So sánh gạo st20 va st21 năm 2024

- Tại cuộc thi Gạo ngon thế giới năm 2022, ông Hồ Quang Cua - “cha đẻ” gạo ST25 - được Ban tổ chức vinh danh nhận giải Thành tựu cống hiến trọn đời của ban tổ chức vì những đóng góp to lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam và lúa gạo thế giới.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Ông Hồ Quang Cua được Vinh danh giải cống hiến trọn đời vì đóng góp tích cực cho cây lúa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuộc hành trình gian khó

Để có được những thành tích đáng tự hào ấy, kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự đã trải qua hành trình hơn 20 năm lao động miệt mài từ đội nắng, dầm mưa trên đồng ruộng đến thức khuya, dậy sớm trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm

Năm 1978, ông Hồ Quang Cua tốt nghiệp khoa trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ. Năm 1991 tham gia nhóm nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam. Năm 2000 cho ra đời giống lúa ST3 thơm, ngon được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét đặc cách công nhận là giống lúa cấp quốc gia.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Ông Hồ Quang Cua dành cả đời mình để nghiên cứu cứu các dòng lúa thơm. Ảnh: Nhật vật cung cấp

Từ năm 2008 các giống lúa: ST19, ST20, ST21, ST24, ST25 lần lượt ra đời và liên tục đoạt giải nhất ở các cuộc thi lúa gạo trong nước, khiến dư luận ngỡ ngàng, thán phục và người tiêu dùng ấn tượng, yêu thích.

Riêng giống ST24 hai lần được hội nghị thương mại gạo thế giới công nhận là giống lúa ngon nhất thế giới vào năm 2017 và năm 2019, còn giống ST25 là đàn em của ST24, được công nhận là ngon nhất thế giới và ngon thứ nhì thế giới năm 2020.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua được trưng bày giới thiệu tại nhiều cuộc hội thảo. Ảnh: Nhật Hồ

Gạo ST24 và ST25 được thế giới bình chọn đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, không bạc bụng, khi nấu dẻo thơm, khi để nguội cơm vẫn ngon, không bị cứng. Đặc biệt, do có hàm lượng đạm cao nên loại gạo này phù hợp với người mắc bệnh đái tháo đường, người già và trẻ em.

Hướng mở cho cây lúa Việt Nam

Sau năm 2019, khi gạo thơm ST25 được công nhận gạo ngon nhất thế giới, cũng từ đây, các dòng lúa thơm ST24, ST25 được người dân ven biển phía Nam chọn sản xuất.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Khu vực thí nghiệm giống ST25 của ông Hồ Quang Cua. Ảnh: Nhật Hồ

Hiện tại có đến 40 tỉnh, thành trong cả nước chọn giống lúa thơm ST24, ST25 để sản xuất. Đặc biệt, vùng lúa tôm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, giống ST24, ST25 được ưu tiên lựa chọn.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 40.000ha đất canh tác nông nghiệp xen canh lúa - tôm. Những năm gần đây, phần lớn nông dân đã chọn giống ST24, ST25 thay cho các giống địa phương truyền thống, vì đạt năng suất và giá thành cao, phù hợp với vùng đất lúa - tôm của tỉnh.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Diện tích lúa thơm ST24, ST25 đã tăng lên trên 150.000ha. Ảnh: Nhật Hồ

Từ giống lúa thơm ST24, ST25, nhiều hợp tác xã ở ĐBSCL đưa vào sản xuất và cho ra thương hiệu khác nhau, nhưng tất cả đều có nguồn gốc từ lúa thơm ST của ông Hồ Quang Cua. Chính vì vậy, diện tích sản xuất lúa ST24, ST25 tại ĐBSCL tăng rất nhanh: Từ 40ha ban đầu nay đã lên đến trên 150.000ha

Động lực để cống hiến

Giải Thành tựu cống hiến trọn đời cộng đồng gạo thế giới TRT (TRT World Rice Community - Lifetime Achievement Award) được chọn trao cho người có tầm ảnh hưởng lớn đối với ngành gạo quốc gia, khu vực hoặc thế giới. Đối tượng được chọn vinh danh thuộc ba lĩnh vực chính gồm: Nghiên cứu, sản xuất hoặc về thương mại gạo.

Năm 2019, giải Thành tựu được trao cho ông Robert Ziegler - nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa IRRI và năm 2020 được trao cho ông Trương Thanh Phong - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Ngày càng có nhiều thương hiệu gạo có nguồn gốc từ lúa thơm ST24, ST25. Ảnh: Nhật Hồ

Trước đó Gạo Ông Cua ST25 lần đầu tiên vào thị trường Anh là một minh chứng cho việc khẳng định chất lượng và vị thế gạo Việt Nam trên thương trường thế giới. Đặc biệt, sau khi Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt (UKVFTA) chính thức có hiệu lực vào tháng 5.2021 là động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại nhanh chóng giữa hai thị trường.

So sánh gạo st20 va st21 năm 2024
Gạo có nguồn gốc từ dòng lúa thơm ST. Ảnh: Nhật Hồ

Vào tháng 9.2022, Sóc Trăng cũng đã xuất khẩu 2 container Gạo Ông Cua ST25 vào Úc và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Ông Cua cũng cho biết thông tin gạo của mình đã vào đến nội các Nhật Bản.

“Hiện một số nước cũng đang đặt vấn đề mua gạo ST25. Tôi đang cân nhắc trước khi ký hợp tác, bởi khi xuất khẩu cho họ cần chất lượng và số lượng. Chúng ta không thể vì hám lợi trước mắt mà đánh mất đi thương hiệu của mình. Mình in hình của mình lên bao bì luôn, bởi hiện nay ai cũng biết ông Cua. Thương hiệu Gạo Ông Cua với hàm ý là gạo của ông Cua làm ra. Mà mình làm thật từ diện tích sản xuất của doanh nghiệp và quy trình kỹ thuật của mình”, ông Cua cho biết thêm.

Chia sẻ khi nhận được giải cống hiến, và ST25 lọt vào top 4 (dù không đoạt giải nhất), ông Hồ Quang Cua cho rằng: Đây là động lực rất lớn để tiếp tục có bước nghiên cứu dù hiện nay tuổi đã cao, sức khỏe không cho phép đi nhiều như trước.