Thành Cổ Loa được xây dựng bằng gì

Không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một tên hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy…, thành Cổ Loa còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về thành Cổ Loa, Hà Nội hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới!

popolulu.vietnam

Thành Cổ Loa ở đâu?

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành [thành Ốc], thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần.

Với diện tích lên tới 500ha đây là tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN dưới thời vua An Dương Vương, thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X.

Giá vé tham quan thành Cổ Loa

LoạiGiá
Người lớn10.000đ
Trẻ emMiễn phí

Kiến trúc thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng thành có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn 3 vòng. Thành được chia làm 3 khu vực chính:

  • Thành ngoại: Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề với chu vi khoảng 8km. Chiều cao trung bình của các lũy xưa là từ 4 – 5m tuy nhiên cũng có một vài lũy đặc biệt được xây cao tới 8 – 12m tiêu tốn khoảng 2,3 triệu m3 đất.
  • Thành trung: Được xây dựng có kết cấu như thành ngoại nhưng thành trung có diện tích hẹp và kiên cố hơn với chu vi chỉ khoảng 6,5km.
  • Thành nội: Đây là nơi ở của vua cùng một số quan lại triều đình có chu vi khá nhỏ chỉ khoảng 1,65km. Ngày nay khu vực này đã được nhân dân xây dựng đền thờ vua An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu và là nơi quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng.

Ý nghĩa lịch sử của thành cổ

Dưới thời Âu Lạc, Cổ Loa tọa lạc tại một vị trí vô cùng đắc địa, nằm trên đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng, là đầu mối quan trọng của cả đường bộ và đường thủy, là nơi chứng kiến giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt cổ. Bởi vậy mà nơi đây đã được chọn làm kinh đô của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ III TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN

Đây là nơi lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ.

Hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia.

Mồ hình thành Cổ Loa [Sưu tầm]

Điểm đến khi tham quan thành Cổ Loa

Đền thờ An Dương Vương

Nằm ở vị trí trung tâm Thành trong, đền thờ An Dương Vương còn có tên gọi khác là đền Thượng. Đền được xây dựng dưới thời vua Lê năm 1687 và được trùng tu năm 1893.

Tọa lạc trên một gò đất hình đầu rồng, đền thờ An Dương Vương được bao bọc hai bên bởi hai cánh rừng, phía bên dưới còn có hai hố tròn gọi là mắt rồng. Đứng từ đây quan sát, bạn sẽ thấy một hồ nước lớn nằm ngay phía trước đền. Bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy hay còn gọi là Giếng Ngọc, nơi Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn theo như trong truyền thuyết.

Tham quan bên trong đền, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những di vật lịch sử như tượng An Dương Vương, hai con ngựa hồng cùng vô số các món đồ cổ bằng sứ, gỗ, đồng, vải.

wecheckinvn

Ngự triều di quy – đình Cổ Loa

Tương truyền rằng đây vốn là một ngôi đình cổ được chuyển từ nơi khác về và được dựng lại vào cuối thế kỉ XVIII. Hiện nay, đền còn được biết đến với tên gọi là Ngự Đình hay đình Cổ Loa.

Kiến trúc ngôi đình với mái đình cong vút, phía trên cột đình có sự hiện diện của đôi câu đối do chính thủ lĩnh Cần Vương Tôn Thất Thuyết từng nói về thành Cổ Loa.

Bên trong đình còn lưu giữ và trưng bày rất nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm có giá trị lịch sử vô cùng quý giá. Tiểu biểu đó là những mũi tên bằng đồng từ thời An Dương Vương.

hoangbui12

Am Bà Chúa

Nằm ngay bên trái đình Cổ Loa là Am Bà Chúa. Nơi đây được dân làng gọi là mộ Mị Châu, nơi thờ công chúa Mị Châu. Cạnh am là cây đa nghìn năm tuổi tỏa bóng mát xum xuê như dang tay che chở, bảo vệ am nhỏ. Bên trong am có một bức tượng gọi là tượng công chúa Mỵ Châu. Đây vốn là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu.

Tương truyền rằng sau khi chết Mị Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, phía Đông thành Cổ Loa. Người dân trong thành thấy vậy bèn bảo nhau đem võng ra cáng về. Tuy nhiên đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, mọi người bảo nhau lập am thờ ngay tại vị trí ấy.

Đền thờ Cao Lỗ

Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông là một vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa.

Sưu tầm

Kinh nghiệm tham quan thành Cổ Loa

Lựa chọn trang phục lịch sự, không nên mặc váy hoặc quần áo quá ngắn. 

Tránh nói to, tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến mọi du khách cũng như sự thanh tịnh, bình yên của di tích.

Không nên sờ mó, nghịch ngợm lung tung vào các hiện vật lịch sử được lưu giữ và trưng bày bên trong di tích.

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: //disantrangan.vn/

Facebook: //www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: //www.facebook.com/groups/checkintrangan

Trang chủ » Du Lịch » Thành Cổ Loa Hà Nội | 10 Vẻ đẹp hào hùng còn sót lại

Thành Cổ Loa là một địa điểm du lịch mang đậm các giá trị lịch sử và văn học nghệ thuật. Hãy dành một ngày cuối tuần đẹp trời để du lịch thành Cổ Loa cùng bạn bè, người thân nhé!

Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời trị vì của Ngô Quyền. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là ” tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trú độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ “.

Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích ” Chiếc Nỏ Thần “, khi vua An Dương Vương định đô xây thành [ thế kỷ III TCN ]. Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy 1 phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngơi ý chí quật cường và sức mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy. Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên nhưng chúng ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.

Mũi tên Nỏ Thần

Nghe kể, Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ.Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và bò quanh nhiều vòng dưới chân thành. Khi này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữạ.

Thành Cổ Loa là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nhân Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sỹ hùng mạnh của nước. Cho tới ngày nay, dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.

Tòa thành được xây dựng với thiết kế xoắn ốc vậy nên nó còn có một tên gọi khách là Loa Thành.

Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài 3 vòng là 16km và chiều cao là 10m. Tương truyền, cứ hễ thành đắp đến đâu là xây luỹ đến đó. Cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào; xung quanh được bố trí cổng ra vào thành và các pháo đài.

Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình từ 4m – 5m có chỗ cao 12m. Chân thành rộng tới 30m. Mặt ngoài, tòa thành cao lớn và gai góc để cản quân thù. Còn bên trong thì thoai thoải để binh sỹ dễ dàng lên xuống.

Loa thành chủ yếu được xây bằng đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá Kè được dùng xây chân thành để vững chắc nhất, đặc biệt là cách chân thành sát sông, ven đầm thì sẽ cần nhiều đá hơn.

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn với rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Khu di tích này ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cách trung tâm thành phố chưa 20km.

Từ trung tâm tp.Hà Nội, bạn đi dọc theo quốc lộ 1A cũ khoảng 10km sẽ tới cầu Đuống. Đến thị trấn Yên Viên các bạn có thể rẽ trái để vào quốc lộ 3. Lúc này chỉ cần đi khoảng 5km nữa là sẽ tới khu di tích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển, một số tuyến buýt đi trực tiếp tới địa điểm này như tuyến 14, 17 hoặc tuyến 43, 46, 59.
  Hoàng Thành Thăng Long | Khám phá vẻ đẹp nơi lưu giữa văn hóa nghìn năm

  • Vé vào thành Cổ Loa có giá là 10,000 đồng/người.
  • Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 18h00 hàng ngày.

Thành Cổ Loa được chia thành 3 khu biệt lập bao gồm Thành Nội; Thành Trung và Thành Ngoại. Thành Nội là nơi ở của vua An Dương Vương cùng hậu cung và các quan lại trong triều. Thành Trung có diện tích lớn hơn, tường thành cao trung bình 10m, có bốn cửa theo các hướng khác nhau.

Các nhà khảo cổ học đã từng khai quật được nhiều ngôi mộ cổ; rìu lưỡi xéo bằng đồng, trống đồng, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh và khuôn đúc mũi tên,

Thành ngoại có tổng chiều dài lên tới 8000m và tường thành cao từ 3-4m. Cấu trúc này tạo cho thành Cổ Loa như trở thành một mê cung thực sự. Trong đó, nổi bật lên một số địa điểm như Đền thờ An Dương Vương; Ngự triều di quy – đình Cổ Loa; Đền thờ Cao Lỗ; Am Bà Chúa; Giếng Ngọc…

Du lịch thành Cổ Loa phải kể đến đầu tiên đền thờ An Dương Vương hay còn gọi là Đền Thượng – nơi vua ở trước kia. Kiến trúc của khu đền thờ cũng rất độc đáo qua các hình chạm khắc và những linh vật trước cổng đền.

Đền thờ An Dương Vương

Giếng Ngọc nằm giữa hồ Bán Nguyệt và cũng ngay cửa đền vua An Dương Vương. Nước trong giếng Ngọc nếu nhìn từ xa sẽ thấy màu hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.

Theo truyền thuyết xưa kể lại, đây là nơi Trọng Thủy đã từng gieo mình xuống vì quá hối hận và thương tiếc cho nàng Mỵ Châu.

Ngự Triều Di Quy là nơi trước đây vua thường thiết triều. Nơi này được xây dựng bề thế với nhiều nét kiến trúc tiêu biểu như Tứ linh và Tứ quý. Dưới thời nhà Lê, ngôi đình này được dựng lại vững chãi và lưu giữ giá trị gần như nguyên vẹn cho tới tận ngày nay.

Ngự triều di quy – đình Cổ Loa

Tương truyền, đây là nơi an nghỉ của Mỵ Châu. Bởi khi nàng gieo mình xuống biển tự vẫn, ngư dân gần đó thấy một tảng đá hình người không đầu dạt vào bờ biển, toan hô người khiêng về thì đi đến khu vực gốc đa [nay là Am Bà Chúa] thì đứt gánh. Vậy nên đã lập tại nơi đây một am thờ, dưới bóng mát của cây đa nghìn năm tuổi.

Mặc dù chưa xác định được truyền thuyết là có thật hay không nhưng ngày nay đền vẫn thờ phụng công chúa Mị Châu trong trang phục kiêu sa nhưng không có đầu.

Cao Lỗ là vị tướng tài ba dưới thời vua An Dương Vương. Ông là tác giả của cây nỏ thần – Nỏ Liên Châu và chính ông cũng là người chỉ huy trực tiếp việc xây thành Cổ Loa. Đền thờ được dựng lên để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng này.

Pho tượng Cao Lỗ đang ngắm nỏ bắn quân giặc được đặt ở hồ nước trước cửa đền.

Lê hội thành Cổ Loa sẽ kéo dài từ mùng 6 cho đến ngày 16 tháng Giêng hàng năm. Cũng giống như giỗ tổ Hùng Vương, đây là dịp để người dân tưởng nhớ công lao đắp lũy xây thành của Thục Vương. Bên cạnh đó mọi người cũng đến đây để cầu mưa thuận gió hòa, mùa mang tốt tươi và một năm mới an lành.

Ngoài nghi lễ thờ cúng, nơi này còn tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian rất sôi động và được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Cổ Loa nổi tiếng với món cháo trai bổ dưỡng thơm phưng phức. Cháo được ăn kèm với quẩy nóng; hành phi; ruốc và vài miếng cà muối xổi.

Tôi từng nếm thử cháo trai ở phố cổ Hà Nội, những gánh cháo rong trên con phố hàng Cót lúc về chiều. Nhưng món cháo trai ở đất Cổ Loa vần là ngon nhất. Chỉ tiếc bụng mình quá nhỏ để ăn cho hết bát cháo trai 10k đầy ụ này.

Ngoài ra, một số món đồ lưu niệm dành tặng cho người thân; bạn bè mà du khách có thể mua về như các bức tượng sứ mini về rùa Kim Quy; tướng Cao Lỗ; vua An Dương Vương…

Bên cạnh đó, người dân ở đây cũng trồng được rất nhiều loại nông sản; rau củ tươi ngon, an toàn để đem ra chợ bán.

Đến với nơi này, bạn sẽ được trở về quá khứ, sống trong những câu chuyện sự tích về Mỵ Châu – Trọng Thủy; trầm trồ không ngớt trước kỳ quan kiến trúc của cha ông ta hàng ngàn năm nay.

Đây cũng là một trong những di tích quan trọng của không chỉ người dân Hà Nội mà còn của cả dân tộc. Nếu có dịp ghé Hà Nội vậy tại sao khổng tìm về cội nguồn?

Trên đây là một số kinh nghiệm du lịch thành Cổ Loa dành cho các bạn đang có dự định tham quan di tích lịch sử nổi tiếng này. Chúc các bạn sẽ có ngày nghỉ thư giãn và vui vẻ.

Video liên quan

Chủ Đề