Sắt vô cơ là gì

Sắt hữu cơ có vai trò gì đối với cơ thể mỗi người. Vai trò của sắt và bà bầu dùng sắt hữu cơ thế nào mới chuẩn khoa học. Bạn hãy chú ý nội dung dưới đây nhé.

  • Vai trò của sắt trong  cơ thể mẹ bầu
  • Bằng cách nào để biết mình đang thiếu sắt?
  • Sắt hữu cơ và sắt vô cơ cái nào tốt hơn?
  • Tại sao phụ nữ mang thai cần sắt?
  • Bổ sung sắt hữu cơ cho mẹ bầu như thế nào?

Vai trò của sắt trong  cơ thể mẹ bầu

Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng các chất như sắt trong cơ thể mẹ bầu tăng rất cao. Với một chế độ ăn không đáp ứng được nhu cầu sắt cho phụ nữ ở giai đoạn mang thai dẫn đến cơ thể mẹ thiếu sắt.

Thiếu sắt là một dạng thiếu máu phổ biến xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt. Nó là một khoáng chất có trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt bò, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây khô. Nó tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể.

Sắt vô cơ là gì
Sắt hữu cơ cho bà mẹ mang thai giúp ngăn ngừa thiếu máu 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều hơn 30% dân số toàn cầu là thường xuyên thiếu máu. Trong đó, nguyên nhân hầu hết các trường hợp do thiếu sắt. Đối với người trưởng thành từ 19-50 tuổi, Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị nên bổ sung 8 mg sắt hàng ngày cho nam giới và 18 mg cho phụ nữ, tăng lên 27 mg khi mang thai .

Do thiếu sắt, cơ thể sản xuất không đủ lượng huyết sắc tố – một loại protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và thiếu năng lượng, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh và da nhợt nhạt. Nặng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác trên các cơ quan của thai nhi trong bụng mẹ.

Bằng cách nào để biết mình đang thiếu sắt?

Có nhiều triệu chứng biểu hiện của nồng độ sắt thấp và chúng khác nhau ở mỗi người. Một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất tương tự như các triệu chứng mang thai. Các tín hiệu mà cơ thể bạn có thể không nhận đủ chất sắt có thể bao gồm:

– Mệt mỏi, xanh xao, da và niêm mạc nhợt nhạt
– Nhức đầu, chóng mặt thường xuyên
– Khó thở
– Hay run tay chân
– Rụng tóc hoặc tóc mỏng

Để chắc chắn hơn, bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra mức độ chất sắt của bạn. Vì những dấu hiệu trên chỉ là điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Có những trường hợp, thiếu máu âm ỉ, không triệu chứng nhưng về lâu dài, đến thời điểm bục phát nó sẽ có những biến chứng nhanh và nguy hiểm.

Sắt hữu cơ và sắt vô cơ cái nào tốt hơn?

Có 2 loại sắt: vô cơ và hữu cơ cho phụ nữ mang thai. Hầu hết thuốc sắt ở dạng vô cơ. Chúng sẽ phổ biến, rẻ và khá dễ dùng cho mọi người. Tuy nhiên, nó sẽ khó hấp thu và dễ lắng đọng nếu dùng không đúng cách. Sắt hữu cơ là sự lựa chọn hợp lý nhất cho bà bầu.

Sắt vô cơ: là dạng muối sắt với gốc muối vô cơ. Với ưu điểm hàm lượng sắt trong công thức cao và khả năng giải phóng nhanh. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này dẫn đến lượng sắt trong máu tăng cao do sự chênh lệch lớn nồng độ ion sắt trong và ngoài màng tế bào ở ruột.

Điều này gây lắng cặn sắt ở đường tiêu hóa và gây ra các tác dụng phụ ở ruột, dạ dày, bàng quang,… Một số tác dụng phụ điển hình của sắt gây ra như: táo bón, nóng trong người, cặn bàng quang,…

Sắt vô cơ là gì
Sắt hữu cơ hạn chế tác dụng phụ hơn sắt vô cơ

Sắt hữu cơ: là dạng sắt phù hợp cho mọi lứa tuổi với độ an toàn và hiệu quả của chúng. Loại sắt hữu cơ có khả năng hấp thu tốt, hạn chế sự lắng đọng ở các cơ quan và có thể tự giải phóng ra ngoài cơ thể nếu thừa.

Điều này chính là ưu điểm nổi bật của dạng sắt này. Vì vậy, các bà bầu hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ để bổ sung nhé.

Tại sao phụ nữ mang thai cần sắt?

Giai đoạn mang bầu, các bác sĩ luôn khuyến các bổ sung sắt bởi:

– Phụ nữ mang thai là một trong những nhóm lớn nhất trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi thiếu sắt. Nó rất quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và sự phát triển của thai nhi.

– Thiếu sắt có thể đặc biệt có hại cho các bà mẹ và con của họ. Phụ nữ cần nhiều chất sắt hơn trong thai kỳ để tạo máu bổ sung cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và nhau thai.

– Khi mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ tăng cao đáng kể. Đạt được và duy trì lượng sắt lành mạnh trong suốt thai kỳ cũng giúp chuẩn bị cho cơ thể bạn mất máu khi chuyển dạ và nhiều sữa sau sinh. Ảnh hưởng của thiếu sắt trong thai kỳ và cho con bú từ nhẹ (khó chịu), đến trung bình (trầm cảm sau sinh), đến nghiêm trọng (nguy cơ tử vong cao hơn).

– Sắt cũng hỗ trợ hoạt động của một loại protein rất quan trọng cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Phụ nữ mang thai cần sản xuất đủ hormone tuyến giáp để bộ não của trẻ phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Bổ sung sắt hữu cơ cho mẹ bầu như thế nào?

Khi mang thai, phụ nữ nên tiêu thụ 27mg sắt hữu cơ mỗi ngày. Bà bầu có thể bổ sung sắt hữu cơ bằng cách:

– Ăn thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu như thịt, gà, cá, trứng, đậu khô và ngũ cốc tăng cường. Dạng sắt trong các sản phẩm thịt, được gọi là heme, dễ hấp thu hơn sắt trong rau. Tăng lượng thịt bạn tiêu thụ là cách dễ nhất để tăng lượng sắt hữu cơ dễ hấp thu.

– Ăn thực phẩm có nhiều axit folic, như đậu khô, rau lá xanh đậm, mầm lúa mì và nước cam.

– Ăn thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam và rau sống, tươi.

– Nấu ăn bằng nồi gang có thể bổ sung thêm tới 80% chất sắt vào thức ăn của bạn.

– Sử dụng các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng chứa sắt hữu cơ là biện pháp bổ sung chủ động và hiệu quả nhất khi chế độ ăn của mẹ bầu không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhất là đối với các mẹ ốm nghén, không ăn uống được.

Tóm lại, Sắt hữu cơ là cần thiết cho mẹ bầu trong mọi giai đoạn từ trước sinh, mang thai kể cả sau khi sinh. Hãy chú ý đến nhu cầu sắt của bạn để tránh tình trạng thiếu máu liên tục sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Chúc các mẹ luôn vui vẻ và mạnh khỏe.