Sự khác nhau về mục đích của khiếu nại và to cáo

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy thì sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 là gì? Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12Để tìm hiểu hơn về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 nhé.

Sự khác nhau về mục đích của khiếu nại và to cáo

Khiếu nại:

  • Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo:

  • Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khiếu nại:

  • Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, 

Tố cáo:

  • Đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tố cáo:

  • Về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khiếu nại:

  • Khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Khiếu nại:

  • Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
  • Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn.

Tố cáo:

  • Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
  • Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

Như đã phân tích trên thì tố cáo là những việc mà pháp luật quy định khá chi tiết. Về việc khiếu nại, tố cáo cũng như các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo từ định nghĩa khiếu nại đến giải quyết, xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo gdcd 12 vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ trong lĩnh vực luật hành chính. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc khi nào thì được khiếu nại, khi nào được tố cáo? Dưới đây là phân tích của LuatVietnam về hai thuật ngữ khiếu nại và tố cáo.
 

Điểm giống và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại và tố cáo có một số điểm giống nhau là:

- Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Ngoài các điểm chung giống nhau như trên, có thể phân biệt khiếu nại và tố cáo qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Căn cứ pháp lý

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2018

Khái niệm

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chủ thể có quyền

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Cá nhân.

Đối tượng

Đối tượng bị khiếu nại:

- Quyết định hành chính.

- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Đối tượng bị tố cáo:

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo

Không có quy định.

Người tố cáo phải:

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

- Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

Thời hiệu

- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

+ Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

+ Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Không có quy định vì phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tố cáo.

Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

>> Vui lòng gọi: 1900.6192  để được tư vấn miễn phí thủ tục khiếu nại, tố cáo và cách soạn đơn.

Sự khác nhau về mục đích của khiếu nại và to cáo

8 điểm khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo (Ảnh minh họa)
 

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khiếu nại và tố cáo được thực hiện cùng lúc và đi đôi với nhau.

Điển hình như trong một số vụ việc, người dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền vừa để khiếu nại để đòi lợi ích, vừa tố cáo người ban hành quyết định hoặc có hành vi trái pháp luật để đòi xử lý người đưa ra quyết định hay hành vi đó.

Xét về bề ngoài thì có vẻ như vụ việc vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo. Nhưng nếu xét kỹ về bản chất thì đúng hơn đây là những vụ việc khiếu nại vì mục đích chính của người làm đơn là đòi lợi ích của mình.

Ngoài ra, còn có không ít trường hợp sau khi được giải quyết khiếu nại, người khiếu nại lại tiếp tục tố cáo ngược người giải quyết khiếu nại về việc ban hành quyết định giải quyết hoặc người đưa ra kiến nghị giải quyết. Theo đó, để giải quyết vấn đề này, tại điểm d Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018 quy định:

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ, để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Trên đây là một số điểm khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo, nếu có vướng mắc cụ thể khác, bạn đọc vui lòng gọi tới 1900.6192 để LuatVietnam trực tiếp giải đáp.

>> Phân biệt khiếu nại và khởi kiện hành chính