Sau Khi ra đời năm 19293 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã cơ hoạt động như thế nào

Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a] Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn [2 - 1925].

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

b] Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại [Xiêm].

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị

+ Ra báo Thanh niên [6 - 1925] làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập raHội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

c]Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.=> thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển.

+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Video tư liệu về sự ra đời của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

2. Tân Việt Cách mạng đảng [giảm tải]

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a] Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lậpViệt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b] Chương trình hành động

-Chương trình hành động:“Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Được chia thành 4 thời kỳ: cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

-Chủ trương:tiến hành cách mạng bằng bạo lực, giác ngộ lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kỳ còn ở Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể.

c] Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái [9/2/21930]

=> Nhận xét:

- Ý nghĩa:Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

- Vai trò lịch sử:VNQDĐ với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Video tư liệu về Việt Nam quốc dân Đảng

4. Mở rộng:Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam là do Việt Nam thiếu đi một cơ sở kinh tế - xã hội đủ mạnh để cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi.

- Về kinh tế, sự du nhập không hoàn toàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

- Về xã hội, giai cấp tư sản lại có thế lực kinh tế nhỏ yếu, địa vị chính trị thấp nên không thể đủ sức lãnh đạo cách mạng.

ND chính

- Những nét chính về sự thành lập, tổ chức, hoạt động, sự phân hóa,... củaba tổ chức cách mạng ở Việt Nam.

- Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Sơ đồ tư duySự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

Loigiaihay.com

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    Tóm tắt mục II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 12

  • Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập Bài 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

Mục IV

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

* Bối cảnh:

- Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ.

=> Đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.

* Ọuá trình ra đời:

- Trong nội bộ củaHội Việt Nam Cách mạng Thanh niênđã hình thành tổ chức cộng sản:

+ Đông Dương Cộng sản đảng [tháng 6-1929]:Tổ chức của những đảng viên tiên tiến ở Bắc Kì.

+ An Nam Cộng sản đảng [8-1929].Các đảng viên còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Kì.

- Bộ phận tiên tiến củaTân Việt Cách mạng đảng [từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên] đã thành lậpĐông Dương Cộng sản liên đoàn[9-1929].

* Ý nghĩa:

- Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.

ND chính

Tóm tắt những nét chính: Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929: bối cảnh, quá trình ra đời và ý nghĩa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

    Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

  • Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 đã có những điểm mới nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 65 SGK Lịch sử 9

  • Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 65 SGK Lịch sử 9. Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

  • Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 67 SGK Lịch sử 9

  • Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 68 SGK Lịch sử 9

AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG - MỘT TRONG NHỮNG TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, tại Nam kỳ, do sự phân hóa của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội [VNTNCMĐCH], một số chi bộ của An Nam Cộng sản đã được thành lập tại một số tỉnh Nam Kỳ trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1929. Ngày 7/11/1929, Ban “Lâm thời chỉ đạo” của tổ chức An Nam Cộng sản được thành lập, đến ngày 15/11/1929 Ban “Lâm thời chỉ đạo” chuyển thành Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng, đóng trụ sở tại Sài Gòn, gồm các đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyễn Nghĩa [Nguyễn Thiệu], Ung Văn Khiêm, Đỗ Quảng, Huỳnh Quảng, do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Từ đó, ngày 15/11/1929 được xem là thời điểm chính thức thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
Ngày đăng : 28/01/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Sự hình thành tổ chức và mục tiêu theo đuổi của An Nam Cộng sản Đảng

Ngày 1/5/1929, VNTNCMĐCH đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất họp ở Hương Cảng [Trung Quốc], trong Đại hội này đã dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ của VNTNCMĐCH, theo đó đa số đại biểu đều tán thành thành lập ngay Đảng Cộng sản ở nước ta, còn một số đại biểu khác lại chủ trương hãy tạm thời giữ lại tổ chức cũ của VNTNCMĐCH, rồi thành lập Đảng Cộng sản sau. Bởi vậy, sau Đại hội, một số thanh niên trong Tổng bộ VNTNCMĐCH [đ/c Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm] tại Hương Cảng đã thành lập nên “Hội trù bị tổ chức Đảng Cộng sản”. Hội này thành lập không được bao lâu thì các đồng chí phụ trách Hội ở trong nước bị bắt, vì vậy trên thực tế, Hội này chưa có đóng góp cụ thể nào. Cho đến hết tháng 7/1929, những phần tử cấp tiến nhất trong Tổng bộ VNTNCMĐCH vẫn kiên trì quan điểm duy trì tổ chức cũ, triệu tập Đại hội để chỉnh đốn và cần có thời gian ít nhất là một năm để vận động và thành lập chính đảng mới.

Các chi bộ An Nam Cộng sản được thành lập:

Tháng 8/1929, đồng chí Hồ Tùng Mậu thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, chắp nối đường dây liên lạc với phong trào cách mạng trong nước. Đến tháng 9/1929, các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn Liêm chỉ đạo việc thành lập các chi bộ An Nam Cộng sản. Việc thành lập các chi bộ An Nam Cộng sản được xem là giải pháp tình thế lúc bấy giờ, mục đích cuối cùng của các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn Liêm là tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai tổ chức cộng sản [An Nam Cộng sản và Đông Dương Cộng sản Đảng] ở nước ta lúc bấy giờ nhằm thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất.

Tháng 10/1929, đoàn đại biểu của An Nam Cộng sản ở Nam Kỳ cùng với đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng gặp nhau ở Hương Cảng [Trung Quốc] bàn việc hợp nhất. Tuy nhiên, sau hơn 1 tuần lễ bàn bạc, trao đổi ở Hương Cảng, cuộc gặp gỡ không mang lại kết quả gì, hai nhóm cộng sản đều có chung mong muốn, con đường đi tới vẫn là con đường hợp nhất, tuy nhiên cần có thời gian để suy nghĩ, bàn bạc thêm trong nội bộ tổ chức mình.

Ban “Lâm thời chỉ đạo” tiền thân của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời An Nam Cộng sản Đảng ra đời:

Tháng 11/1929, An Nam Cộng sản Đảng thoát ly hoàn toàn với VNTNCMĐCH để thúc đẩy nhanh sự thống nhất giữa các lực lượng cách mạng. Trong cuốn hồi ký của đồng chí Nguyễn Nghĩa [đại biểu cấp tiến của An Nam Cộng sản] có viết: Sau cuộc Hội nghị hợp nhất không thành, An Nam Cộng sản thấy rằng, nếu mình không có một tổ chức thật mạnh mẽ thì cũng khó mà bàn chuyện hợp nhất một cách đường hoàng với Đông Dương Cộng sản Đảng … vì vậy thay vì chỉ gọi là các chi bộ An Nam Cộng sản như từ trước đến nay thì phải thành lập ngay một Ban Lãnh đạo chung đóng trụ sở tại Sài Gòn và lấy tên là “Lâm thời chỉ đạo”.

Ngày 7/11/1929, Ban “Lâm thời chỉ đạo” của An Nam Cộng sản ra đời gồm các đồng chí: Châu Văn Liêm, Nguyễn Nghĩa, Ung Văn Khiêm, Đổ Quảng, Huỳnh Quảng. Ban “Lâm thời chỉ đạo” này chỉ chỉ đạo các tổ chức ở trong nước, còn các đồng chí ở Hương Cảng vẫn tổ chức một chi bộ đặc biệt của An Nam Cộng sản, chi bộ đặc biệt của An Nam Cộng sản ở Hương Cảng chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi mặt về đường lối, chủ trương của Ban “Lâm thời chỉ đạo” ở trong nước. Chi bộ đặc biệt của An Nam Cộng sản ở Hương Cảng xuất bản tờ báo “Đỏ” để tuyên truyền và chủ trì Nội san lý luận lấy tên là “Bôn – sơ – vích” để đối đáp lại những lý luận của Đông Dương Cộng sản Đảng. Ban “Lâm thời chỉ đạo” chỉ chỉ đạo công việc hàng ngày và lúc cần ý kiến thì viết thư cho các đồng chí ở Chi bộ Hương Cảng và thường xuyên báo cáo tình hình với chi bộ ấy.

Ban “Lâm thời chỉ đạo” chỉ hoạt động trong một thời gian rất ngắn thì Đông Dương Cộng sản Đảng tuyên bố chỉ liên hệ với Đảng chứ không liên hệ với các cá nhân, trước tình hình đó, ngày 15/11/1929, Chi bộ đặc biệt của An Nam Cộng sản ở Hương Cảng [Trung Quốc] đã về nước và nhanh chống chuyển Ban “Lâm thời chỉ đạo” thành An Nam Cộng sản Đảng và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Từ đó, ngày 15/11/1929 được xem là ngày thành lập tổ chức An Nam Cộng sản Đảng, cũng từ thời điểm này, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng đã xây dựng được mối quan hệ.

Như vậy từ những diễn biến của phong trào cách mạng trong nước sau các chặng đường thành lập: “Hội trù bị tổ chức Đảng Cộng sản” - “Các chi bộ An Nam Cộng sản” - Ban “ Lâm thời chỉ đạo”. An Nam Cộng sản Đảng đã chính thức ra đời vào ngày 15/11/1929 do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư, đảm nhận trọng trách thống nhất các tổ chức Cộng sản ở nước ta lúc đó. Từ khi thành lập đến khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam Cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam Cộng sản Đảng đã thành lập được Tổng công Hội Nam kỳ bao gồm nhiều công hội xí nghiệp, công hội thợ thủ công.

An Nam Cộng sản Đảng ra đời đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong công nhân, nông dân, phát động phong trào đấu tranh chống khủng bố, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Kỳ, giữ vai trò lớn trong vận động tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào Mùa Xuân năm 1930, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam, kỷ nguyên Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Châu Minh

Tài liệu tham khảo:

  1. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982.
  2. Trần Giang, An Nam Cộng sản Đảng thành lập từ bao giờ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9, tháng 9-1996.
  3. Khổng Đức Khiêm, Một số tư liệu về An Nam Cộng sản Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2, tháng 2 -1998.

Lê Thùy Trang
Lần xem: 21222
Go top

Video liên quan

Chủ Đề