Thuốc khớp phong mua ở đâu Thành Đô, Tứ Xuyên

Thông tin từ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây, tình trạng lạm dụng corticoid có xu hướng tăng lên gây nhiều hệ luỵ về sức khỏe cho người bệnh.

  • Gần 1.200 người Việt Nam sử dụng thuốc PrEP để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  • Bé 5 tuổi mọc rậm lông mặt, suy thượng thận do dùng thuốc Corticoid không đúng chỉ định

Điển hình là trường hợp bà D.T.K (61 tuổi, ở Bắc Ninh) đang điều trị tại Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường tuýp 2 cách đây 1 năm (đang duy trì tiêm insulin hằng ngày). Bệnh nhân bị đau khớp gối phải khoảng 10 năm, nhiều lần tiêm thuốc không rõ và sử dụng thuốc nam để điều trị đau khớp theo kinh nghiệm truyền miệng. Đợt này, bệnh nhân thấy mệt mỏi nhiều, ăn uống giảm, gầy sút 7kg trong một tháng nên đã đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai.

Qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có biểu hiện kiểu hình Cushing: teo cơ tứ chi, béo bụng, rạn da vùng bụng, da mỏng, dễ xuất huyết… và suy tuyến vỏ thượng thận do lạm dụng các thuốc có chứa corticoid để điều trị bệnh lý khớp trong thời gian dài. Sau 20 ngày điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện. Tuy nhiên, những tác dụng phụ mà corticoid gây ra với sức khỏe vẫn tiếp tục phải theo dõi và thăm khám định kỳ.

Trường hợp thứ 2 cũng bị suy tuyến vỏ thượng thận do lạm dụng corticoid là bà N.T.H (72 tuổi, ở Hải Dương). Bà H. vào viện ngày 22/10 với biểu hiện mệt mỏi nhiều, yếu nửa người trái. Theo bác sĩ, bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường, tăng huyết áp 10 năm, suy thận 2 năm.

Bên cạnh đó, vài năm gần đây, bà có thêm biểu hiện đau khớp gối hai bên và cột sống thắt lưng, đã tự mua thuốc thấp khớp gia truyền dạng viên hoàn uống hàng ngày. Cách đây một năm, bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid, đang điều trị Hydrocortisone 15mg/ngày.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lưu, Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid điều trị tại khoa. Trung bình một ngày có đến 1/3 số bệnh nhân nhập viện tại khoa có tình trạng lạm dụng corticoid. Đây là thực trạng đáng báo động.

Nhóm thuốc Corticoid là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch; được áp dụng trong điều trị của nhiều chuyên khoa khác nhau: khớp, dị ứng, thận, hô hấp… Bên cạnh những mặt lợi, nhóm thuốc này còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ bất lợi như: đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, thay đổi kiểu hình Cushing, suy tuyến vỏ thượng thận nếu lạm dụng.

Các bác sĩ lâm sàng thường phải cân nhắc rất nhiều khi chỉ định điều trị bằng nhóm thuốc này và sẽ khuyến cáo người bệnh các tác dụng phụ cũng như cách theo dõi chúng. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh có thể dễ dàng mua được nhóm thuốc này kể cả khi không có đơn của bác sĩ và khả năng tuân thủ điều trị kém của người bệnh, dó vậy, tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này càng đáng lo ngại.

Theo bác sĩ Lưu, thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân không đi khám lại mà tự mua thuốc theo đơn cũ hoặc tự ra các hiệu thuốc mua thuốc về dùng theo kinh nghiệm truyền miệng, thấy hiệu quả giảm đau, chống viêm ngay sau khi sử dụng. Họ cho rằng đó là “thần dược” nên đã dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn tìm đến các loại thuốc đông y, thuốc nam vì nghĩ nó “lành hơn” thuốc tây mặc dù không biết nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính: đau khớp, gút, viêm mũi xoang, dị ứng… Trong khi đó, nhóm thuốc này rất khó xác định được thành phần, liều lượng corticoid trong đó. Chỉ đến khi các tác dụng phụ, bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra tác hại của nó.

Việc sử dụng corticoid như con dao hai lưỡi. Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi y lệnh, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ, siết chặt quản lý việc quảng cáo thuốc trên mạng, mua bán thuốc không có đơn hiện nay.

TTXVN/Báo Tin tức

Thuốc khớp phong mua ở đâu Thành Đô, Tứ Xuyên

TP Hồ Chí Minh xử phạt một phòng khám y học cổ truyền vì bán thuốc không rõ nguồn gốc

Ngày 16/10, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này vừa xử phạt gần 100 triệu đồng đối với phòng khám Chẩn trị Y học cổ truyền thuộc công ty TNHH thương mại y học cổ truyền Cộng Hòa (địa chỉ số 680 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình).

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thuốc chứa corticoid,
  • bệnh khớp,
  • corticoid,

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Có hữu ích Không hữu ích

Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.

Thuốc khớp phong mua ở đâu Thành Đô, Tứ Xuyên
Viêm đa khớp gây sưng đau ở các khớp - Ảnh minh họa: BookingCare

Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám với bác sĩ Cơ Xương Khớp, BookingCare nhận thấy Viêm đa khớp là bệnh lý khá phổ biến. 

Bệnh viêm đa khớp là cách gọi thông thường. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới bệnh viêm đa khớp dạng thấp. 

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh được đặc trưng bởi viêm nhiều khớp đối xứng, thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh.

Viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở những khớp nhỏ, khủy, vai, đầu gối, bàn tay, cổ tay,...

Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong đợt cấp tính thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện nội tạng. 

Biểu hiện tại khớp

  • Vị trí tổn thương:Tổn thương thường gặp nhất là các khớp ngón gần bàn ngón, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân, bàn ngón chân hai bên.
  • Tính chất:Trong các đợt tiến triển các khớp xưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến triển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1 giờ. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng viêm. 
  • Biến dạng khớp:Nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách khi chức năng khớp chưa bị tổn thương, chức năng khớp có thể bảo tồn. Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm, đúng cách bệnh nhân sẽ có nhiều đợt tiến trển liên tiếp hoặc sau một thời gian diễn biến mạn tính các khớp nhanh chóng bị biến dạng. Các khớp bị hủy hoại như vậy sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên tàn phế. Giai đoạn muộn thường tổn thương các khớp vai, háng. Có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến chứng về thần kinh (có thể liệt tứ chi).

Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

  • Hạt dưới da: Có thể có một hoặc nhiều hạt. Vị trí hạt xuất hiện trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối quanh khớp nhỏ ở bàn tay. 
  • Viêm mao mạch: Biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan chân tay, hoạt tử vô khuẩn hoặc tắc mạch lớn thực sự gây hoạt thư. Triệu chứng này báo hiệu tiên lượng nặng. 
  • Gân, cơ, dây chằng và bao khớp: Các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động. Có thể gặp triệu chứng viêm gân, đôi khi có đứt gân. Các dây chằng có thể co kéo hoặc lỏng lẻo. Thường gặp bệnh kén khoéo chân, kén này có thể thoát xuống các cơ cẳng chân. 
  • Biểu hiện nội tạng: Các biểu hiện nội tạng: tràn dịch màng phổi, màng tim... hiếm gặp, thường chỉ gặp trong các đợt tiến triển.
  • Triệu chứng khác:Thiếu máu do viêm, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân, viêm mống mắt... 

Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp 

  • Tác nhân gây bệnh: Có thể là do virut, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
  • Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70 - 80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60 - 70% gặp ở người trên 30 tuổi).
  • Yếu tố di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính gia đình.
  • Yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, sinh đẻ, sau sang chấn, nhiễm lạnh kéo dài…
  • Các yếu tố thuận lợi khác: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

Để chẩn đoán và đánh giá tình trạng tổn thương ở khớp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như: chụp Xquang, xét nghiệm máu, chụp MRI, CT Scan...

Chụp Xquang là cách để phát hiện tình trạng tổn thương ở các khớp xương - Ảnh: ehow.co.uk

Ảnh hưởng của viêm đa khớp dạng thấp 

Người mắc viêm đa khớp không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống:

  • Giảm năng lao động
  • Nguy cơ tàn phế
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 
  • Giảm khả năng sinh con ở nữ giới 

Điều trị viêm đa khớp bằng cách nào?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp không dễ chữa khỏi, là một bệnh của hệ thống tự miễn. Chính vì vậy nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Điều trị thường là kéo dài 1 - 2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Vấn đề chủ yếu chỉ là làm giảm các đợt vượng bệnh và kiên trì tuân thủ điều trị.

Nguyên tắc điều trị là điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Hiện điều trị viêm đa khớp dạng thấp thường kết hợp nhiều phương pháp: 

  • Điều trị nội khoa: chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm...
  • Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được các bác sĩ thực hiện khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Chỉnh hình, thay khớp nhân tạo rất được chú ý, tuy nhiên ở nước ta chỉ thay được các khớp lớn như khớp háng hay khớp gối.

Các phương pháp khác: 

  • Phục hồi chức năng: thực hiện các bài tập để giảm cứng và đau các khớp, chống dính khớp. 
  • Y học cổ truyền và nước suối khoáng: trong các đợt tiến triển của bệnh việc dùng thuốc là cần thiết, song ở giai đoạn bệnh thuyên giảm nước suối khoáng có thể có tác dụng phục hồi chức năng khớp. Châm cứu cũng là cách để làm giảm cơn đau của bệnh. 

Việc điều trị bệnh như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Bởi một số thuốc điều trị xương khớp có ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp khám chữa ở đâu Hà Nội

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay bất cứ triệu chứng đau bất thường nào ở khớp, người bệnh hãy nhanh chóng đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.

Với những trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện trong giai đoạn đầu người bệnh có thể đến khám chữa tại các bệnh viện tuyến Huyện hoặc Tỉnh. Đối với các trường hợp nặng hơn, điều trị trong thời gian dài mà không mang lại hiệu quả thì nên tìm đến các bệnh viện tuyến Trung ương để thăm khám.

Tại Hà Nội, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám như:

1. Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh nhân viêm đa khớp đến với bệnh viện tùy theo tình hình sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội trú hay ngoại trú, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

  • Người bệnh sẽ được điều trị nội trú bằng thuốc tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
  • Điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống.
  • Hoặc điều trị hỗ trợ tại Trung tâm Phục hồi chức năng của bệnh viện.

2. Bệnh viện E – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm cơ xương khớp - Bệnh viện E sẽ là nơi trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc viêm đa khớp. Trung tâm là sự kết hợp của cả 3 khoa: Nội cơ xương khớp, Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, là mô hình tích hợp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.

Được đi vào hoạt động từ năm 2002, đến nay Trung tâm đã trở thành một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh lý về Cơ xương khớp được đông đảo người dân tại Thủ đô và khắp miền Bắc tin tưởng lựa chọn.

Bệnh viện E là một địa chỉ thăm khám bệnh viêm đa khớp uy tín tại Hà Nội - Ảnh: BookingCare

3. Bệnh viện Việt Đức - 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức chuyên về phẫu thuật hàng đầu của cả nước. Bệnh viện viêm đa khớp giai đoạn nặng hay điều trị bằng thuốc không có hiệu của có thể đến thăm khám và điều trị tại Viện chấn thương và chỉnh hình.

Các bác sĩ tại Viện sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật thay thế khớp, nội soi khớp… Sau phẫu thuật người bệnh có thể lựa chọn khoa Phục hồi chức của - trực thuộc Viện để giúp bệnh nhanh chóng bình phục.

4. Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC) – 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây là phòng khám điều trị các bệnh lý về xương khớp, cột sống trong đó có viêm đa khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật. Phương pháp điều trị chủ yếu của phòng khám cho bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp là: các bài tập vận động tốt cho khớp, phương pháp nắn chỉnh đưa xương khớp về với vị trí ban đầu hay kết hợp với hệ thống máy hiện đại hỗ trọ điều trị bệnh.

Đến với Phòng khám ACC, người bệnh sẽ được các bác sĩ đến từ Mỹ trực tiếp thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.

Ngoài những địa chỉ kể trên, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị bệnh tại: Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đa khoa Đông Đô, Bệnh viện Đa khoa Vinmec, Phòng khám Đa khoa Vietlife…

Bác sĩ khám chữa viêm đa khớp giỏi tại Hà Nội?

Để giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc sắp xếp thời gian đi thăm khám, dưới đây là danh sách một số bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh viêm đa khớp tại Hà Nội như:

1. Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân

  • Giáo sư đầu ngành về Cơ xương khớp
  • Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện E
  • Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội

2. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương khớp
  • Bác sĩ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai (Năm 1976-2010)
  • Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh Viện Bạch Mai
  • Chủ tịch Hội loãng xương Hà Nội
  • Hiện là Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đông Đô

3. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc

  • Phó Chủ tịch Hội khớp học Hà Nội
  • Trưởng phân môn khớp - Phó Trưởng bộ môn Nội tổng hợp - Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ điều trị khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú Việt Nam
  • Bác sĩ tại Phòng khám cơ xương khớp Bảo Ngọc

4. Tiến sĩ, Bác sĩ Cao Thị Nhi

  • Nguyên Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
  • Nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị chuyên khoa Cơ xương khớp
  • Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội
  • Từng công tác tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (1970-2009)
  • Hiện là bác sĩ tại Phòng khám Imedic

5. Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đình Toàn

  • Tiến sĩ y khoa, Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ phẫu thuật, Phó Trưởng khoa Khám Xương Khớp - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Chấn thương Chỉnh hình, Nội Soi và Thay khớp, đã học tập và tu nghiệp tại các nước: Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Australia, Singapore, Thái Lan…

Xem thêm bài viết:

  • 7 bác sĩ Cơ xương khớp giỏi ở Hà Nội
  • 8 bác sĩ Cơ xương khớp giỏi tại TP HCM

Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bệnh nhân về bệnh lý viêm đa khớp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại chuyên mục Cẩm nang của BookingCare.