Tại sao phải tôn trọng phụ nữ

  • NĂM SINH: 1960

  • NƠI SINH: PHÁP

  • QUÁ KHỨ: NGHIỆN MA TÚY, HUNG BẠO, XEM THƯỜNG PHỤ NỮ

ĐỜI SỐNG TRƯỚC ĐÂY:

Tôi sinh ra tại thành phố Mulhouse ở vùng đông bắc nước Pháp, trong một khu ngoại ô dành cho giới lao động. Khu vực này nổi tiếng có nhiều bạo lực. Những ký ức tuổi thơ của tôi toàn là cảnh gia đình cãi vã, đánh nhau. Trong nhà tôi, phụ nữ bị xem thường và đàn ông ít khi đếm xỉa đến ý kiến của họ. Tôi được dạy rằng chỗ của phụ nữ là trong xó bếp, chăm sóc đàn ông và con cái.

Tuổi thơ của tôi không hề êm ấm. Năm tôi lên mười thì ba mất do nghiện rượu. Rồi 5 năm sau, một người anh của tôi tự tử. Cùng năm đó, tôi chứng kiến một vụ án mạng trong gia đình do tranh cãi. Tôi bị sốc. Người nhà dạy tôi cách dùng dao, súng và đánh nhau bất cứ khi nào cần. Là một thiếu niên có tâm lý bất ổn, tôi xăm hình khắp người và nhậu nhẹt say sưa.

Đến năm 16 tuổi, tôi uống 10 đến 15 chai bia mỗi ngày, và không lâu sau thì bắt đầu dùng ma túy. Để có tiền thỏa mãn những tật xấu đó, tôi đi bán sắt vụn và tìm mọi cách ăn trộm. Đến năm 17 tuổi, tôi đã phải vào tù. Tổng cộng, tôi nhận 18 bản án vì tội trộm cắp và bạo lực.

Lúc hơn 20 tuổi, tình trạng của tôi càng tệ thêm. Tôi hút tới 20 điếu cần sa mỗi ngày, dùng heroin và các chất gây nghiện khác. Vài lần tôi suýt chết vì quá liều. Tôi bắt đầu bán ma túy nên lúc nào cũng mang theo dao súng bên mình. Một lần, tôi cố bắn một người đàn ông, nhưng thật may là viên đạn bay trúng mặt dây nịt và dội ra! Năm tôi 24 tuổi thì mẹ qua đời, và tôi càng trở nên hung dữ hơn. Những người đi bộ sợ tôi đến nỗi họ băng qua đường khi thấy tôi đang đi tới. Vì hay ẩu đả nên cuối tuần tôi thường bị nhốt ở đồn cảnh sát hoặc phải vào viện để khâu vết thương.

Năm 28 tuổi, tôi kết hôn. Chắc các bạn có thể đoán lúc đó tôi không tôn trọng vợ mình. Tôi chửi rủa và đánh đập cô. Dù là vợ chồng nhưng mạnh ai nấy sống. Tôi nghĩ chỉ cần đưa cô ấy thật nhiều nữ trang ăn cắp là đủ. Rồi một điều bất ngờ đã xảy ra. Vợ tôi bắt đầu tìm hiểu Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va. Sau buổi học đầu tiên, cô ấy đã bỏ thuốc, không lấy tiền ăn cắp nữa và cũng trả lại nữ trang. Thế là tôi nổi điên lên. Tôi chống đối việc cô tìm hiểu Kinh Thánh và thường phà khói thuốc vào mặt vợ. Tôi cũng bêu xấu cô ấy trước làng xóm.

Vào đêm nọ, trong cơn say bí tỉ, tôi châm lửa đốt căn hộ của chúng tôi. Vợ đã cứu tôi cùng đứa con gái nhỏ năm tuổi thoát khỏi ngọn lửa. Khi tỉnh dậy, tôi vô cùng ân hận. Tận sâu trong lòng, tôi cảm thấy Đức Chúa Trời không bao giờ có thể tha thứ cho mình. Tôi nhớ lại một linh mục từng nói những kẻ ác sẽ xuống hỏa ngục. Thậm chí bác sĩ tâm thần cũng bảo: “Đời anh xong rồi! Anh đã hết thuốc chữa”.

CÁCH KINH THÁNH THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG:

Sau trận hỏa hoạn, chúng tôi chuyển đến sống với cha mẹ vợ. Khi các Nhân Chứng đến thăm vợ tôi, tôi hỏi họ: “Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho mọi tội lỗi của tôi không?”. Họ cho tôi xem câu Kinh Thánh 1Cô-rinh-tô 6:9-11. Đoạn này liệt kê những hành vi mà Đức Chúa Trời lên án, nhưng cũng nói thêm: “Một số người trong anh em từng là người như thế”. Những lời này giúp tôi biết rằng mình có thể thay đổi. Các Nhân Chứng dùng câu Kinh Thánh 1Giăng 4:8 để trấn an tôi rằng Đức Chúa Trời yêu thương tôi. Cảm thấy được khích lệ, tôi xin các Nhân Chứng giúp tôi tìm hiểu Kinh Thánh hai lần một tuần. Tôi cũng bắt đầu tham dự các buổi nhóm họp của đạo Đấng Ki-tô và không ngừng cầu nguyện với Đức Giê-hô-va.

Trong vòng một tháng, tôi quyết định bỏ ma túy và rượu. Lúc đó tôi phải chống chọi với cơn vật vã dữ dội! Tôi gặp những cơn ác mộng khủng khiếp, bị đau đầu, chuột rút cùng những triệu chứng khác của việc cai nghiện. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy Đức Giê-hô-va đang nắm tay tôi và làm tôi vững mạnh. Tôi cảm thấy giống như sứ đồ Phao-lô. Ông nói về sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời như sau: “Trong mọi sự, tôi có sức mạnh nhờ đấng ban sức cho tôi” [Phi-líp 4:13]. Với thời gian, tôi cũng bỏ được thuốc lá.—2Cô-rinh-tô 7:1.

Ngoài việc giúp tôi làm chủ được cuộc sống, Kinh Thánh còn cải thiện đời sống gia đình chúng tôi. Cách cư xử của tôi với vợ cũng thay đổi. Tôi bắt đầu tôn trọng cô ấy nhiều hơn. Tôi đã biết nói “xin” và “cảm ơn”. Tôi cũng trở thành người cha đúng nghĩa của con gái mình. Sau khi học Kinh Thánh được một năm, tôi dâng mình cho Đức Giê-hô-va và làm báp-têm theo gương vợ.

LỢI ÍCH:

Tôi biết chắc một điều là chính các nguyên tắc Kinh Thánh đã cứu mạng tôi. Ngay cả những người thân không phải là Nhân Chứng cũng công nhận rằng đáng lẽ tôi đã chết vì thói nghiện ngập hoặc bị người ta giết.

Đời sống gia đình tôi đã hoàn toàn thay đổi nhờ Kinh Thánh dạy tôi biết cách chu toàn trách nhiệm của một người chồng và người cha [Ê-phê-sô 5:25; 6:4]. Chúng tôi bắt đầu làm chung nhiều việc như một gia đình. Giờ đây thay vì nhốt vợ trong xó bếp, tôi rất vui khi hỗ trợ cô ấy tham gia các hoạt động truyền giáo trọn thời gian. Cô ấy cũng rất vui khi hỗ trợ tôi trong vai trò trưởng lão hội thánh.

Tình yêu thương và lòng nhân từ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm tôi vô cùng xúc động. Tôi mong muốn được nói về những đức tính của ngài với những ai bị xem là hết thuốc chữa, vì trước kia nhiều người cũng xem tôi như thế. Tôi biết Kinh Thánh có sức mạnh giúp bất kỳ ai tìm được một đời sống trong sạch và có mục đích. Kinh Thánh không chỉ dạy tôi yêu thương và tôn trọng mọi người cả nam lẫn nữ, mà còn giúp tôi tôn trọng bản thân mình.

.

Cập nhật lúc: 15:57, 27/03/2020 [GMT+7]

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã xem trọng người phụ nữ. Dù có những giai đoạn bị ảnh hưởng và giao thoa với nền văn hóa khác nhưng giá trị văn hóa tốt đẹp ấy vẫn luôn được giữ gìn và trao truyền, phát triển qua nhiều thế hệ.

Thời kỳ đầu của lịch sử báo chí Việt Nam đã có những tờ báo, tạp chí dành riêng cho phụ nữ. Trong ảnh: Một số bìa báo dành cho nữ giới cách đây khoảng 1 thế kỷ. Nguồn ảnh: Bảo tàng phụ nữ Nam bộ

* Trọng phụ nữ - bản sắc văn hóa từ ngàn đời

Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần của văn hóa nông nghiệp định cư coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp, coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét. Tục ngữ Việt Nam chứa đựng không ít những câu thể hiện điều này như: Nhất vợ nhì trời, Lệnh ông không bằng cồng bà, Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng…

Phụ nữ Việt Nam được xem là người có trách nhiệm quản lý kinh tế, tài chính trong gia đình, dân gian gọi họ là người Tay hòm chìa khóa, đề cao vai trò, đóng góp của họ trong gia đình Của chồng công vợ. Phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang [thành ngữ].

Vì tầm quan trọng của người mẹ, cho nên trong tiếng Việt, từ “cái” vốn có nghĩa là “mẹ” đã được chuyển nghĩa thành “lớn, quan trọng, chủ yếu”  như: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, ngón tay cái, chữ cái…

Sau này, khi chế độ phụ quyền được xác lập do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người dân đã phản ứng dữ dội qua bài ca cao: Ba đồng một mớ đàn ông/ Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/ Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.

Trong các bài giảng về Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS-TS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm còn nhấn mạnh đặc trưng: ông cha ta với đặc trưng văn hóa nông nghiệp, thiên về âm tính dẫn đến lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là thờ nhiều nữ thần. Vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên các nữ thần của ta, của dân tộc chính là các Bà Mẹ, các Mẫu. Trước hết đó là các Bà Trời như: Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Cửu Trùng. Ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana. Bà Đất với tên Mẹ Đất - Địa Mẫu. Ở nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước còn tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông… Trong dân gian, ba thần này còn được thờ chung như Tam Phủ cai quản 3 vùng trời - đất - nước: Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Ngoài ra còn có các Bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp, Ngũ hành Nương Nương, Mười hai bà Mụ…

* Luôn giữ gìn truyền thống

Theo GS-TS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, trải qua quá trình phát triển liên tục, cũng như các nền văn hóa khác, văn hóa Việt Nam đã phát triển trong sự giao thoa mật thiết với văn hóa khu vực. Do đó, nền văn hóa Việt Nam thời kỳ sau này, đặc biệt là từ khi nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Trung Hoa.

Lúc này, văn hóa Việt Nam “du nhập” các tư tưởng, quan niệm của Nho giáo như: Nam tôn nữ ty, Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, thuyết Tam tòng [Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử]… Nhiều người nếu không liên hệ đến cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam, cũng như tiến trình văn hóa của dân tộc, thì có thể “tưởng” rằng các quan niệm đó vốn có ở Việt Nam từ ngàn xưa và khó lý giải được nguyên căn vấn đề.

Thực tế, trong quá trình giao thoa, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, ông cha ta vẫn có sự chọn lọc trong tiếp nhận văn hóa, giữ gìn được những bản sắc văn hóa dân tộc. Chẳng hạn, trong khi truyền thống người Trung Hoa luôn coi trọng đàn ông, thì tại Việt Nam, ngay cả lúc Nho giáo cực thịnh, người Việt vẫn giữ được phần nào truyền thống coi trọng phụ nữ. Trong Quốc triều hình luật [Luật Hồng Đức] và Hoàng triều luật lệ [Luật Gia Long] - hai bộ luật ra đời vào những thời kỳ Nho giáo phát triển, nhưng nét đáng chú ý ở hai bộ luật này chính là tinh thần dân chủ, mà một biểu hiện quan trọng là truyền thống trọng phụ nữ.

Luật Hồng Đức đảm bảo cho con gái được hưởng quyền thừa kế tài sản bình đẳng như con trai. Con gái, cháu gái có quyền hương khói cho cha mẹ trong trường hợp trong nhà không có con trai, cháu trai [Điều 391, Điều 395]; nếu con trai trưởng còn nhỏ thì bà quả phụ có quyền thay con mà tế tự tổ tiên. Trong hôn nhân, luật giành cho người phụ nữ có quyền từ hôn nếu thấy vị hôn phu chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản [Điều 322]. Điều 308 cho phép người vợ có quyền bỏ chồng nếu trong 5 tháng người chồng bỏ rơi vợ, không đi lại. Khi ly hôn, tài sản của ai có trước khi kết hôn được trả về cho người đó, còn tài sản chung do 2 vợ chồng làm nên thì chia đều cho mỗi người một nửa.

Còn Luật Gia Long theo luân lý Trung Hoa cho phép đàn ông có 7 cớ bỏ vợ [gọi là có quyền bỏ vợ, gọi là thất xuất] nhưng đồng thời lại đặt ra 3 trường hợp người đàn ông không có quyền bỏ vợ [gọi là tam bất khả xuất] để hạn chế bớt thiệt thòi cho phụ nữ. Luật Gia Long cũng cấm chồng không được bán vợ, không được bắt vợ làm thuê, không được hạ vợ chính xuống làm nàng hầu. Khoản 268 điều 17 còn cấm đàn ông không được dùng lời nói sàm sỡ, thô tục để xúc phạm người phụ nữ, nếu người phụ nữ vì thế mà tự vẫn thì người đàn ông sẽ bị xử tội.

* Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp

Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh vai trò của phụ nữ, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III vào ngày 9-3-1961, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh rằng: “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...” .

Ngày nay, những quyền cơ bản của phụ nữ Việt Nam được nêu rõ trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Luật BHXH, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... 

Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc Loan, quyền của phụ nữ Việt Nam trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật tựu trung đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là: bình đẳng và ưu tiên. Theo đó, bên cạnh những quyền bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật, pháp luật Việt Nam còn có những quyền ưu tiên trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu... Những ưu tiên này tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện năng lực của mình, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội.

“Ngày nay phụ nữ Việt Nam với 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” luôn ngày càng phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt để khẳng định năng lực của mình, có những đóng góp được gia đình - xã hội tôn vinh. Tôi thiết nghĩ, đó cũng chính biểu hiện cụ thể và rõ nét về sự phát triển, tiến bộ của xã hội, trên cái nền bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta” - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc Loan chia sẻ.

Lâm Viên

Video liên quan

Chủ Đề