So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Bộ phim cung đấu “Diên Hi Công Lược” có thể gọi là hot nhất mùa hè năm nay, “Như Ý Truyện” với bối cảnh lịch sử và nhân vật hoàn toàn giống nhau, nhưng chiếu chậm một bước nên chịu thiệt, thậm chí mới lên sóng đã bị mang ra so sánh, có điều phim thì phải xem kỹ đến tập cuối thì mới có thể bình luận được.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Dưới đây là 5 khía cạnh được so sánh đối chiếu giữa “Diên Hi” và “Như Ý”, giúp cho khán giả hiểu rõ rõ ràng là phim về Càn Long và hậu cung nhưng lại hoàn toàn khác nhau.

1. Hướng đi của câu chuyện

“Diên Hi” kể về thiếu nữ Ngụy Anh Lạc đi tìm chân tướng cái chết của chị gái, vào Tử Cấm Thành làm cung nữ, một đường thăng tiến, trở thành Lệnh hoàng quý phi phò tá Càn Long. “Như Ý” thì kể về cuộc đời nàng Như Ý từ một thiếu nữ ngây thơ, lên làm hoàng hậu rồi đoạn tình với hoàng đế Càn Long mà chết. Xuất phát điểm của câu chuyện khác nhau dẫn đến tình tiết phim sau đó đương nhiên có sự khác biệt rất lớn.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

2. Hình tượng nhân vật chính

Tuy cùng lấy đề tài hậu cung Càn Long triều Thanh nhưng nhân vật chính lại được xây dựng khác nhau. Phú Sát hoàng hậu trong “Diên Hi” thì dịu dàng hiền thục lại xinh đẹp, ngay cả phái nữ cũng yêu thích, nhưng đến “Như Ý” lại biến thành hoàng hậu độc ác, ngoài mặt thì dịu dàng đoan trang nhưng thật ra trong lòng rất thủ đoạn.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Những nhân vật khác và kế hoàng hậu, trong “Diên Hi” Thục Thận lúc đầu lương thiện không tranh đấu nhưng sau đó độc ác, trong “Như Ý” thì lại trở thành nhân vật chính, cả đời tình cảm sâu đậm, chân thành nghĩ cho hoàng đế Càn Long, cuối cùng đoạn tình mà chết.

Nhân vật Lệnh phi cũng có sự khác biệt rất lớn, Ngụy Anh Lạc trong “Diên Hi” thì thông minh lanh lợi, đánh bại rất nhiều phi tần nham hiểm, dùng trí thông minh để giữ chặt trái tim Càn Long, trở thành đệ nhất sủng phi. Nhưng Lệnh phi Vệ Yến Uyển trong “Như Ý” cũng xuất thân là cung nữ nhưng lại nhiều tâm cơ, thủ đoạn độc ác, trở thành đại ma vương.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

3. Phục trang hóa trang, sắc điệu chỉnh thể

Chỉnh thể “Diên Hi” phối màu theo hướng cân bằng thị giác, mang lại cho người xem cảm giác tao nhã mà dịu dàng, được gọi là sắc điệu "Morandi", có nguồn gốc từ danh họa người Ý George Morandi, thậm chí còn tạo nên một phong trào. Nhân vật chính được trang điểm theo phong cách trang nhã, chú trọng vào trang điểm lông mày và môi, đeo "một tai ba khuyên".

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

"Như Ý" chỉnh thể đi theo phong cách hoa lệ, phục trang và trang sức của phi tần hậu cung được phối hợp rất sặc sỡ, triều phục mặc trên người khi phong hậu hoàn toàn tôn trọng lịch sử. Trang sức trên mặt sau triều quan của hoàng hậu được gọi là "ngũ hành nhị tựu", còn được Viện bảo tàng Cố Cung đăng ảnh chứng nhận, ngũ hành là 5 chuỗi thùy châu, nhị tựu là thùy châu được ngọc lưu ly chia làm hai đoạn, để phân biệt cấp bậc chỉ có thái hậu và hoàng hậu mới được dùng. Phi tần được trang điểm thiên về phong cách xinh đẹp sắc sảo, môi đỏ tô cả viền môi, làm nổi bật khí thế.

4. Trường cảnh đạo cụ

Cả hai phim đều rất chú trọng đến trường cảnh, mong muốn thể hiện được vẻ đẹp sát với cung đình triều Thanh, nhưng cảm giác mang lại vẫn khác nhau. Chỉnh thể "Diên Hi" thiên về phong cách cổ xưa, còn "Như Ý" thì thể hiện được sự phồn thịnh xa hoa, điện Dưỡng Tâm, cung Diên Hi, cung Dực Khôn đều được thiết kế và phối màu dựa theo cá tính nhân vật, chỉ nhìn hình chụp thôi cũng khiến người xem bất giác lưu luyến.

5. Số ngày quay phim, số vốn đầu tư

Nhà sản xuất "Diên Hi" là Vu Chính tiết lộ, tiền quay phim gần 300 triệu tệ nhưng tất cả tiền cát-xê của diễn viên, cộng với 24 triệu tệ, chiếm 8% tổng dự toán. Nhân vật chính là diễn viên Ngô Cẩn Ngôn 25 tuổi, quay gần 4 tháng, tổng cộng 70 tập phim, tuy có dàn diễn viên thực lực như Tần Lam, Xa Thi Mạn, Nhiếp Viễn nhưng ngay từ đầu đã bị chê, có điều cuối cùng lập kỷ lục 13.3 tỷ lượt xem.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

"Như Ý" với tư cách là phần tiếp theo của "Chân Hoàn Truyện", ngay từ đầu đã được quan tâm theo dõi, vốn sản xuất hơn 300 triệu, mời Hoắc Kiến Hoa, Châu Tấn, nhanh chóng bán được bản quyền cho tổng cộng 3 đài với 1.3 tỷ, thời gian quay phim gần 9 tháng, tổng cộng 87 tập. Nhưng lịch chiếu cứ bị trì hoãn, cuối cùng lên sóng với hình thức chiếu độc quyền trên mạng.

Bộ phim truyền hình Diên Hi công lược (延禧攻略) hiện nay đang là tâm điểm của màn ảnh nhỏ, và bộ phim Hậu cung Như Ý truyện (后宫如懿传) cũng đã chính thức phát sóng, cả hai bộ phim được xem là đang “cạnh tranh khốc liệt” để giành lấy được vị trí “chiến thắng”. Hai bộ phim này cùng với hai bộ phim cổ trang cung đấu khác là Hoàn Châu cách cách, Hậu cung Chân Hoàn truyện đều có cùng điểm chung là nói về câu chuyện của vua Càn Long và các phi tần của ông, thế nhưng nhân vật chính lại không giống, thậm chí là tính cách nhân vật của mỗi bộ phim cũng đều khác nhau.

Trong mỗi tác phẩm đều có chung một nhân vật, thế nhưng sau khi trải qua sự miêu tả của các biên kịch khác nhau thì bản tính và cách thiết kế nhân vật cũng hoàn toàn khác. Chính vì điều này mà có không ít khán giả lật lại lịch sử để kiểm tra xem rốt cuộc phiên bản nào mới thật sự đúng với lịch sử.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Lệnh phi rốt cuộc có phải là “cô gái tâm cơ” hay không?

Lệnh phi trong lịch sử họ Ngụy, người Giang Tô, con gái của Nội quản lĩnh Ngụy Thanh Thái. Bởi vì thân phận thấp kém nên lúc tiến cung cô chỉ là một cung nữ, sau này mới bước vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, đổi họ thành Ngụy Giai. Một đời cô sinh cho vua Càn Long bốn hoàng tử, hai công chúa, cô cũng là mẫu thân của Gia Khánh Đế. Từ đây có thể chứng minh được sự sủng ái của Hoàng đế đối với cô.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Lệnh phi trong Hoàn Châu cách cách là một nhân vật hiền lương, vào những lúc Tiểu Yến Tử (Triệu Vy) gặp nguy hiểm, cô luôn kịp thời dẫn Hoàng thượng đến giải nguy. Tính cách hiền lương thục đức của Lệnh phi luôn được so sánh đối lập với tính cách độc ác hung tàn của Hoàng hậu.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Còn trong Diên Hi công lược, Lệnh phi được nâng lên làm nữ chính. Cô vì cái chết của người chị mà mạo hiểm tiến cung tìm ra chân tướng, cuối cùng cô từ một cung nữ trở thành Hoàng quý phi. Nếu so với lịch sử thì con đường thăng tiến của “thiếu nữ Lệnh phi” trong Diên Hi công lược là giống nhất.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Thế nhưng trong Hậu cung Như Ý truyện, Lệnh phi lại trở thành một nhân vật của “phái phản diện”. Nguyên nhân là do mối quan hệ của Lệnh phi và Như Ý không chỉ là “đối thủ tình trường” mà còn là mối quan hệ có mâu thuẫn lợi ích vô cùng lớn, đặc biệt là khi con trai của Lệnh phi được phong làm Hoàng trữ, hai người từ đây càng “đấu đá” hơn nữa. Biên kịch đã viết ra tính cách nhân vật khác biệt như vậy chỉ có thể nói là “Ai làm nữ chính thì người đó càng lương thiện hơn một chút”.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Hoàng hậu trong Hoàn Châu cách cách rốt cuộc có xấu xa không?

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Tần Lam trong Diên Hi công lược và Đổng Khiết trong Hậu cung Như Ý truyện đều diễn cùng một nhân vật đó là vị Hoàng hậu đầu tiên của vua Càn Long - Phú Sát Thị. Từ tính cách nhân vật trong các phiên bản khác nhau, mọi người đều cho rằng phiên bản Hoàng hậu Phú Sát Thị của Đổng Khiết là nhân vật có tính cách tuân theo lịch sử nhất.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Bên cạnh đó, nhân vật Hoàng hậu thứ hai Huy Phát Na Lạp Thị của vua Càn Long trong Hoàn châu cách cách do Đới Xuân Vinh đảm nhiệm so với các phiên bản Kế hậu khác cũng không khác nhau nhiều. Vị Hoàng hậu này trong Hậu cung Như Ý truyện gọi là Như Ý, trong Diên Hi công lược gọi là Nhàn phi, ngoài ra trong Hậu cung Chân Hoàn truyện cũng có xuất hiện với cái tên Thanh Anh.

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

So sánh nhân vật của diên hy và như ý

Vị Hoàng hậu này dưới ngòi bút của các kịch bản khác nhau đã có được tính cách khác nhau, quá trình trải qua vận mệnh khó khăn, lận đận cũng không giống nhau. Tóm lại chính là “Ai là nữ chính thì sẽ được Hoàng thượng yêu thương, sủng ái hơn một chút”.

Cuối cùng thì biên kịch nào đang viết sai sự thật so với lịch sử?

Cùng một nhân vật trong các bộ phim khác nhau, tại sao lại có sự khác biệt giữa các nhân vật lớn như vậy? Đối với vấn đề này, có biên kịch trả lời với báo chí rằng: “Bởi vì chủ ý của biên kịch không giống nhau, cho dù cùng một nhân vật trong lịch sử thế nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi việc không khớp với nhau, việc này không thể nào ngăn chặn được. Nhưng chỉ cần tình tiết hợp lí, nhân vật được gầy dựng ổn thỏa, thì kiểu nghệ thuật này cũng đã được xem là hợp lí, có thể chấp nhận được”. Vì vậy mà chẳng trách được việc tình trạng “một nhân vật nhiều tính cách” xuất hiện, cho nên cư dân mạng luôn có một câu nói chính là “nội dung lịch sử trong phim truyền hình quả thật đừng bao giờ tin”.