bởi riết rồi cũng sẽ quen thôi...

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Riết quen là gì
COVID-19 đã khiến nhiều người buộc phải làm quen với hình thức mua hàng, thanh toán trực truyến. Ảnh minh họa

Vào cuối tháng 7, khi Thủ đô Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, mọi người đều hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Việc đi chợ cũng chỉ được giới hạn theo ngày dưới dạng các phiếu đi chợ, vì vậy mà cách thức mua sắm của nhiều người dân cũng phải thay đổi. Khi cách thức mua sắm truyền thống bị hạn chế, nhiều người buộc phải dần làm quen với việc mua hàng, thanh toán trực tuyến.

Anh Trần Dũng, một người dân sống tại Phường Đồng Tâm, Hà Nội chia sẻ: “Trước đây mình gần như chả bao giờ mua hàng online cả, order đồ ăn cũng toàn đặt ké đồng nghiệp. Nhưng mà hồi giãn cách, có mấy thứ cần mua mà lại không ra ngoài được nên cũng phải tự mò mà đặt mua qua mạng.”

Không chỉ người trẻ, mà cả những người lớn tuổi cũng phải mày mò học sử dụng những thứ “công nghệ mới”, những thứ vốn mà người ở lứa tuổi này thường rất ngại tiếp cận.

Bà Hương, người dân sống tại Phường Yên Phụ chia sẻ: “Trước đóng hóa đơn điện nước toàn có người đến nhà thu, hoặc mình tự ra vinmart đóng. Nhưng mà hồi dịch cũng ngại ra ngoài vì lúc đó chưa tiêm đủ mũi vaccine, nên tôi cũng nhờ con cháu nó chỉ cho cách đóng tiền bằng ứng dụng trên điện thoại”.

Theo khảo sát gần đây của Tập đoàn dịch vụ tài chính Visa, người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến để thích ứng với đại dịch COVID-19. Số lượng giao dịch thanh toán tiền mặt trung bình trước thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 là 6,8/10 lần giao dịch và hiện nay đã giảm xuống còn 5,4 lần. 

Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng khá phổ biến trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Lazada, Tiki, Shopee... Chỉ với vài thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại, mức giá cạnh tranh cùng nhiều đợt khuyến mãi, thói quen mua sắm của rất nhiều người đã thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết: “Sự thay đổi về cách tiếp cận của người mua cũng như là người bán trong lĩnh vực thương mại điện tử đã không còn là một cái gì đó gọi là một kênh bán hàng “có hay không có cũng được”, mà nó trở nên rất quan trọng.”

Riết quen là gì
COVID-19 phần nào đã thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Ảnh minh họa

Có thể nói, bối cảnh dịch COVID-19 dù gây nên sự đứt gãy của các hoạt động kinh tế truyền thống, nhưng đã tạo ra chất xúc tác cho nền kinh tế số phát triển. Trước đây, dù đã có định hướng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi và phát triển nền kinh tế số, nhưng tốc độ thực hiện chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn ở mức chậm, nếu không muốn nói là ì ạch. 

Nhưng từ năm 2020, theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2020, trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu và khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt mức dương 16% - cao nhất khu vực ASEAN. Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019  và 14 tỷ USD năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỷ USD.

Vì vậy, có thể nói COVID-19 đã phần nào đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế số và thương mại điện tử tại Việt Nam, cũng như toàn cầu. Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng trong thời gian dịch này cũng làm cho tiến độ phát triển thương mại điện tử từ người bán cho đến người mua cũng có thể rút ngắn lại được 1-2 năm so với kế hoạch của chúng tôi đến năm 2025.”

Trước những diễn biến vẫn còn phức tạp của dịch COVID-19, dự báo trong năm 2022 và những năm tới, kinh tế số sẽ còn đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Những khái niệm như Big data, trí tuệ nhân tạo AI, hay blockchain đang dần trở nên quen thuộc, đi cùng đó là sự xuất hiện của những nền tảng công nghệ mới, điển hình như vũ trụ ảo Metaverse.

Thời gian sắp tới sau đại dịch sẽ là cả một bức tranh hoàn toàn thay đổi, theo ông Nguyễn Ngọc Dũng: “Tất cả những cái gì chúng ta dự đoán sẽ không còn như mong muốn cũng như chúng ta đang tính toán. Chúng ta ngồi đây chúng ta họp hoàn toàn là trực tuyến, cũng giống như các phụ huynh cùng học với con cái trực tuyến. Tất cả những bà nội trợ cũng đã biết cách như thế nào để dùng app để đặt hàng, để đi chợ hộ, biết như thế nào là combo, biết mua như thế nào, thanh toán ra làm sao. tất cả mọi người chúng ta cùng tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử.”

Nhưng niềm vui của du khách có phần... chưa trọn vì phải... bịt mồm, nhắm mắt khi đi qua đoạn đường đau khổ dài 7 km. Số là lộ trình của đoàn du lịch đi qua Thủ Đức, cắt ngang xa lộ Xuyên Á tới Dĩ An, qua Cầu Hang lên Bửu Long. Nhưng khi đến đoạn đường từ ngã tư Bình Thung đến Cầu Hang thì đường sá ngổn ngang đất đá, khói bụi mịt mù, ngồi ô tô mà... “tưng tưng” như ngồi xe ngựa! Càng khổ hơn, nhiều vị khách không chịu được máy lạnh cộng thêm đường xóc đành phải mở cửa kính xe cho thoáng. Thế là sau hành trình 7 km “đau khổ” đó, trên gương mặt tất cả du khách đã “bắt bụi” trắng xóa.Hỏi người dân ven đường khi dừng xe chụp ảnh thì được biết đoạn đường này là “phần chung” của 3 địa phương TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai. Cũng vì cảnh “cha chung không ai khóc” nên mới ra nông nỗi này. Bà con còn nói tỉnh bơ: “Mấy anh là khách đi qua một chút mà ăn thua gì, tụi tôi sống cả đời ở đây nên gặp cảnh này hoài. Riết rồi... cũng quen”. Khách Việt kiều thì lắc đầu. Khách nước ngoài do không hiểu tiếng Việt (tôi “né” không thông dịch mấy câu này) nên chỉ biết mau mau leo lên xe đi cho nhanh.

“Riết rồi quen” kiểu này thì... riết rồi du khách sẽ chàoViệt Nam sớm!

Huy Cường