Tại sao việt nam không mua được vắc xin

VN đổi mục tiêu sử dụng tiền dân góp vào Quỹ vaccine ra sao?

Nguồn hình ảnh, PHU NGUYEN/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phun khử khuẩn một lô vaccine viện trợ từ nước ngoài

Việc sử dụng Quỹ vaccine để hỗ trợ nghiên cứu vaccine của Chính phủ Việt Nam đang gây tranh cãi.

Theo VnExpress, hôm 8/9, kết luận của Thủ tướng tại cuộc làm việc với các nhà khoa học tuần trước, nêu rõ việc hỗ trợ nhằm nhanh chóng có vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

Theo đó, "Bộ Y Tế và Bộ Tài chính đề xuất phương án sử dụng Quỹ vaccine Covid-19 cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước".

Vẫn theo báo này: "Giữa tháng 8, Thủ tướng quyết định sử dụng 8,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ vaccine Covid-19 để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai vaccine Covivac."

Quảng cáo

Tuy nhiên, không có thông tin gì về việc sử dụng quỹ này để mua vaccine từ nước ngoài được hé hộ. Ngay lập tức, mạng xã hội có nhiều thắc mắc về cách thức sử dụng Quỹ vacccine của chính phủ.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân chờ tiêm vaccine tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì?

Dường như để huy động được tiền đóng góp của người dân vào quỹ này, truyền thông VN ban đầu đã nhấn mạnh đến hai yếu tố là tính chất cấp bách và phải mua vaccine nước ngoài.

Trong một bài xuất bản hôm 27/7, Vietnam Plus viết ngay dưới hàng tựa: "Theo Bộ Tài chính, cuộc vận động ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 rất hiệu quả, đã nhận được số tiền ủng hộ lớn, đây là nguồn lực quan trọng để Bộ Y tế mua, tiêm vaccine cho người dân, cộng đồng."

Lao Động viết: "...để có đủ kinh phí mua vaccine tiêm cho nhân dân theo mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19."

Viết về lễ ra mắt Quỹ vaccine này, tờ báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam mô tả: "Để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam."

Báo này nêu: "Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được 130 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ Y tế hiện vẫn đang tiếp tục trao đổi nhằm đạt mục tiêu 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Tất cả các vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả."

Covid-19: TP HCM thành điểm nóng; VN muốn xây nhà máy vaccine

Vaccine Covid được chia sẻ như thế nào?

VN: không chống việc tiêm vaccine, nhưng bất đồng về vaccine Trung Quốc

Bà Phạm Chi Lan: Ưu tiên số một ở VN phải là tăng tốc tiêm chủng Covid

Tiêm chủng có tăng tốc nhưng vẫn chậm

Tuy thế, gần đây, hiện tượng thiếu vaccine tiêm cho dân khiến Việt Nam vẫn chậm hơn nhiều nước Đông Nam Á về tiến độ "phủ sóng" tiêm chủng.

Tính đến 08/09/2021, Việt Nam đã có 23.577.917 tổng số liều vaccine đã tiêm, bằng 24,02 liều trên 100 người, thấp hơn Thái Lan [54,57 liều trên 100 người]; Lào [59,66 liều trên 100 người] và Campuchia [119,86 liều trên 100 người]theo số liệu của Our World in Data, ONS, gov.uk.

Vaccine đang được sử dụng ở Việt Nam gồm có Moderna [2 liều]; Oxford/AstraZeneca [2 liều]; Pfizer/BioNTech [2 liều]; Sinopharm [2 liều] và Sputnik V [2 liều]

Con số hàng chục, hàng trăm triệu liều "đã nhận được" - không nói rõ là mua hay được viện trợ - và cụ thể ngày nào về tới Việt Nam cũng khiến cho luồng thông tin chính thống bị một phần dư luận mạng xã hội đặt câu hỏi.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Người dân đọc báo miễn phí trong mùa dịch, theo truyền thông nhà nước

Đài Đức, Deutsche Welle gần đây có bài nói các nước EU đã cho chính phủ VN hàng triệu liều vaccine vì lý do kinh tế, và địa chính trị.

Bài báo của trang DW không nói là Việt Nam phải bỏ tiền ra mua vaccine từ châu Âu mà đây là các khoản biếu tặng [donations].

Các chính phủ Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc cũng nói họ viện trợ vaccine cho Việt Nam.

Mua vaccine ngoại hay dùng tiền để làm vaccine Việt Nam?

BBC News Tiếng Việt ghi nhận một số ý kiến trên mạng xã hội Facebook về việc này.

Ví dụ Facebooker Nga Doan bình luận: "Kêu gọi tiền mua vaccine, thì dùng tiền đấy mua vaccine. Nếu không sử dụng đúng mục đích, thì lần sau kêu gọi dân có còn lòng tin để ủng hộ nữa không."

Người này còn nêu: "Để sống chung dịch thì cần nguồn vaccine tốt và sẵn. Tiền ủng hộ mua vaccine đã sẵn. Nhưng các Bộ đã đàm phán ký và mua được bao nhiêu vaccine rồi, chưa công khai rõ với dân. Tiền của dân ủng hộ, dân có quyền biết..."

Bạn QuocHung Tran nói: "Người dân đóng quỹ để mua vaccine về cho dân tiêm chứ không phải đóng để nghiên cứu..."

"Thôi chơi vậy ai chơi lại, trả lại tiền quỹ vacxin cho người dân đi . Trong lúc khó khăn còn chơi bùng binh" là ý kiến của Phương Thuý Phạm.

Không những thắc mắc về mục đích sử dụng, có người còn đặt vấn đề, sau này Chính phủ cần quyên tiền sẽ gặp khó khăn vì mất niềm tin.

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân tự nguyện giúp nhau

Yên Ji viết: "Lúc đầu thì kêu gọi người dân đóng góp vào quỹ vaccine để mua, bây giờ rồi chuyển qua nghiên cứu. Vậy đợi đến bao giờ giống như dụ trẻ em ăn kẹo đưa tiền rồi không cho. Lời nói không đi đôi với việc làm lúc kêu gọi khác khi nhận được thì khác."

Minh Đức viết: "Không hiểu luôn. Kêu gọi đóng góp để mua vacvine cơ mà, sao không mua về chích cho đủ mũi hai. Tiền nào ra tiền đó chứ, làm ăn vậy sau này dân không quyên góp nữa đâu. Xem xét lại cho kỹ càng đi, không phải ở trên đó muốn làm sao là làm đâu."

"Em không đồng ý nha. Thành công thì bị lâu, thất bại thì ngay tức khắc. Các doanh nghiệp làm vaccine thừa sức làm? Để họ làm xong họ bán lấy lời chứ sao lấy quỹ mua vaccine chuyển sang doanh nghiệp được? Mập mờ quá" là ý kiến của danh khoản Bùi Hạnh.

Đến nay, theo TTXVN, Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 9/9, Quỹ vaccine COVID-19 nhận được 8.663 tỷ đồng, với sự đóng góp của 541.966 tổ chức và cá nhân.

Show more

Video liên quan

Chủ Đề