Thị trường phái sinh tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ra đời vào tháng 08/2017; đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường chứng khoán trong nước.  Sau 4 năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường này tiếp tục gây ấn tượng với những con số tăng trưởng mà các quốc gia khác phải mơ ước.

Sơ lược về lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, mới đây đã hơn 25 năm kể từ ngày chúng ta lần đầu tiên được biết đến. Dưới đây là những cột mốc lịch sự quan trọng, được tóm gọn như sau:

  • Ngày 28/11/1996 thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội. Vào ngày 11/7/1998, tức 2 năm sau đó, thị trường chứng khoán của Việt Nam, chi nhánh TPHCM chính thức được khai sinh, thành lập dựa trên Nghị định số 48/CP của Chính phủ. 
  • Ngày 28/7/2000 là cột mốc đáng nhớ, ghi nhận phiên giao dịch đầu tiên [mỗi tuần 2 phiên] của thị trường chứng khoán [TTCK] Việt Nam. Với 2 mã cổ phiếu tiên phong duy nhất là REE và SAM [cổ phiếu thuộc công ty Cổ phần Cơ điện lạnh và Công ty Cổ phần SAM Holdings]. 
  • Đến năm 2007, ghi dấu bước ngoặt mở rộng thời gian giao dịch chứng khoán từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h. Từ đó, TTCK cũng được hoạt động sôi nổi hơn trước.
  • Từ năm 2012 đến năm 2016 là những bước thay đổi, hoàn thiện, điều chỉnh biên độ giao dịch của TTCK sao cho phù hợp. Trong khoản thời gian này, cũng có nhiều lệnh mới được bổ sung.
  • Tháng 8/2017, chứng khoán phái sinh chính thức ra mắt; đây là loại chứng khoán hấp dẫn, thu hút giới đầu tư hiện nay.

Các sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường Việt Nam

Sự hình thành của sản phẩm phái sinh đầu tiên tại Việt Nam được dựa trên sự tìm hiểu; phân tích chuyên sâu dựa trên các quốc gia dẫn đầu về TTCK. Lúc bấy giờ, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là sản phẩm khá phổ biến và phát triển. 

Tuy nhiên, xét về tính chất và cấu trúc thì hợp đồng tương lai được đánh giá là có nhiều nét tương đồng; phù hợp với thị trường Việt Nam về mặt sản phẩm, thiết kế, nguyên tắc giao dịch, độ tiếp cận… vì thế đây được chọn là sản phẩm phái sinh đầu tiên. 

Sản phẩm phái sinh đầu tiên được ra mắt – hợp đồng tương lai được hiểu đơn giản là một thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong đó, thời gian xác định giao dịch và giao hàng cũng sẽ được xác định rõ trong tương lai.  

Tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam mới ra đời đã được cộng đồng đầu tư tìm hiểu và đón nhận rộng rãi

Về khái niệm “Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?” tại bài viết này chúng tôi xin phép được không nhắc lại; bạn có thể tham khảo tại ĐÂY – Chúng tôi đã phân tích từ trước. Phạm vi bài viết này sẽ xoay quanh thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.

Mặc dù chưa được hoàn thiện nhưng thị trường chứng khoán [TTCK] phái sinh ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc ra đời thị trường này là nhu cầu cần thiết để nước ta phát triển thị trường tài chính. Giúp TTCK trong nước đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng để sinh lợi.

Phân loại thị trường chứng khoán phái sinh

Hiện nay TTCK phái sinh được phân thành hai loại. Bao gồm: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

  • Thị trường tập trung là thị trường mà hoạt động mua bán được thực hiện qua lại liên tục. Chứng khoán phái sinh sẽ được niêm yết bởi sàn giao dịch chứng khoán.
  • Thị trường phi tập trung là thị trường mà giao dịch các chứng khoán phái sinh nhưng không được niêm yết ở trên sàn giao dịch chứng khoán.

Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

TTCK phái sinh có vai trò trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính. Bên cạnh đó nó còn giúp tăng sức hấp dẫn của thị trường đối với nhà đầu tư. Sau đây là một số vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam:

  • Là giải pháp hiệu quả và thay thế cho các giao dịch bằng tiền mặt. Tăng khả năng huy động vốn và phân bổ nguồn lực. Thị trường chứng khoán phái sinh tăng tính thanh khoản cho thị trường
  • Tạo ra công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro. Bao gồm: rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất khi có sự biến động của giá.

Các loại sản phẩm chính

Trên TTCK phái sinh thế giới thì có 4 loại sản phẩm:

Trên TTCK phái sinh thế giới thì có 4 loại sản phẩm

Trong đó, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có sản phẩm duy nhất là hợp đồng tương lai. Cụ thể:

  • Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu [VN30 và HNX30]
  • Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ [kỳ hạn 5 năm].

Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản; tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

>>> Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam và vai trò tuyệt vời

Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Với thời gian hoạt động còn khá ngắn so với các nước trên thế giới. Vì vậy, thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mới so với các nhà đầu tư.

  • Năm 2017 sản phẩm phái sinh đầu tiên được ra mắt. Sản phẩm đó chính là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Trong phiên giao dịch đầu tiên thì có 487 hợp đồng. Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam được mở cửa sau 17 năm ngày mở cửa thị trường chứng khoán cơ sở;
  • Trong năm 2018 thì khối lượng giao dịch tăng gấp 7 lần so với năm 2017;
  • Hiện nay, 95% nhà đầu tư là cá nhân và mỗi ngày sẽ có 153 tài khoản mới được tạo ra.

Hiện nay, sản phẩm HĐTL VN30 có thanh khoản cao và ổn định nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh trong nước; đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID19. Năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 160.000 hợp đồng/phiên; và thị trường đã đạt kỉ lục giao dịch với HĐTL VN30 với 356.033 hợp đồng vào ngày 29/7/2020. Trong 7 tháng đầu năm 2021, kỉ lục giao dịch mới được xác định với 403.266 hợp đồng vào phiên giao dịch ngày 12/7/2021. Thống kê giao dịch tháng của HĐTL VN30 cho thấy một xu hướng phát triển tương đối ổn định; của sản phẩm trong 1.000 phiên giao dịch.

Những khó khăn của TTCK phái sinh ở Việt Nam

Bên cạnh những tiềm năng phát triển, rõ ràng thị trường này vẫn còn tồn tại một số khó khăn và thách thức cần phải khắc phục.

  • Cơ cấu nhà đầu tư: Đối với hợp đồng tương lai thì chỉ cho phép sự tham gia của nhà đầu tư là tổ chức. Còn những nhà đầu tư cá nhân không được phép. Điều này đã làm cho thị trường hợp đồng tương lai hoàn toàn mất tính thanh khoản.
  • Tính đa dạng sản phẩm: Hiện nay, trên TTCK phái sinh chỉ có 2 sản phẩm. Đó là hợp đồng chỉ tương lai và hợp đồng chỉ số. Trong đó chỉ có một sản phẩm có tính thanh khoản; là hợp đồng chỉ số nhưng nó lại còn nhiều hạn chế.
  • Cơ sở pháp lý: Mặc dù đã được quy định bởi các văn bản pháp luật; nhưng nó vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này gây ra một số khó khăn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường.
  • Thị trường chưa phổ biến: Tỷ trọng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước giảm dần; từ 98% vào cuối năm 2017 xuống còn 83,81% năm 2020; và trong 7 tháng đầu năm 2021 còn 81,17%. Giao dịch của NĐT tổ chức trong nước [bao gồm cả tự doanh] và của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên; nhưng cũng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ; trung bình lần lượt khoảng 17,7% và 1,13% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Hoàn thiện các cơ sở pháp lý liên quan

Dựa trên thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam; cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ sở pháp lý  liên quan đến TTCK phái sinh bậc cao.

Vì thế, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là những cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng giúp triển khai TTCK phái sinh tại Việt Nam trong tương lai. 

Tuy nhiên, cần tiếp tục theo sát và phối hợp với các cơ quan quản lý khác cùng với đơn vị tổ chức; nhằm góp phần xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho từng bước đi của các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý, chế tài kiểm tra; kiểm soát các giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường cũng cần được nghiên cứu bổ sung. Điều này khá quan trọng giúp phòng ngừa các rủi ro khi sử dụng công cụ phái sinh cho các nhà đầu tư. Nhưng về bản chất các công cụ này cùng rất dễ bị lợi dụng gây ra những rủi ro khó lường.

Hội nhập quốc tế

Giải pháp tiếp theo đó là cần tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến hành cải cách, xây dựng và phát triển TTCK phái sinh theo đúng chuẩn mực quốc tế. Từ đó tạo ra nhiều cơ hộp liên kết, hợp tác với các khu vực quốc tế, giúp tăng tính cạnh tranh; đa dạng hóa kênh đầu tư, cũng như thu hút vốn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Có cơ hội tạo dựng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính lớn hàng đầu thế giới và vẫn đang được duy trì tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang giữ độ uy tín nhất định khi tham gia hầu hết các Hiệp định thương mại các tổ chức tài chính. Từ đó cũng sẽ tạo cơ hội cho TTCK phái sinh phát triển; thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Đa dạng về sản phẩm

Giải pháp tiếp theo là tập trung nghiên cứu, góp phần đa dạng hóa sản phẩm. Để khắc phục hạn chế của hợp đồng tương lai trong TTCK phái sinh chỉ số VN30; SGDCK HNX đã nghiên cứu ra bộ chỉ số VNX200, đảm bảo cơ cấu chỉ số đủ chất lượng và cả quy mô lớn, giảm thiểu sự phụ thuộc chỉ số vào một số mã nhất định. 

Đây dự đoán sẽ là bộ chỉ số tốt, phù hợp cho hợp đồng tương lai mới và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai được bộ chỉ số mới này cần hoàn thiện bộ máy công nghệ thông tin TTCK hơn.

Định hướng đầu tư

Cuối cùng là định hướng đầu tư, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, và thực hiện công tác cổ phần hóa. Tất cả đều đang được Chính phủ, cơ quan, bộ ngành và địa phương đẩy mạnh triển khai. Bên cạnh đó, Luật chứng khoán 2019 cũng đã bắt đầu có hiệu lực được thi hành từ 01/01/2021; giúp thu hút vốn đầu tư và tạo ra tác động vô cùng tích cực cho thị trường. 

Những yếu tố về định hướng phát triển trên sẽ nền tảng vững chắc cho sự phát triển của TTCK trong thời gian tới. Từ đó tạo ra cơ sở phát triển, giúp hỗ trợ thúc đẩy thị trường cổ phiếu, trái phiếu phát triển đi theo sau đó.

Định hướng xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

TTCK phái sinh hiện vẫn còn đang tồn tại không ít những hạn chế, vì thế cần phải có một số định hướng xây dựng phù hợp trong thời gian tới như sau: 

  • Phát triển nhắm đến nhiều phân khúc nhà đầu tư khác nhau. Hiện TTCK phái sinh chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân là chủ yếu. Vì thế, cần tăng cường các chính sách quảng bá nhằm thúc đẩy đa dạng hóa về cơ cấu nhà đầu tư hơn trong tương lai. 
  • Phát triển hệ thống công nghệ, giao dịch hỗ trợ cho quá trình thanh toán; cải thiện chức năng trong dài hạn cho thị trường.
  • Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm mới, đa dạng hóa thị trường. Len lỏi vào nhiều thị trường cao cấp hơn như hợp đồng quyền chọn; hợp đồng tương lai trên cổ phiếu khác…

Lời kết

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường trong nước còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Vì thế khi giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh các bạn hãy nên cẩn thận. Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ chọn được cho mình một kênh đầu tư hợp lý. Chúc bạn thành công!

Hãy cùng theo dõi GROUP29KHOINGHIEP.COM để có những thông tin bổ ích nhé! Chúc các bạn thành công.

Tham khảo thêm các cách đầu tư tiền hiệu quả tại chuyên mục Đầu tư gì của chúng tôi nhé!

Có thể bạn sẽ quan tâm: Góc nhìn tổng quan về thị trường trái phiếu là gì ở Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề