So sánh công nghệ mạng cáp quang aon và gpon năm 2024

So sánh giữa AON và GPON, hiện tại việc dùng internet cáp quang đã khá là phổ biến ở Việt Nam. Bài viết này sẽ là một vài đặc điểm của hai công nghệ chính là AON và GPON. Việc không ngừng phát triển của các dịch vụ trực tuyến như game, hdtv…Đã khiến nhu cầu băng thông của người dùng ngày càng tăng và tốc độ cáp đồng truyền thống trong tương lai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Chính vì thế mà trong tương lai không chỉ doanh nghiệp cần tốc độ. Mà cả người dùng gia đình cũng sẽ cần, nhất là khi giá thành ngày càng rẻ.

AON và GPON có những đặc điểm gì?

AON (Active Optical Network – mạng cáp quang chủ động) là kiến trúc mạng điểm – điểm (point to point). Thông thường mỗi thuê bao có một đường cáp quang riêng chạy từ thiết bị trung tâm (Access Node) đến thuê bao (FTTH – Fiber to the Home). Cáp AON có nhiều ưu điểm như:

Tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ lặp (repeater)). Tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén (eavesdropping) trên đường truyền gần như là không thể), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần, dễ xác định lỗi… Tuy nhiên, công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do: việc vận hành các thiết bị trên đường truyền đều cần nguồn cung cấp, mỗi thuê bao là một sợi quang riêng, cần nhiều không gian chứa cáp … Mọi người có nhu cầu lắp đặt cáp quang viettel Nghệ An liên hệ: 0961 691 777

So sánh công nghệ mạng cáp quang aon và gpon năm 2024

PON (Passive Optical Network) là kiến trúc mạng điểm – nhiều điểm (point to multipoint). Để giảm chi phí trên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32 – 64 thuê bao). Splitter không cần nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON.

Cáp quang GPON là chuẩn mạng trong công nghệ mạng chuẩn PON (Passive Optical Network). PON được biết dưới tên tiếng Việt: MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG. Đây là mô hình kết nối mạng theo kiểu kết nối: Điểm – Đa điểm, trong đó các thiết bị kết nối giữa nhà mạng Viettel và khách hàng sử dụng các bộ chia tín hiệu quang (Spliter) thụ động (không dùng điện).

Ngoài cáp quang GPON còn có các chuẩn mạng APON, EPON, GE-PON. GPON là viết tắt của từ (Gigabit-capable Passive Optical Networks) hay MẠNG QUANG THU ĐỘNG TỐC ĐỘ GIGABIT. Đó cũng là đặc điểm nổi trội nhất của GPON. Với tốc độ Download 2.5 Gbps và Upload 1.25 Gbps khi so sánh với công nghệ AON chỉ có 100 Mbps cả chiều Upload và Download thì đây là sự chênh lệch đáng kể. Gấp 10 đến 20 lần.

So sánh công nghệ mạng cáp quang aon và gpon năm 2024

Công nghệ cáp quang AON là 1 trong những công nghệ của FTTH (Mạng truyền dẫn bằng cáp quang) có đường truyền băng thông lớn, tốc độ nhanh và có sự ổn đinh cao. AON có cấu trúc point to point, điểm truy cập điểm hay còn gọi là mạng cáp quang chủ động, đường truyền được cung cấp trực tiếp đến nơi khách hàng yêu cầu sử dụng. Công nghệ mạng quang AON có những đặc điểm sau: Ưu điểm + Đường dây truyền mạng từ nhà cung cấp đến khách hàng lên đến 10km. + Bảo mật tuyệt đối. + Vì 1 đường truyền nên dễ xác đinh sự cố khi bị gián đoạn. + Dễ dàng nâng cấp băng thông. Nhược điểm + Thông qua bộ chuyển tín hiệu từ quang sang điện rồi mới từ nhà cung cấp chính truyển xuống cho khách hàng phải mất đến 2 vòng sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn của hệ thống mạng FTTx. + Xử lí đồng thời nhiều điểm truy cập mạng tốc độ cao cùng lúc đến thiết bị chuyển mạng dẫn đến nhiều rủi ro về đường truyền. + Nhiều điểm truy cập cùng lúc dẫn đến khó khăn không đáp ứng được. + Tốc độ đường truyền toàn mạng thấp chỉ từ 100 Mbps đến 1 Tbps. + Vẫn còn hạn chế về thiết bị chuyển mạch.

So sánh công nghệ mạng cáp quang aon và gpon năm 2024

Bảng so sánh hai công nghệ cáp quang GPON và cáp quang AON

Bảng so sánh hai công nghệ Công nghệ AON PONBăng thông trên mỗi thuê bao 100Mbps – 1Gbps 2,5Gbps/1,25Gbps nếu không dùng splitter, triển khai theo mô hình điểm – điểm, tuy nhiên thường chia thành 1:32 (78Mbps) hay 1:64 (39Mbps). Tăng băng thông tạm thời cho thuê bao (cần sao lưu dự phòng máy chủ, chẳng hạn) Đơn giản Phức tạp Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi ít Nhiều Thời gian xác định lỗi Nhanh Chậm hơn Khả năng bị nghe lén Rất thấp Cao Độ tin cậy của đường cáp đến thuê bao Cao do tùy mô hình khách hàng có thể được kết nối theo dual-homing (có 2 đường truyền khác nhau), vòng tròn (ring) hay 2 kết nối Thấp, không có phương án 2 kết nối trên một PON Chi phí triển khai Cao do mỗi thuê bao là một sợi quang riêng Thấp vì sợi quang từ OLT sẽ được chia sẻ cho nhiều thuê bao qua bộ chia thụ động (passive splitter) Chi phí vận hành Cao các thiết bị như Access Node cần cấp nguồn và kích thước cũng lớn, yêu cầu không gian. Không gian cho cáp cũng cần nhiều. Thấp do OLT kích thước nhỏ và passive splitter không cần nguồn. Phục vụ khoảng 8000 thuê bao chỉ cần không gian của một tủ rack Chi phí nâng cấp Thấp, do đặc tính điểm đến điểm nên việc nâng cấp băng thông đơn giản, chẳng hạn chỉ cần thay thiết bị đầu cuối (CPE) Cao do một toàn bộ thuê bao trong một dây PON (từ OLT qua splitter đến người dùng) phải được nâng cấp.

Tìm hiểu thêm:

– Lắp mạng Viettel tại Hà Nội

– Truyền hình cáp Viettel