Tại sao nhân vật lão Hạc trong văn bản có chứa đoạn trích trên lại khóc

Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng

  • Dàn ý phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng
    • Dàn ý 1
    • Dàn ý 2
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 1
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 2
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 3
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 4
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 5
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 6
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 7
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 8
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 9

Dàn ý đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc

1. Mở đoạn:

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để lại cho người đọc ít nhiều suy nghĩ. [Cứ giới thiệu được vậy là ổn.]

2. Thân đoạn:Thông qua những chi tiết trong truyện để làm rõ hai ý chính:

- Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm [nàh nghèo, vợ mất sớm, gà trống nuôi con, con trai thì đi làm xa,...]

- Nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. [yêu quý con Vàng, hết mực thương yêu con trai, đức tính tự trọng đáng quý.]

3. Kết đoạn:

Lão Hạc là một nhân vật điển hình cho tầng lớp nông dân trong xã hội cũ... Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật...

Tổng hợp các Đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc

A. Đôi nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc

I. Đôi nét về tác giả Nam Cao

- Nam Cao [1917- 1951] tên khai sinh là Trần Hữu Tri

- Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân [nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân], tỉnh Hà Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1941, ông có tập truyện đầu tay là Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ rất được đón nhận, sau đó đã được dổi tên là Chí Phèo.

+ Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên

+ Đến năm 1946, ông ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc

+ Năm 1950 Nam Cao làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam và làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ.

+ Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Cái chết của con Mực, Con mèo…

- Phong cách sáng tác:

+ Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

II. Đôi nét về tác phẩm Lão Hạc

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943

2. Tóm tắt

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cùng một con chó gọi là cậu Vàng. Lão có một người con trai nhưng vì nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng - con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông giáo. Mấy hôm sau lão kiếm được gì ăn nấy. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó và nói dối là đánh bả con chó hay sang vườn để giết thịt ăn nhưng thực ra là để tự tử. Cái chết của lão Hạc dữ dội, vật vã, chẳng ai hiểu vì sao lão chết ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.

3. Giá trị nghệ thuật

- Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống độc đáo.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đoạn 1
  • Đoạn 2
  • Đoạn 3
  • Đoạn 1
  • Đoạn 2
  • Đoạn 3
Bài khác

Đoạn 1

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do khôngđủ tiền cưới vợ,con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương vàđặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trongđau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng.

Đoạn 2

Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.

Đoạn 3

Với vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con [khi chết lão vẫn còn tiền]. Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo [cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu]. Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Tóm tắt văn bản Lão Hạc
  • Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
  • Viết đoạn văn chứng minh rằng lão Hạc là người cha rất mực yêu thương con, trong đó có sử dụng 1 tình thái từ và 1 thán từ [gạch chân dưới những từ đó].
  • Viết đoạn văn nêu suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
  • Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề