Tài khoản 3332 là gì

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước được Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

 

→ Tham khảo: Chế độ kế toán doanh nghiệp – Thông tư 200

 

 

Bên Nợ gồm:

  • Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;
  • Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
  • Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;
  • Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

Xem thêm: Quy trình đăng ký thành lập công ty.

Bên Có gồm:

  • Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
  • Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Đồng thời Thông tư 200 còn quy định số dư bên Có gồm:

  • Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Nợ [nếu có]:

  • Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có 9 tài khoản cấp 2.

  • Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

– Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

– Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

  • Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
  • Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Tài khoản 3338 có 2 tài khoản cấp 3:

– Tài khoản 33381 – Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp;

– Tài khoản 33382 – Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.

  • Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp [nếu có] như các khoản trợ cấp, trợ giá.

 

Xem chi tiết Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/02/2015.

 

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công việc báo cáo thuế, lập hồ sơ sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 [24/7] để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt là công việc bắt buộc với kế toán trong việc ghi chép các khoản thu chi doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ kế toán tốt nhất trong công tác hạch toán thuế Tiêu Thụ đặc biệt [TTĐB] mời bạn đọc tham khảo đầy đủ nội dung bài viết tại đây: Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt đơn giản, chính xác

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB và hành vi kinh doanh cách dịch vụ chịu thuế TTĐB.

Có thể ví dụ như: kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, kinh doánh vũ trường, karaoke, massage, casino… Bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán tài khoản 3332 thuế tiêu thụ đặc biệt theo thông tư hiện hành.

1. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB], kế toán sử dụng tài khoản 3332. Tài khoản này sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Kết cấu tài khoản 3332 – Thuế TTĐB

  • Bên Nợ: Số thuế TTĐB đã nộp vào ngân sách nhà nước
  • Bên Có: Số thuế TTĐB phải nộp cho nhà nước

Tài khoản này có số dư cuối kỳ bên Có hoặc bên Nợ:

  • Số dư bên Có: Thể hiện số thuế TTĐB còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước
  • Số dư bên Nợ: phản ánh số thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho nhà nước.

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Các doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa chịu  thuế TTĐB ghi nhận doanh thu không bao gồm thuế TTĐB. Nếu không tách ngay được số thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế TTĐB phải nộp.
  • Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hóa, TSCĐ thuộc diện chịu thuế TTĐB được ghi nhận số thuế phải nộp vào giá gốc hàng nhập kho. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập – tái xuất hộ bên thứ ba, thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa mà phải ghi nhận là khoản phải thu khác.
  • Kế toán số thuế TTĐB được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:

– Nếu thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, được hoàn thì ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm giá trị hàng tồn kho.

– Nếu thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, được hoàn ghi giảm chi phí khác [nếu bán TSCĐ] hoặc giảm nguyên giá TSCĐ [nếu xuất trả lại].

– Nếu thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, ghi được hoàn phải ghi giảm phải thu khác.

– Nếu thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng được hoàn sau đó, được giảm thì kế toán ghi nhận vào phải thu khác.

Chủ Đề