Sự khác nhau giữa quyền khiếu nại với tố cáo

Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và qua những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo Luật: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 riêng biệt (hiện nay Luật Tố cáo năm 2011 đã được thay thế bằng Luật Tố cáo năm 2018). Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trên thực tiễn việc phân định giữa khiếu nại và tố cáo là công việc không hề đơn giản ngay cả đối với những người thường xuyên phải xử lý đơn thư hay các vụ việc nhận được. Sự phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân, từ sự phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để có thể phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo, cũng như xử lý những tình huống có sự lẫn lộn giữa khiếu nại, tố cáo đang xảy ra trong thực tiễn. Cụ thể:

- Thứ nhất về chủ thể: Theo quy định tại Điều 2, Luật Tố cáo thì chủ thể của tố cáo chỉ có thể là cá nhân, trong khi đó theo quy định của Luật Khiếu nại thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

- Thứ hai về đối tượng: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn, đó là “hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

- Thứ ba về mục đích: Mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.

- Thứ tư về cách thức thực hiện: Cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong khi đó, cách thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo “báo” cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi phạm pháp luật.

- Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh kết luận và quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi chứ không phải ra quyết định giải quyết tố cáo./.

Hà Văn Dương



Tin cùng chuyên mục

  • Hát karaoke dịp Tết năm nay: Cẩn thận bị phạt nặng!
  • Điều kiện về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 của 63 tỉnh, thành
  • Ngày 26/01: Có 15.954 ca mắc Covid, Hà Nội vẫn nhiều nhất
  • Hướng dẫn từ A - Z về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất
  • 3 lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

Điểm khác biệt giữa khiếu nại và tố cáo?

Thứ năm - 18/09/2014 08:08

Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.

Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại. Chính vì khiếu nại và tố cáo không giống nhau cho nên Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo trước đây và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:

Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng: đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Về mục đích: về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Nguồn tin: Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ