Tại sao cấm bán đuông dừa

Đuông dừa được bán trên đường Cộng Hòa - ảnh Mỹ Phượng

Dọc các con đường, như: Võ Văn Kiệt [quận 1], Mai Chí Thọ [quận 2], Cộng Hòa và Trường Chinh [quận tân Bình] ở TP HCM, người đi đường chứng kiến đuông dừa được bày bán ngay trên vỉa hè với giá 5.000 đồng mỗi con.

Ghé vào một điểm trên đường Cộng Hòa tôi hỏi mua đuông dừa, người bán tên H. cho biết, giá mỗi con đuông dừa là 5.000 đồng. Khi được hỏi mua với số lượng lớn, H. cho biết: “Nếu anh mua trên 50 con thì giá 4.000 đồng…và mua tử vài trăm con thì có giá 3.500 đồng/con nhưng anh phải điện thoại đặt trước một ngày, tôi cho người giao hàng tận nơi”.

 
Chọn đuông dừa - ảnh Mỹ Phượng

“Đuông dừa bán ở TP. Hồ Chí Minh đều được chuyển từ Bến Tre lên. Loại này có quanh năm, có thể bảo quản trong vòng nửa tháng. Anh mua về nếu chết con nào thì cứ mang ra đổi lại lấy con sống”, anh H. cam kết.

Tôi hỏi H. muốn mua 300 con thì khi nào có, sau cuộc điện thoại H. nói: “Anh chờ khoảng 20 phút sẽ có người mang ra đây. Nếu anh bận thì sẽ có người giao tận nhà nhưng anh phải đặt cọc 500.000đ”.

Theo một đầu nậu tên K. [ở quận Tân Phú, TP.HCM] chuyên bỏ mối đuông dừa tại các nhà hàng ở TP.HCM, đuông dừa có thể chữa trị được nhiều thứ bệnh và là thức ăn bổ dưỡng [?] với bốn món khoái khẩu là ăn sống, lăn bột, chiên bơ và dồn đậu phộng, không chỉ được tiêu thụ mạnh tại TP.HCM mà ngay cả dân sành ăn tại Hà Nội cũng đặt hàng.

“Trước đây đuông chủ yếu chuyển thẳng từ miền Tây lên Vũng Tàu bán cho khách sành ăn tại một số resort, nhưng hiện nay chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM”, K. tiết lộ.

Khi nghe chúng tôi hỏi “Buôn bán đuông dừa có bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt?”, K. cho biết: “Đuông dừa chỉ bị cấm tại các địa phương có trồng dừa vì cơ quan chức năng sợ loài côn trùng này phá vườn dừa nhưng tại TP.HCM không sao [?]”.

Đuông dừa được bán trên đường Trường Chinh - ảnh Mỹ Phượng

Vì gây hại cho cây dừa nên loại côn trùng được cho là đặc sản này từ lâu đã bị cấm nhân giống, cũng như buôn bán. Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại cao, côn trùng hại dừa Bến Tre năm nay được nhiều người ngang nhiên mang lên TP. HCM bày bán ngoài lề đường. Thực phẩm chế biến từ đuông dừa cũng như có tên trong thực đơn nhiều nhà hàng.

Côn trùng gây hại cho dừa

Đuông dừa là một loài côn trùng có tên khoa học là Rhynchophorus spp, thuộc họ vòi voi [Curculionidae] và bộ cánh cứng [Coleoptera].

Trong 10 loài được ghi nhận trên thế giới đến thời điểm này có 5 loài được xác định gây thiệt hại cho cây họ cau dừa.

Cây dừa khi bị đuông gây hại sẽ có triệu chứng như ngọn và các tàu lá phía trên ngọn bị chết [các lá phía dưới vẫn còn tươi], thân cây xuất hiện những lỗ đục có đường kính từ 1-2cm.

Nếu bị nhiều đuông dừa tấn công nặng, lá già từ từ rụng và chết. Bổ một thân cây dừa non ra có thể tìm thấy 20-50 con đuông lớn nhỏ khác nhau.

Thạc sĩ Lê Cao Lượng [ĐH Nông lâm TP.HCM]

Bị cấm bán tại TP HCM từ hai năm nay nhưng gần đây, đuông dừa lại được bày bán công khai ngay trên vỉa hè.

Đuông dừa đã bị cấm bán nhưng gần đây lại xuất hiện trên vỉa hè Sài Gòn. Ảnh: Hồng Châu.

Người bán trên đường Cách mạng tháng 8 [quận 3] cho biết, mỗi ngày tiêu thụ 200-300 con, giá bán khoảng 5.000-6.000 đồng [tùy số lượng]. Theo chủ hàng, đuông dừa là món ăn quý để cung tiến vua chúa thời xưa nên không dễ gì có hàng. Thế nhưng, khi hỏi mua số lượng lớn, vị này cho biết có thể gom trong ngày từ 500 đến vài nghìn con nhưng yêu cầu phải báo trước.

“Loại này ăn những gì ngon nhất của cây dừa nên không chỉ beo béo mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng”, người bán này giới thiệu.

Cũng bán đuông dừa trên đường Mai Chí Thọ [quận 2], chị Hoa, người mang từ Bến Tre lên cho biết, một tuần chỉ bán 2-3 ngày, hết khoảng vài trăm con. Chị bán 10.000 đồng mỗi con vì đây là loại bắt tự nhiên, không phải nuôi.

Là đơn vị chuyên bán đuông dừa ở TP HCM và Đồng Nai, chị Loan không chỉ bán cho khách ăn mà còn cung cấp cả con giống. Giá bán là 7.500 đồng một con nếu mua trên 200 hoặc 12.000 đồng nếu mua số lượng ít hơn.

Ở Việt Nam và trên thế giới con này được xếp vào loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho dừa và khó phòng trừ. Chúng thường đẻ trứng vào lỗ kiến đã đục, trứng nở ra sâu non phá hại tàu hủ, xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân dừa.

Tàu hủ dừa bị tấn công nặng sẽ làm cây chết. Vì gây hại cho cây dừa nên loại côn trùng đã bị cấm nhân giống, cũng như buôn bán.Năm 2016, một nhà hàng tại Bến Tre đã bị phạt 6 triệu đồng vì bán đuông dừa.

Hồng Châu

Đuông dừa là sinh vật gây hại với cây dừa nên việc nuôi, buôn bán con vật này đã bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001 và Công văn số 1955 ngày 27/9/2013 của Cục Bảo vệ thực vật,

Vào 7/2016, một nhà hàng ở Bến Tre bị phạt 6 triệu đồng về hành vi bán đuông dừa cho thực khách, đồng thời yêu cầu cam kết không tái phạm. Đây cũng là trường hợp đầu tiên bị xử phạt về hành vi kinh doanh, phát tán đuông dừa theo nghị định 31 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Dù đã có lệnh cấm cách đây vài năm, người dân vẫn lét lút nuôi và bán cho các tiểu thương. Nhiều nhà hàng, người kinh doanh cũng nhập sản phẩm này về bán. Vì vậy, người tiêu dùng tìm sản phẩm này cũng dễ dàng, muốn mua số lượng bao nhiêu cũng có vì được rao bán rất công khai trên mạng xã hội. Chỉ cần gõ tìm kiếm “đuông dừa”, là thấy hàng loạt bài viết đăng bán sản phẩm này trên khắp cả nước.

Bất chấp lệnh cấm, tiểu thương vẫn buôn bán đuông dừa công khai.

Chị Hồng Nhung, một người bán duông dừa ở Quy Nhơn, cho hay đuông dừa là sản phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Khách hàng trên khắp cả nước đặt mua. Với các khách ở miền Trung và miền Bắc, họ sẽ phải lấy từ 100 con đuông dừa trở lên, còn người mua ở khu vực miền Nam thì lấy số lượng bao nhiêu cũng được.

“Sản phẩm này không có sẵn, người mua đều phải đặt trước để đảm bảo đuông dừa còn sống. Vì đuông dừa chỉ sống ở ngoài môi trường khoảng 5 ngày nên khách đặt chị mới mua của người nuôi. Chị cũng đảm bảo đây 100% là đuông dừa Bến Tre”, chị khẳng định.

Chị còn chia sẻ thêm những người ở xa đặt hàng chủ yếu là khách buôn. Khi chuyển xe, chị sẽ đóng vào thùng thoáng mát và nhà xe quen để sản phẩm được đảm bảo chất lượng. Chị cho biết, sản phẩm này đang “hot” trên thị trường nên khách hàng lấy số lượng lớn cũng không lo mặt hàng này ế ẩm.

Đối với khách mua số lượng ít, chị bán với giá 10.000 đồng/con. Còn với khách mua buôn, giá sẽ giảm dần tùy vào số lượng đặt mua.

Người tiêu dùng dễ dàng đặt mua đuông dừa với số lượng không giới hạn.

Liên hệ với một đầu mối buôn đuông dừa ở Bắc Từ Liêm [Hà Nội], người bán cho biết sản phẩm này cũng cần đặt hàng trước. Khách lấy số lượng bao nhiêu cũng được và mỗi con được bán với giá dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/con.

Theo người này, đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món đặc sản như hấp, nấu cháo, luộc, rang, ăn sống, tẩm bột chiên… Tuy nhiên, đuông dừa ăn sống là ngon nhất vì đảm bảo tươi sống và giữ nguyên được độ ngậy.

“Mặt hàng này đang được nhiều người Hà Nội chuộng mua nên khách đặt mua số lượng lớn cũng khá nhiều. Trung bình mỗi ngày mình bán được hàng trăm con đuông dừa”, người bán này cho hay.

Người bán này cũng thừa nhận bản thân biết lệnh cấm nhưng vẫn bán bình thường. “Mình đã vận chuyển khá nhiều hàng ra các tỉnh khác nhau mà chưa từng gặp vấn đề gì. Mình cũng chỉ bán online và đặt hàng theo nhu cầu của khách nên không ảnh hưởng gì”, người này nhận định.

Không chỉ người bán này, những tiểu thương khác cũng biết đến lệnh cấm này nhưng bất chấp vì lợi nhuận từ sản phẩm này khá cao.

Hai bên đường Mai Chí Thọ [Q.2], đại lộ Võ Văn Kiệt gần đây xuất hiện nhiều bảng hiệu quảng cáo đặc sản đuông dừa “ngon – bổ - rẻ”. Người bán thường để bán hiệu cách xa thùng đựng đuông dừa, khi có khách hỏi họ mới chạy đi lấy, mở ra cho khách xem và mua.

Thấy khách có nhu cầu mua đuông dừa, người phụ nữ đậm người, khá lớn tuổi từ xa nhanh nhẹn chạy đi lấy thùng đuông dừa cất sau hốc cây, chào mời: “Mở hàng đuông dừa về ăn thử đi cô, ngon và bổ lắm. Nếu mua từ 50 con trở lên, tui tính cô giá sỉ là 4.000 đồng/con thôi. Loại này mà vô nhà hàng ít nhất phải 20.000 đồng/con chứ không rẻ đâu”.

Thùng đựng đuông dừa được giấu khá kỹ, khi có khách hỏi mua thì người bán mới lấy hàng ra

Theo người phụ nữ này, mỗi ngày bà bán từ 200-300 con. Đuông dừa có thể làm nhiều món như ngâm đuông dừa vao nước mắm chanh tỏi ớt và ăn tươi [ăn sống], hoặc chế biến các món hấp dẫn như ram mặn, tẩm bột chiên, chiên mở hành, cuốn bánh tráng rau sống, nấu cháo, làm gỏi…

Khu vực Kênh 19/5 [Q.Tân Phú], người mua không chỉ bán đuông dừa cho khách ăn mà còn cung cấp cả con giống. Giá bán là 7.500 đồng/con giống nếu mua trên 200 con,  hoặc 12.000 đồng/con nếu mua số lượng ít hơn. 

Ông Hinh [người bán đuông dừa] bảo đuông dừa mang từ Bến Tre lên, một tuần chỉ bán từ 2-3 ngày. “Đuông dừa của tôi là loại bắt tự nhiên, không phải nuôi nên có giá cao hơn những nơi khác từ 8.000-10.000 đồng/con [tùy loại lớn nhỏ]. Loại này ăn những gì ngon nhất của cây dừa nên không chỉ beo béo mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Phụ nữ ăn thường xuyên giúp đẹp da, đàn ông dùng sẽ có thể tăng cường sinh lực” – người này quảng bá.

Đuông dừa bị cấm bán từ lâu nhưng nhiều người vẫn buôn bán công khai

Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TPHCM, đuông dừa phân bố rất rộng trên thế giới, là loài côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho dừa và khó phòng trừ. Chúng thường đẻ trứng vào lỗ kiến vương đã đục, trứng nở ra sâu non phá hại tàu hủ, xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân dừa. Tàu hủ dừa bị tấn công nặng sẽ làm cây dừa chết. Vì là côn trùng gây hại cho cây dừa nên đuông dừa từ lâu đã bị cấm nhân giống, cũng như buôn bán. Từ năm 2013, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn về việc nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức.

Được biết, năm 2016, một nhà hàng tại Bến Tre đã bị phạt 6 triệu đồng vì bán đuông dừa. 

Video liên quan

Chủ Đề