Tái phạm nhiều lần là gì

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ra đời, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2020 là một văn bản pháp lý quan trọng quy định những quy tắc xử sự chung trong việc xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm. Với các hoạt động cuộc sống diễn ra nhộn nhịp, trên nhiều lĩnh vực, việc vi phạm hành chính là một điều không thể tránh khỏi và tái phạm hành chính có khả năng xảy ra. Vậy, tái phạm hành chính là gì? Sẽ được Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Định nghĩa tái phạm hành chính

Khoản 5, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định:

Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.

Như vậy, việc tái phạm sẽ được xảy ra trong 02 trường hợp:

- Cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt

- Cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó

2. Các căn cứ để xác định một hành vi tái phạm hành chính

Trên cơ sở quy định về định nghĩa, để xác định tái phạm hành chính cần phải dựa vào một số căn cứ sau đây:

2.1 Tái phạm hành chính là việc chủ thể vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính

Trước hết, để xác định chủ thể có “tái phạm” hay không, cần phải xét xem trước đây chủ thể vi phạm đã từng “bị xử phạt hành chính” chưa. Việc đã từng bị xử phạt hành chính được thể hiện dưới hình thức pháp lý là ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính là căn cứ pháp lý đầu tiên để xác định một hành vi vi phạm là tái phạm.

Nếu trước đó đã vi phạm, nhưng chưa bị xử phạt, chưa có quyết định xử phạt thì không coi là tái phạm hành chính. Trường hợp này là vi phạm nhiều lần, điểm khác biệt căn bản nhất giữa tái phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần.

2.2 Tái phạm hành chính chỉ áp dụng với những hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Điều này bắt nguồn từ tính chất, mức độ nguy hiểm “không đáng kể” cho xã hội của vi phạm hành chính, nên pháp luật chỉ coi là tái phạm đối với những hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực quản lý nhà nước. Điều đó có nghĩa chỉ bị coi là tái phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính với hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính trước đây là “cùng lĩnh vực” [có thể là cùng lĩnh vực Y tế, Giao thông vận tải.

2.3 Tái phạm hành chính phải là hành vi chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

Điều 7, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 xác định, thời hạn được coi chưa bị xử lý vi phạm hành chính là:

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, nếu chủ thể vi phạm đã đủ điều kiện được hưởng thời hạn này thì có nghĩa là người đó được coi như chưa bị xử phạt và chúng ta không có căn cứ pháp lý để xác định tái phạm nữa. Chỉ bị coi là tái phạm hành chính khi đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực đó. Như vậy, để xác định “tái phạm hành chính”, cần phải thỏa mãn cả ba điều kiện nói trên, thiếu bất kỳ điều kiện nào, hành vi vi phạm cũng không bị coi là tái phạm hành chính

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.

Trong vi phạm hành chính, có vi phạm hành chính lần đầu và vi phạm hành chính nhiều lần. Vậy định nghĩa, đặc điểm như thế nào, có gì khác so với tái phạm hành chính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn!

1. Định nghĩa vi phạm hành chính nhiều lần

Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

2. Đặc điểm của vi phạm hành chính nhiều lần

2.1 Vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này

Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”

Nếu như, vi phạm hành chính lần đầu là việc cá nhân, tổ chức chưa thực hiện hành vi vi phạm hành chính lần nào thì việc vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi này đã từng vi phạm ở thời gian trước nhưng được chủ thể lặp đi lặp lại cùng hành vi đó, từ lần thứ hai trở lên.

2.2 Vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi chưa bị xử lý

Chưa bị xử lý tức là chưa có quyết định xử phạt hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở tái phạm, là việc chủ thể vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính thể hiện dưới hình thức pháp lý là ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính là căn cứ pháp lý đầu tiên để xác định một hành vi vi phạm là tái phạm.

Nếu trước đó đã vi phạm, nhưng chưa bị xử phạt, chưa có quyết định xử phạt thì không coi là tái phạm hành chính. Trường hợp này là vi phạm nhiều lần, điểm khác biệt căn bản nhất giữa tái phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần.

2.3 Vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi chưa hết thời hiệu xử lý

Điều 149 BLDS năm 2015: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính gồm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

a. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

- Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

- Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn được quy định xử phạt vi phạt hành chính mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

b. Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:

- Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự

- Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 06 tháng, kể từ ngày cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự

- Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.

- Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm:

  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

- Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92:

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

- Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Khoản 2, 3 Điều 90 quy định:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Khoản 4, Điều 90 quy định: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.

- Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Khoản 6, Điều 90, quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.

- Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm:

  • Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

- Trong thời hạn được quy định trên mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, khi chưa hết thời hiệu được nói đến trong tất cả các trường hợp trên mà chủ thể vi phạm thì hành vi đó được xem là vi phạm hành chính nhiều lần. Trong trường hợp hết thời hiệu, đã thực hiện xong thì không được coi là vi phạm hành chính nhiều lần nữa. Như vậy, để xác định “vi phạm hành chính nhiều lần”, cần phải thỏa mãn cả ba điều kiện nói trên, thiếu bất kỳ điều kiện nào, hành vi vi phạm cũng không bị coi là vi phạm hành chính nhiều lần

3. Phân biệt tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần

Mặc dù tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần giống nhau đều được xem là tình tiết tăng nặng nhưng khác nhau cơ bản ở các điểm sau:

Tiêu chí

Vi phạm hành chính nhiều lần

Tái phạm

Khái niệm

Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý [Khoản 6 Điều 2 Luật XLVPHC 2012].

Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó [ Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC 2012, SĐ, BS Khoản 1 Điều 1 Luật XL VPHC 2020]

Bản chất

Chưa bị ra quyết định xử phạt hành chính

Đã ra quyết định xử phạt hành chính

Cách thức xử phạt

Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng

Tái phạm thì được xem là tình tiết tăng nặng, không bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề