Sự khác nhau giữa bánh trôi nước và chè trôi nước

lambanh365.com

Type your search query and hit enter:
  • Homepage
  • Recipes

Mục lục

  • 1 Nguyên liệu
  • 2 Cách làm
    • 2.1 Làm bột vỏ bánh
    • 2.2 Làm bánh trôi
    • 2.3 Làm bánh chay
  • 3 Bánh trôi trong thi ca
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Nguyên liệuSửa đổi

Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, Đường Phên , nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.[2]

Cách làmSửa đổi

Làm bột vỏ bánhSửa đổi

Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp:tẻ là 9:1 hoặc 8:2. Gạo vo sạch, ngâm mềm, lại vo sơ một lần nữa rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ. Trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, sau đó nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.

Làm bánh trôiSửa đổi

Chè trôi nước
  • Vỏ bánh: Bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường kính khoảng 2 cm.
  • Nhân bánh: Đường phên xắt thành những viên vuông nhỏ.
  • Trang trí: Dừa nạo; vừng xát vỏ, rang vàng.

Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín nhân. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc trên lửa nhỏ, khi nào bánh nổi lên là chín. Vớt bánh ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (đã rang vàng và xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên bánh để dậy mùi thơm. Thưởng thưc món bánh trôi khi nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng thịt lợn, rau củ nấu trong nước súp đặc.

Làm bánh chaySửa đổi

  • Vỏ bánh: Giống vỏ bánh trôi, nhưng bột được nặn từng viên to hơn một chút, đường kính khoảng 3 đến 3,5cm.
  • Nhân bánh: Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi kể trên một chút.
  • Nước đường: Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi.
  • Nguyên liệu trang trí: Tương tự như bánh trôi, có thể kèm chút đậu xanh đã hấp chín nhưng chưa giã.

Nặn bột mỏng đều ra rồi cho nhân vào giữa, vê tròn lại cho kín nhân rồi ấn bánh hơi dẹt một chút (có một số địa phương không ấn dẹt bánh ra từ trước, mà đợi khi bánh chín vớt ra sẽ cho vào từng bát, dùng thìa ấn hơi dẹt bánh). Luộc bánh trong nước sôi già, khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh ra bát, múc nước đường đổ ngập bánh, rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) hoặc rắc chút đậu xanh hấp chín lên trên, có thể thêm một ít sợi dừa nạo và nước hoa bưởi cho thơm.

Nguồn gốc của món bánh trôi nước từ thời xa xưa

Bởi
Nguyễn Yến
-
29 Tháng Năm, 2021
0
1222
Chia sẻ Facebook
Tweet
Sự khác nhau giữa bánh trôi nước và chè trôi nước
  • Lợi ích của socola mang đến cho sức khoẻ
  • Gợi ý 7 cách trang trí socola Valentine độc đáo
  • Những món ăn dễ làm cho ngày lễ tình nhân 14/2
  • Những món ăn cho ngày valentine ý nghĩa

Nhắc đến món bánh trôi nước hay chè trôi nước là món bánh cổ truyền lâu đời của người Việt Nam. Đồng thời cũng là món bánh mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc. Bánh trôi là một trong những món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt thường được dùng trong những dịp lễ lạt, cúng kiếng, đặc biệt là Tết Hàn Thực.

Bánh trôi là loại bánh được làm từ bột gạo, có vỏ mỏng trắng ngần bên ngoài và nhân ngọt bên trong. Bánh trôi ở các miền cũng có sự khác nhau như loại bánh trôi miền Bắc có kích cỡ nhỏ; thường không được ăn cùng với nước và có nhân là đường phèn, còn chè trôi nước miền Nam thì có kích cỡ to, nhân đậu, ăn cùng nước đường sên với gừng. Bánh trôi miền Bắc có màu trắng ngà, dẻo mịn và thơm mùi gạo nếp cùng tinh dầu chuối.

Sự khác nhau giữa bánh trôi nước và chè trôi nước

Về cái tên của bánh trôi nước, nhiều người nghĩ rằng nó có từ công đoạn luộc bánh trong quá trình chế biến; điều này cũng khá hợp lý nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục. Theo một số tài liệu về ẩm thực văn hóa Việt Nam, món bánh trôi được bắt nguồn từ cảm hứng sự tích Con Rồng Cháu Tiên của dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết kể rằng vua rồng xứ Lạc Việt là Lạc Long Quân đã kết duyên cùng Âu Cơ là tiên, sau đó hai người sinh được một chiếc bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Những người con này sau được cho là hậu duệ của người Việt Nam bây giờ nên mới hay có từ gọi “đồng bào” ngụ ý chỉ quan hệ gắn kết của mỗi con người Việt Nam. Và những chiếc bánh trôi này từ đó được xem là món bánh biểu hiện truyền thống đáng quý ấy.

Có nhiều người cho rằng, tết Hàn thực của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc vậy nên bánh trôi cũng thế. Tuy nhiên theo nhiều tài liệu, phong tục cũng như món ăn trong Tết Hàn Thực của người Việt có phần khác với Trung Quốc và mang những nét riêng. Theo như lịch sử ghi chép lại, vào năm 1292, chính vua Trần Nhân Tông còn khẳng định rằng Hàn thực là “phong tục An Nam theo cổ nhân” trước sứ giả nhà Nguyên.

Sự khác nhau giữa bánh trôi nước và chè trôi nước
Bánh trôi nước đủ màu sắc
Điều đó chứng tỏ được rằng, Hàn thực là phong tục của người Việt xưa, là dịp người Việt thờ cúng và nhớ về tổ tiên, cội nguồn, chứ không mang nét văn hóa của Tết Hàn Thực Trung Quốc.

Theo một lễ hội của đền thờ Hai Bà Trưng làng Hát Môn, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, cứ đến ngày hội mồng tám tháng ba âm lịch là người dân nơi đây lại làm nhiều bánh trôi và xếp chúng trong những chiếc đĩa tre dán giấy hình hoa sen, mỗi đĩa 49 viên liền nhau. Sau khi bánh cúng xong, những người dân ở đây sẽ thả nó trôi theo dòng sông Hát Giang về mạn biển để tỏ lòng kính trọng với Hai Bà Trưng. Phong tục này là theo tương truyền của những người dân ở đây, trước lúc gieo mình xuống sông, Hai Bà Trưng đã ghé vào một quán ven đường của một bà lão và ăn một đĩa bánh trôi.

Những viên bánh trôi trắng tròn gợi cho người Việt nhớ về hình ảnh trăm quả trứng trong sự tích Con Rồng Cháu Tiên. Bánh trôi được ăn vào những dịp trọng đại nằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

1. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có ý nghĩa gì?

Trong ngày Tết Hàn thực thì mọi người dân Việt Nam đều làm hoặc mua bánh trôi bánh chay để dâng lên Phật, thần linh, tổ tiên. Chính vì thế mà nhiều người sẽ quen gọi với cái tên Tết bánh trôi, bánh chay hơn. Khi cúng bánh trôi, bánh chay người dân hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn, những điều tốt đẹp, viên mãn, tròn đầy, tinh khiết như viên bánh.

bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực được làm từ gạo nếp – thành quả lao động vất vả của người dân sau mỗi vụ mùa. Điều này thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân ta cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy.

Đặc biệt khi xếp các bánh trôi bánh chay tròn và trắng mịn lên đĩa còn khiến người ta nhớ đến sự tích bọc trăm trứng – con rồng cháu tiên của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Vậy nên khi thắp hương 2 loại bánh này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, tổ tiên. Nhắc nhở con cháu không được quên đi nguồn gốc, công lai của người đi trước.

Sự khác nhau giữa bánh trôi nước và chè trôi nước