So sánh độ bền ssd và hdd

Bạn đang có nhu cầu nâng cấp ổ cứng laptop máy tính của mình nhưng lại đang băn khoăn SSD và HDD cái nào tốt hơn. Đối với những người dùng cơ bản là học sinh, sinh viên là việc sử dụng một chiếc laptop máy tính với dung lượng bộ nhớ đủ lớn cũng cần thiết, chứ không phải riêng những người dùng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi có nhu cầu nâng cấp ổ cứng thì nên chọn ổ cứng SSD hay ổ cứng HDD thì không phải ai cũng có thông tin kiến thức để hiểu rõ. Vì vậy, ở bài viết này, hãy cùng Điện Thoại Vui so sánh sự khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD loại nào tốt hơn ở các yếu tố tốc độ, dung lượng, nguyên lý hoạt động.

So sánh ổ cứng SSD và HDD – Khác biệt cơ bản

Ổ cứng HDD được viết tắt của từ Hard Disk, là ổ cứng. Ý tưởng về ổ cứng HDD được Jacob Robinow phát minh tại sự kiện NBS năm 1956. Sau đó gã khổng lồ công nghệ IBM đã phát triển và thương mại hoá với model HDD đầu tiên là model 350.

Còn ổ cứng SSD là viết tắt của Solid State Drive, phiên bản SSD đầu tiên được StorageTeK phát minh vào năm 1978. Sau đó, SSD với công nghệ bộ nhớ Flash cải tiến được giới thiệu lần đầu bởi Western Digital vào năm 1989. Ổ cứng SSD rất mỏng và rất nhẹ, còn ổ cứng HDD lại có vẻ có kích thước to hơn.

So sánh ổ cứng SSD và HDD – nguyên lý hoạt động, độ ồn

Một khác biệt lớn cần phải nhắc đến khi so sánh ổ cứng SSD và HDD chính là nguyên tắc hoạt động của hai loại ổ cứng này.

Ổ HDD có đĩa quay và kim trong ở đọc ghi, dò dữ liệu trên đĩa khi máy tính hoạt động. Cụ thể hơn, trên bề mặt ổ đĩa HDD là dữ liệu, còn kim sẽ là bộ phận dò dữ liệu, giống cách hoạt động của của CD.

SSD không có các thành phần di chuyển để đọc ghi dữ liệu. Đơn giản hơn, ổ cứng SSD giống như USB, ổ cứng SSD sử dụng chip NAND Flash tiêu tốn rất ít điện năng. Phương thức hoạt động không phải như kiểu vật lý như ổ HDD. Ở ổ cứng SSD, khi tìm truy xuất dữ liệu thì hoạt động chỉ có dòng điện chạy qua để để truy xuất đúng dữ liệu cần.

So sánh ổ SSD và HDD về tốc độ đọc ghi dữ liệu

Như đã nói ở trên, SSD có thể mang lại tốc độ đọc / ghi tốt hơn nhiều so với ổ cứng HDD. Vì thật sự sự khác biệt lớn về kỹ thuật giữa SSD và HDD. Chức năng của SSD trên bộ nhớ flash trong khi HDD ghi vào đĩa vật lý. Những khác biệt kỹ thuật này đảm bảo rằng HDD không thể cạnh tranh với SSD về tốc độ.

Một ổ cứng HDD điển hình sẽ có tốc độ đọc/ghi 80-160MB/s. Mặt khác, một ổ SSD thông thường sẽ cung cấp tốc độ đọc / ghi từ 200 MB/s đến 550 MB/s.

Sự phân mảnh dữ liệu giữa ổ cứng SSD và HDD

Về mặt phân mảnh dữ liệu, ổ HDD có hoạt động tốt hơn với hững tập tin lớn, những đầu đĩa có thể bắt đầu và kết thúc trong 1 chuyển động liên tục. Tuy nhiên, với những tập tin nhỏ và rất nhỏ thì lúc này ổ HDD sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin khi bạn mở một ứng dụng nào đó lên.

Trong khi đó, ổ cứng SSD thì không quan tâm nơi dữ liệu được lưu trữ ở đâu trên bộ nhớ, vì cơ cấu hoạt động dựa trên chip NAND Flash của mình bởi không có đầu đọc vật lý.

Độ bền – SSD có bền hơn HDD?

Như đã nói ở trên thì nguyên lý hoạt động của SSD không có tác động vật lý nhiều khi tìm nạp và đọc ghi dữ liệu qua chip sử dụng công nghệ NAND Flash, còn ổ HDD sẽ quay liên tục kim trên bề mặt dĩa để tìm nạp và đọc dữ liệu. Cũng vì vậy, ổ SSD thường sẽ có đồ bền và độ tuổi cao hơn so với ổ HDD.

So sánh mức giá của SSD và HDD

Khi so sánh SSD và HDD thì với quá nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, phân mảnh và tìm đọc dữ liệu hiệu quả, độ bền cao thì liệu ổ cứng SSD có nhược điểm gì so với ổ HDD không?

Vâng! Chính là giá thành. Một so sánh trên các trang cộng đồng về tin học laptop, build PC cho thấy, trung bình bạn sẽ bỏ ra 1400 VND/ 1GB trên ổ HDD và đến 7500 VND cho 1GB trên ổ SSD.

Ai nên sử dụng ổ cứng SSD – ai nên sử dụng ổ HDD

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại ổ cứng có giá thành rẻ với dung lượng trữ cao và các tác vụ bạn sử dụng chỉ là lưu trữ những loại file không quá phức tạp như lưu trữ hình ảnh, lưu trữ các dạng file văn bản thì ổ HDD sẽ là sự lựa cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn là người sử dụng các tác vụ với các ứng dụng thiết kế, dựng film chuyên nghiệp hay sử dụng các công tác phức tạp khác thì ổ cứng SSD sẽ nên là sự lựa chọn của bạn.

Tổng hợp so sánh ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn

Nếu bạn đang gặp trường hợp cần đưa ra các tiêu chí SSD và HDD cái nào tốt hơn thì xem ngay bảng so sánh bên dưới từ đội ngũ Điện Thoại Vui tổng hợp các bạn nhé.

Ổ cứng SSD Ổ cứng HDD
Cách hoạt động Đọc ghi bởi chip NAND Flash Dùng kim quét bề mặt ổ cứng
Tốc độ đọc/ ghi dữ liệu Đọc-ghi 200 -550 MB/s [SATA iii]

Tốc độ đọc-ghi trung bình 80-160MB /s

Sự phân mảnh dữ liệu Không bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng, quét tập tin phân mảnh chậm hơn

Giá thành Giá thành cao Giá rẻ
Kích thước ổ cứng 2.5 inch và 3.5 inch 2.5 icnh, M.2, SATA III
Dung lượng tối đa 8TB 16TB
Đối tượng phù hợp

Sử dụng cho các ứng dụng phức tạo, chơi game, làm các việc đỏi hỏi cấu hình cao, truy xuất dữ liệu nhanh

Những người muốn lưu trữ nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Thời gian xử lý / khởi động không quan trọng.

Hi vọng sau bài viết này từ Điện Thoại Vui thì bạn đã phần nào hiểu được những khác nhau cơ bản giữa ổ cứng SSD và HDD. Và ở những điểm khác nhau này, hi vọng các bạn cũng hiểu được nhu cầu của mình sẽ cần phải dùng ổ cứng loại nào để công việc của mình được hiệu quả nhất bạn nhé.

Bạn đang đọc bài viết So sánh ổ cứng HDD và SSD – nên sử dụng ổ cứng nào, vì sao? tại chuyên mục Thủ thuật, trên website Điện Thoại Vui.

Để so sánh ổ cứng SSD và HDD, chúng ta hãy nhau đi sơ qua về lịch sử hình thành cũng như đặc tính kỹ thuật của 2 loại ổ cứng này nhé.

So sánh ổ cứng SSD và HDD

SSD là viết tắt của Solid State Drive. Bạn có lẽ quen thuộc với các USB - ổ cứng SSD có thể được coi là một phiên bản có dung lượng lớn hơn và phức tạp hơn của bộ nhớ USB. Khác với ổ cứng HDD, không có ổ đĩa xoay vật lý nào bên trong ổ SSD.

Hình ảnh ổ cứng SSD

Thay vào đó, thông tin được lưu trữ trong vi mạch. Điều này có nghĩa là, tốc độ xử lý của SSD nhanh gấp nhiều lần so với ổ HDD. Cơ bản thì tốc độ ghi và đọc của ổ cứng HDD phụ thuộc vào tốc độ quay của ổ đĩa bên trong nó, thường được giới hạn ở mức 7200 vòng/phút.

Trong khi đó, tốc độ xử lý của ổ cứng SSD lại chính là tốc độ của các mạch điện. Do đó, về khoản ghi và đọc thì ổ SSD nhanh gấp 5 - 10 lần ổ cứng HDD cùng loại. Mặt khác, nhờ vào đặc điểm đặc biệt này mà độ bền của ổ cứng SSD cũng vượt trội hơn so với ổ cứng HDD.

Do ổ cứng HDD sử dụng ổ đĩa vật lý, nên những va chạm dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến “sinh mạng” của toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên này. Đó là chưa kể đến vấn đề sinh nhiệt khi bạn chạy chương trình hay ứng dụng. Bạn có để ý khi mình copy file trên ổ HDD đều nghe tiếng ổ đĩa quay kêu to lên không?

Hình ảnh HDD

So về độ bền, ổ cứng SSD có khả năng chống sốc tốt hơn nhiều so với người đồng hương HDD của mình. Vậy thì, ổ cứng SSD vượt trội quá nhiều so với ổ cứng HDD, tại sao người ta không mua ổ SSD mà dùng đi?

Câu trả lời dành cho bạn đây: ổ cứng SSD có giá thành rất cao, cao gấp nhiều lần ổ HDD khi so về cùng dung lượng lưu trữ. Đó chính là điều là cho người ta phân vân giữa việc chọn ổ cứng SSD và HDD.

Về cơ bản, ổ HDD 500GB có giá bán chỉ gần bằng một ổ SSD có dung lượng chỉ 128GB. Càng lên cao thì mức giá chênh lệch càng khủng hơn. Bởi thế người dùng sẽ ngần ngại khi mua ổ SSD nếu họ không có nhu cầu lưu trữ nhiều.

Vậy ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn?

Chọn ổ cứng SSD hay HDD

Do mỗi loại ổ cứng lại có lợi thế riêng về chức năng và giá cả, nên việc xác định ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn không có câu trả lơi chính xác tuyệt đối. Nói ngắn gọn, nếu các bạn sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, lướt web xem phim hay giải trí thông thường, cứ chọn SSD cho nhanh. Ổ HDD rất rùa bò trong việc xử lý này. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu lưu trữ cao như phim, hình ảnh hay bạn làm công việc đồ họa, dựng phim, nên có ổ HDD 1TB trong máy.

Cách tốt nhất để dung hòa 2 sự lựa chọn này là bạn có thể có 1 ổ cứng SSD trên máy để cài chương trình và Windows lên đó. Để những chương trình này khởi chạy nhanh hơn. Còn ổ chuyên dụng để lưu trữ tài liệu thì dùng sang ổ HDD. Vậy là tiết kiệm nhất rồi đấy!

Như vậy, mình đã cùng bạn so sánh ổ cứng SSD và HDD cùng những lời khuyên về việc nên sử dụng loại này cho nhu cầu của mình hằng ngày. Hy vọng bài viết này có ích cho các bạn.

Xem thêm: Ổ cứng SSD là gì? Có những ưu điểm gì vượt trội so với ổ cứng HDD thường? 

Video liên quan

Chủ Đề