Tiểu luận đánh giá chất lượng giáo dục

Tiểu luận đánh giá chất lượng giáo dục
pdf

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ...

14 0 21
Tiểu luận đánh giá chất lượng giáo dục
pdf

Giải pháp nâng cao hiệu quả các môn học thực hành ngành Kế toán - Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech...

10 0 6
Tiểu luận đánh giá chất lượng giáo dục
pdf

Phân bổ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm cho Việt Nam

4 0 0
Tiểu luận đánh giá chất lượng giáo dục
pdf

Mấy nhận xét về vấn đề tự trị trong các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975

12 0 0
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC CHẤU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 1. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học ở Úc. Bối cảnh giáo dục đại học hiện nay; những áp lực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học; những yếu tố tạo nền tảng để chất lượng đầu ra ngày càng được quan tâm. Sự phát triển của chất lượng đào tạo đại học và công tác đánh giá chất lượng đào tạo đại học: việc làm; sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình đào tạo; tình hình sinh viên bỏ học giữa khóa; kĩ năng sinh viên đạt được. Phần này đặt biệt nhấn mạnh ý nghĩa của những khảo sát toàn quốc về sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sử dụng các phương pháp đánh giá đầu ra như thế nào để thông qua các chỉ số có thể nâng cao các chỉ tiêu chất lượng giáo dục đại học. Một số vấn đề quan trọng mang tính khái niệm hoặc phương pháp luận xoay quanh sự phát triển các chỉ số thực hiện được chú trọng và nhấn mạnh. 1.1 Bối cảnh - Hiện nay ở nhiều quốc gia giáo dục đại học có su hướng phát triển mạnh thành 1 hệ thống mang tính đại chúng. Cùng với sự phát triển này, các chương trình đào tạo trong các trường đại học cũng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. - Điều quan trọng thứ hai là trên thực tế, từ thập kỉ 70 việc chi tiêu cho cộng đồng ngày càng khó khăn. Một khi quỹ phúc lợi xã hội ngày càng bị huy động để đầu tư cho y tế, giáo dục và các hoạt động phúc lợi xã hội khác thì Chính phủ và người dân cũng đòi hỏi ngày càng cao trách nhiệm về những khoản chi đó thực sự chúng mang lại lợi ích hay chưa. Số lượng sinh viên ngày càng tăng nhanh, thêm vào đó là nhugn74 khó khăn trong vấn đề tài chính cho cộng đồng trong 10 15 năm qua đã tạo nên một môi trường giáo dục đại học mà trong đó đóng góp của nhân dân ngày càng nhiều hơn. Điều này cũng có nghĩa là các trường đại học phải có trách nhiệm hơn đối với mong muốn của sinh viên cần đạt được những tri thức gì sau mỗi chương trình đào tạo. Thực tế không tránh khỏi là đầu tư đại học ngày càng chịu nhiều áp lực liên quan đến chương trình đào tạo có đáp ứng nhu cầu người học hay không. - Năm 1992 Ủy ban Đảm bảo chất lượng đại học (the Committee for Quality Assurance in Higher Edication) được thành lập với nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề đảm bảo chật lượng đào tạo. - Từ năm 1994, Ủy ban còn có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ trong việc phân bổ các nguồn tài chính hàng năm có liên quan đến chất lượng đào tạo. - Từ năm 1993 đến 1995 Chương trình đảm bảo chất lượng (the Quality Assurance Program) đã kiểm toán độc lập quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học. - Từ năm 1998 đến nay các trường đại học đều được yêu cầu đệ trình kế hoạch đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo. Kế hoạch này là 1 tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ hội nghị giữa Chính phủ và từng trường đại học để quyết định hình thức hoạt động cũng như nhu cầu nguồn lực của trường đó. 1.2 Đánh giá kết quả đầu ra. - Bao gồm các chương trình như: 1) Nghiên cứu hiện trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp; 2) Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của sinh viên về chương trình đào tạo; 3) Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của sinh viên với công tác đào tạo; 4) Nghiên cứu kĩ năng chung sinh viên cần đạt được; 5) Nghiên cứu tỉ lệ sinh viên bỏ học giữa khóa; 6) Nghiên cứu tỉ lệ tốt nghiệp đại học. 1.2.1 Nghiên cứu hiện trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp. 1.2.2 Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của sinh viên về chương trình đào tạo - Để đánh giá được mức độ thỏa mãn của sinh viên đối với khóa học của mình trên những khía cạnh khác nhau, Bộ câu hỏi khỏa sát ý kiến sinh viên về khóa học đã được đưa vào sử dụng trên phạm vi cả nước trong 7 năm qua. - Từ năm 1993, Bộ câu hỏi khỏa sát ý kiến của sinh viên về khóa học trờ thành 1 bộ phận cấu thành Khảo sát tình hình sinh viên sau khi ra trường. Bộ phận câu hỏi gồm 25 câu hỏi về mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau như: phương pháp giảng dạy, mục tiêu và tiêu chuẩn khóa học đặt ra, khối lượng công việc, phương pháp đánh giá, những kĩ năng tối thiểu cần đạt, và 1 câu hỏi riêng về mức độ thỏa mãn của sinh viên. Kết quả khảo sát của Bộ câu hỏi khảo sát ý kiến sinh viên về khóa học ở cấp quốc gia được phân thành các nhóm dữ liệu khác nhau như nhóm phản ánh chuyên ngành học, cấp học, nhóm phản ánh tuổi, giới tính, nhóm phản ánh tính bình đẳng trong giáo dục Úc. 1.2.3 Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của sinh viên với công tác đào tạo nguyên cứu. - Trong quá trình thực hiện người ta thấy Bộ câu hỏi ý kiến sinh viên về khóa học chỉ trực tiếp đánh giá quá trình học tập của sinh viên tại khóa, nó không phù hợp để nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên với công tác đào tạo và nghiên cứu. Với bộ câu hỏi này, những thông tin về mức độ hài lòng của sinh viên nghiên cứu khoa học đối với công tác hướng dẫn nghiên cứu, đào tạo kĩ năng nghiên cứu cho sinh viên, môi trường nghiên cứu, cơ sở vật chất, mục tiêu và công tác duyệt đề tài nghiên cứu được phản ánh rõ nét. Bộ câu hỏi này được triển khai thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước năm 1999. 1.2.4 Nghiên cứu kĩ năng chung sinh viên cần đạt được - Nhà trường có thể sử dụng kết quả đánh giá sinh viên mới nhập học để có kế hoạch giúp các sinh viên yếu kém, đồng thời số liệu thu nhập từ sinh viên sắp ra trường làm những tiêu chí bổ sung xét tuyển tiếp lên học sau đại học; dữ kiệu này còn giúp nhà tuyển dụng lao động biết sinh viên đạt được những kĩ năng gì sau khi tốt nghiệp; dữ liệu cũng giúp ta đo lường được giá trị trí tuệ do chương trình mang lại độ chênh lệch giữa trình độ của sinh viên trước khi vào trường và sau khi ra trường; kết quả đánh giá còn có thể giúp chúng ta so sánh sự khác nhau về kết quả học tập của những sinh viên trong các lĩnh vực đào tạo khác nhau. - Hội đồng nghiên cứu giáo dục Úc đã tiến hành cuộc đánh giá thử nghiệm, lấy tên là Đánh giá kĩ năng sinh viên tốt nghiệp đại học, gồm 4 kĩ năng chính: 1) kĩ năng suy nghĩ có phê phán; 2) kĩ năng giải quyết vấn đề; 3) kĩ năng hiểu ý tưởng của người khác, và 4) là kĩ năng viết. 1.2.5 Nghiên cứu tỉ lệ sinh viên bỏ học giữa khóa - Một số yếu tố điển hình ảnh hưởng đến sinh viên bỏ học như sự kì vọng của sinh viên vào chương trình đào tạo, nội dung đào tạo và thực trạng đào tạo. Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế là ở một mức độ nào đó, bỏ học giữa khóa là tình trạng cố hữu, là lẽ tự nhiên trong tất cả các hệ thống giáo dục đào tạo bởi hoàn cảnh cá nhân của mọi người có thể thay đổi, hơn nữa việc xóa bỏ tình trạng thiếu thục thông tin, thiếu sót trong lựa chọn ngành học, quyết định mức tài chính phù hợp là rất khó nếu không muốn nói là không thể làm được hoặc có làm cũng không đạt hiệu quả mong muốn. 1.2.6 Nghiên cứu tỉ lệ tốt nghiệp đại học - Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học là phần trăm sinh viên kết thúc khóa học trên tổng số sinh viên nhập học tại một thời điểm nhất định. 1.3 Chỉ số thực hiện 1.3.1. Xây dựng chỉ số thực hiện trong giáo dục dạy học có những mục đích nhất định - Phục vụ cho những mục đích mang tính trách nhiệm đối với xã hội. - Góp phần giúp các trường đại học quản lý hoạt động của mình - Nhờ có chỉ số thực hiện , sinh viên có những lựa chọn tốt hơn cho mình 1.3.2. Những hạn chế của chỉ số thực hiện - Quá nhất mạnh một số hoạt động nhất định của một trường đại học vì chúng dễ thực hiện và dễ lấy thông tin từ các hoạt động đó. - Nếu chỉ số hoạt động không đủ lớn để có thể bao trùm bề rộng và tính đa dạng của các hoạt động giáo dục đại học, chúng có khả năng tác động theo chiều hướng tiêu cực 1.3.3. Quá trình phát triển của chỉ số thực hiện ở Úc