Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn về hai khái niệm này, hoặc cho rằng chỉ có hóa đơn GTGT là được pháp luật công nhận, hóa đơn bán hàng không có giá trị kê khai.

Hãy cùng tháo gỡ những hiểu lầm và phân biệt hai loại hóa đơn này một cách rõ ràng qua bài viết này!

4 điểm khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng được phân biệt với nhau qua các điểm sau:

Khác biệt về nội dung hóa đơn

Điểm rất dễ thấy để phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT về mặt nội dung đó là: Hóa đơn GTGT có thêm cột thuế suất GTGT và tiền thuế; còn hóa đơn bán hàng thì không có hai nội dung này. Tổng tiền thanh toán trên hóa đơn GTGT cũng là đã bao gồm phần tiền thuế GTGT được cộng vào giá trị gốc ban đầu.

Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

Hóa đơn GTGT có thêm cột thuế suất GTGT và tiền thuế

Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

Hóa đơn bán hàng KHÔNG có dòng thuế suất

Sự khác biệt này là do mỗi loại hóa đơn có một đối tượng phát hành khác nhau. Điều này sẽ được làm rõ ở phần 2.

Khác biệt về đối tượng lập hóa đơn

Theo khoản 2 điều 8 nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối tượng sử dụng Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT khác nhau như sau:

Hóa đơn bán hàng Dành cho:

– Các tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong các hoạt động bán hàng trong nước, xuất khẩu và xuất vào khu phi thuế quan, vận tải quốc tế

– Các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Hóa đơn GTGT Dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Khác biệt về kê khai hóa đơn

Hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng đều có giá trị trong kê khai, đều được pháp luật công nhận. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là:

Hóa đơn bán hàng – Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào

– Hóa đơn đầu ra được kê khai trên Chỉ tiêu 23 Tờ khai 01/GTGT

Hóa đơn GTGT – Phải kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào

– Phải điền đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai 01/GTGT

Với hóa đơn GTGT, doanh nghiệp phải kê khai cả hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra, còn với hóa đơn bán hàng, chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra.

Khác biệt khi hạch toán

Hóa đơn bán hàng Với các đơn vị thuộc đối tượng phát hành hóa đơn bán hàng, phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản.

Ví dụ: Doanh nghiệp kê khai theo PP trực tiếp, nhập mua 1 lô hàng có giá trị 10 triệu, thuế GTGT 1 triệu. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 155: 11tr

Có TK 331: 11tr

Hóa đơn GTGT Với các đơn vị thuộc đối tượng phát hành hóa đơn GTGT, luôn phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ.

Ở ví dụ trên, DN sẽ hạch toán:

Nợ TK 155: 10tr;

Nợ TK 133: 1tr

Có TK 331:11tr

Tổng kết

Hóa đơn bán hàng & hóa đơn GTGT đều rất thường gặp trong mua bán, giao thương. Chúng đều có giá trị pháp lý và có giá trị trong kê khai, tính thuế. Tuy nhiên, kế toán cũng cần ghi nhớ hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có những khác biệt cơ bản về nội dung hóa đơn, đối tượng phát hành hóa đơn. Đồng thời cách kê khai hóa đơn và cách hạch toán với mỗi loại hóa đơn này cũng khác nhau.

Để quản lý hóa đơn hiệu quả, bao gồm cả hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT, UBot giới thiệu phần mềm xử lý hóa đơn tự động UBot Invoice – có khả năng tự động trích xuất dữ liệu 1000 hoá đơn đầu vào trong 15 phút, lưu trữ bảo mật và tra cứu rất dễ dàng.

UBot Invoice có khả năng xử lý các loại mẫu hóa đơn khác nhau, giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% chi phí vận hành, loại trừ 100% sai sót thủ công và tăng đến 60% năng suất làm việc.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kết hợp 2 mẫu hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, có nhiều đơn vị thắc mắc, theo quy định của pháp luật hiện nay, việc sử dụng hai mẫu hóa đơn điện tử song song có hợp pháp hay không? Sau đây iHOADON sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.

Kể từ ngày 01/07/2022 toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh sẽ phải thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập HĐĐT để sử dụng HĐĐT và truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến cơ quan thuế thì thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Trước đó, từ tháng 11/2021 tại 6 tỉnh, thành phố đã triển khai áp dụng sử dụng HĐĐT là: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định cho thấy có rất nhiều tiện ích của HĐĐT, cũng như mang lại những lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp.

1. Có được sử dụng 2 mẫu hóa đơn điện tử song song không?

Khoản 1 Điều 4 tại Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định:

Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024
Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

- Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử:

+ “1C22TAA” - là hóa đơn GTGT có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là HĐĐT do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

+ “2C22TBB” - là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là HĐĐT do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.

+ “1C23LBB” - là hóa đơn GTGT có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là HĐĐT của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

+ “1K23TYY” - là hóa đơn GTGT loại không có mã được lập năm 2023 và là HĐĐT do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

+ “1K22DAA” - là hóa đơn GTGT loại không có mã được lập năm 2022 và là HĐĐT đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.

+ “6K22NAB” - là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 2022 doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

+ “6K22BAB” - là phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử loại không có mã được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

Cùng với đó, quy định về hóa đơn do Cục Thuế đặt in tại Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 78 có nội dung như sau:

“Ký hiệu mẫu số hóa đơn do Cục Thuế đặt in là một nhóm gồm 11 ký tự thể hiện các thông tin về: tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu)”.

Đồng thời, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 5, Điều 5, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, các tổ chức, đơn vị kinh doanh được phép sử dụng nhiều hình thức hóa đơn song song tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng: “Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử”.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng 2 mẫu hóa đơn điện tử song song cùng lúc miễn sao ký hiệu, mẫu số đảm bảo đáp ứng đúng theo quy định tại TT78/2021/TT-BTC.

2. Các bước chuyển đổi sang HĐĐT theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo quy định mới

Bước 1: Đăng ký sử dụng HĐĐT theo mẫu quy định

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu tờ khai 01/ĐKTĐ-HĐĐT và gửi đến CQT. Thông tin tờ khai được tiếp nhận và gửi thông báo về cho doanh nghiệp qua cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 2: Đợi kết quả phản hồi từ Tổng cục Thuế

Thời gian phản hồi về việc đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp sẽ có kết quả trong 1 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký. Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo điện tử về cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT:

+ Trường hợp tờ khai được chấp nhận, doanh nghiệp xuất HĐĐT theo Thông tư 78.

+ Trường hợp tờ khai bị từ chối, doanh nghiệp cần xem xét lại thông tin và điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định và thực hiện các bước trên.

Bước 3: Hủy bỏ hình thức hóa đơn giấy và toàn bộ hóa đơn chưa sử dụng theo TT32

Doanh nghiệp nhận được thông báo chấp nhận việc sử dụng HĐĐT theo Thông tư 78 từ Tổng cục Thuế, cần thao tác hủy hóa đơn giấy và toàn bộ hóa đơn chưa sử dụng theo TT32.

Bước 4: Tạo lập, phát hành, lưu trữ HĐĐT

3. Thời điểm áp dụng HĐĐT cho các doanh nghiệp trên cả nước

Sử dụng 2 loại hóa đơn bán hàng và vat năm 2024

Các doanh nghiệp cần chuyển đổi HDDT trước tháng 04/2022

Theo Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 của Bộ Tài chính, việc áp dụng HĐĐT đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong giai đoạn 2 sẽ được triển khai trên cả nước, cụ thể là 57 tỉnh, thành phố. Theo quy định này, kể từ tháng 04/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên cả nước phải chuyển sang sử dụng HĐĐT.

Với hình thức chuyển đổi số, áp dụng HĐĐT, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.