Theo bộ luật hình sự 2023 tội phạm là gì năm 2024

Tội phạm là hành vi vi phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội và trật tự xã hội. Các cá nhân, tổ chức phạm tội khi bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm và sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.

Theo cách hiểu trên, tội phạm là hành vi gây tổn hại cho xã hội. Một cá nhân tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình sẽ gay ra thiệt hại cho một cá nhân khác hoặc tập thể khác về vật chất hoặc nghiêm trọng hơn là sinh mệnh con người.

Tội phạm ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chương III Điều 8 của bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 100/2015/QH13 quy định:

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Đặc điểm của tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Tính nguy hiểm cho xã hội (khác với Tính trái với luật hình sự của Bộ luật Hình sự Việt Nam Cộng Hòa năm 1972)

Tính có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý).

Do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (về độ tuổi, năng lực nhận thức...).

Phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó (chịu hình phạt tù...).

Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin). -Tính nguy hiểm cho xã hội: đây là đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Phân loại tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành bốn loại:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Tội phạm nghiêm trọng.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ở các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết luật pháp của các quốc gia đều quy định những hành vi được xem là tội phạm trong luật hình sự của nước mình.

A phạm tội vận chuyển hàng cấm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo phân loại tội phạm, tội phạm mà A thực hiện là tội gì?

Điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.

Căn cứ quy định nêu trên, do tội phạm mà A thực hiện có khung hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nên là tội phạm ít nghiêm trọng.

2. M (15 tuổi 08 tháng) vào nhà ông B trộm cắp tài sản. M đã lấy 01 chiếc túi, trong đó có 05 triệu đồng tiền mặt và 01 cây vàng trị giá 55 triệu đồng. Đề nghị cho biết trong trường hợp này, M có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Trong trường hợp này, M có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”

Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 về phân loại tội phạm thì đây là tội phạm nghiêm trọng: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù”. Tuy nhiên, do M mới 15 tuổi 08 tháng nên căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), M không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự vì đây là tội phạm nghiêm trọng.

Theo bộ luật hình sự 2023 tội phạm là gì năm 2024

3. Đề nghị cho biết người phạm tội được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:

- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi có quyết định đại xá.

- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được nhà nước và xã hội thừa nhận.

Bên cạnh đó, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

4. Mức tiền phạt tối thiểu áp dụng đối với người phạm tội là bao nhiêu?

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng”.

Căn cứ quy định nêu trên, mức tiền phạt tối thiểu áp dụng đối với người phạm tội là 1.000.000 đồng.

5. Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về tái phạm và tái phạm nguy hiểm

Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:

- Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

- Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

6. Đề nghị cho biết phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại?

Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau: “Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300, 324 của Bộ luật này”.

Cụ thể là các tội sau đây: Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã); Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố) và Điều 324 (tội rửa tiền).

  1. Đề nghị cho biết pháp luật hiện hành quy định các hình phạt nào được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

Một trong những nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự đó là: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (khoản 5 Điều 91) và “Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (khoản 6 Điều 91). Trên cơ sở đó, Điều 98 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền.

- Cải tạo không giam giữ.

- Tù có thời hạn.

8. G (17 tuổi 05 tháng) phạm tội giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Đề nghị cho biết mức hình phạt tối đa mà Tòa án có thể áp dụng đối với G là bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên do khi phạm tội G mới 17 tuổi 05 tháng nên trong trường hợp này, Tòa án chỉ được áp dụng mức hình phạt tối đa đối với G là 18 năm tù.

9. V (14 tuổi 10 tháng) phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt từ 07 năm dến 15 năm tù. Đề nghị cho biết mức hình phạt tối đa mà Tòa án có thể áp dụng đối với V trong trường hợp này là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: “ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên do khi phạm tội V mới 14 tuổi 10 tháng nên trong trường hợp này, Tòa án chỉ được áp dụng mức hình phạt tối đa đối với A là 07 năm 06 tháng tù.

10. A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 đều có hình phạt chính là cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khi thực hiện hành vi phạm tội, A mới 17 tuổi. Xin hỏi hình phạt chung cho cả 2 tội danh nêu trên đối với A được quy định như thế nào?

Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội”.

Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau: Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt. Đối với hình phạt chính, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

Như vậy, căn cứ quy định trên, hình phạt chung cho A đối với 02 tội danh cố ý gây thương tích và trộm cắp tài sản là cải tạo không giam giữ không quá 03 năm.

  1. Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp nào?

Điều 105 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể về giảm mức hình phạt đã tuyên. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp sau đây:

- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

12. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích trong trường hợp nào?

Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về xóa án tích. Theo đó, người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; Người bị áp dụng biện pháp tư pháp theo quy định.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

- 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo.