Tổ chức cao nhất của nhà nước phong kiến

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.

I, MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập tới những nguyên tắc nhất định trong tổ chức và hoạt động của nó. Các nguyên tắc tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu Nhà nước lại có những nguyên tắc tổ chức và hoạt  động khác nhau , bộ máy nhà nước Việt nam thời phong kiến cũng vậy.  Chính vì vậy,trong bài viết này nhóm em xin đi sâu, tìm hiểu đề tài “Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam”.

II, NỘI DUNG

Có hai nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam đó là: nguyên tắc tôn quân quyền và nguyên tắc liên kết dòng họ.

1, Nguyên tắc tôn quân quyền:

a, Cơ sở của nguyên tắc:

Có một số bằng chứng cho rằng Nho giáo đã được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ. Tuy tầm ảnh hưởng còn rất hạn chế, song Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ. Đến thế kỷ 9 sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền thì nước ta bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ, bắt tay vào xây dựng đất nước trong khuôn khổ nhà nước phong kiến tập quyền, đạo Nho bắt đầu có ảnh hưởng lớn. Các triều đại phong kiến Việt Nam dựa vào hệ tư tưởng Nho giáo để thiết lập bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “ tôn quân quyền”, đặc biệt là trong các giai đoạn về sau thời Lê- Nguyễn, khi mà Nho giáo càng chiệm vị trí lớn trong hệ tư tưởng phong kiến, trở thành tư tưởng hình thành nên nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước .

b, Nội dung nguyên tắc: 

Nguyên tắc tôn quân quyền tức là quyền lực nhà vua là tối cao, độc tôn, vua nắm mọi quyền hành, tất cả mọi người phải phục tùng theo nhà vua, vua là “ thiên tử” [con trời] nên ý của vua chính là ý trời. Vua nắm trong tay quyền kinh tế, chính trị, văn hóa – vua là người nắm vương quyền: là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp. Các chiếu chỉ của vua có giá trị pháp lí cao nhất, các bộ luật được biên soạn trên cơ sở ý chí của vua. Vua đứng đầu nhà nước, điều hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vua cũng nắm giữ quyền hành pháp. Chỉ vua mới có quyền ân xá phạm nhân. Ngoài ra, Vua còn nắm giữ “thần quyền” : Vua ban danh hiệu quốc sự ban sắc phong cho thần linh, tự ý đặt nơi thờ cúng, chỉ có vua mới có quyền tế trời, thần dân chỉ cúng tổ tiên, thần thánh; vua là chủ sở hữu tối cao với ruộng đất công của làng xã. Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc cho vua và chức năng chính là tư vấn, phụ tá, thực thi quyền lực  của vua.

Xem thêm: Dòng họ Civil Law có xu hướng coi trọng án lệ và pháp luật thành văn

c, Biểu hiện của nguyên tắc:

Có thể nói mô hình nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông là mô hình nhà nước mẫu mực nhất cho những đời vua khác phải noi theo nhằm tập trung quyền lực tối cao trong tay nhà vua,  phỏng theo nguyên tắc tôn quân quyền của nho giáo.  

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân. Xã hội phong kiến có kết cấu xã hội phức tạp, giai cấp thống trị trong xã hội gồm vua, chúa, quan lại, quý tộc [công, hầu, bá, tử, nam], địa chủ, tăng lữ, cố đạo... Giai cấp bị thống trị là các tầng lớp nông dân nghèo, những người lao động tự do, tầng lớp tiểu thương và nông nô.

Kiểu nhà nước phong kiến đã tồn tại trong khoảng hơn 2000 năm ở Trung Quốc từ thế kỉ thứ Ill trước Công nguyên đến năm 1911. Ở Tây Âu nhà nước phong Kiến cũng tồn tại trong khoảng hơn 1000 năm. Ở vùng Trung Á tổn tại từ thế kỉ VII đế năm 1918, ở nước Nga từ thế kỉ thứ IX đến năm 1aB1 l Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc Xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ. Bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội. Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời, vừa là các quan toà thực hiện chức năng xét xử.

Sự ra đời và phát triển nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là bước phát triển cao hơn so vớỉ nhà nước chủ nô. Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên sự xuất hiện của nhà nước phong kiến trên thế giới không giống nhau. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề, do vậy, đấu tranh giai cấp trong xã hội thường xuyên xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể, đẩy người nông dân vào những “đêm trường trung cổ”.

Ở phương Đông, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và không có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở khu vực này. Ở những nước này, nhìn chung, quá trình phong kiến hoá xã hội diễn ra chậm chạp, ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không rõ ràng vì không có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất giữa hai thời kì.1 Chính vì vậy, quan niệm về sự ra đời các nhà nước phong kiến phương Đông chỉ mang tính ước lệ: Dựa vào những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của mỗi quốc gia. Xu hướng chung ở các nước phương Đông là trong thời kì đàu chủ yếu bao gồm quan hệ sản xuất giữa nhà nước với nông dân, về sau quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân của địa chủ, phong kiến về đất đai mới hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong xã hội phương Đông, một bộ phận nông dân có ruộng đất thuộc sở hữu riêng, tự canh tác trên phần ruộng đất đó và nộp thuế cho nhà nước, bên cạnh đó là những nông dân không có ruộng đất phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phong kiến và nộp địa tô. Nhìn chung, nông dân chỉ phụ thuộc vào địa chủ về mặt kinh tế, tuy nhiên họ bị địa chủ, phong kiến bóc lột nặng nề, mâu thuẫn xã hội vì thế cũng hết sức sâu sắc.

Cũng như nhà nước chủ nô, các nhà nước phong kiến thường xuyên phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn nhau, dẫn đến sự suy vong của một số nhà nước và sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Ở nhiều nước, quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước phong kiến luôn gắn liền chế độ trung ương tập quyền. Ở nhiều nước khác, nhà nước phong kiến đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, ban đầu là chế độ phân quyền cát cứ, về sau chế độ trung ưong tập quyền mới được thiết lập. Ở những nước này, chính sách phân phong ruộng đất là nguồn gốc của sự phân chia đẳng cấp cũng như tạo ra các lãnh chúa lớn, nhỏ trong xã hội, dần dần thế lực của các lãnh chúa ngày càng lớn mạnh, trở thành những ông “vua con” ở địa phương, không chịu phục tùng chính quyền trung ương, dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài trong nhiều thế kỉ. về sau, dưới tác động của nhiều nguyên nhân, tình trạng phân quyền cát cứ từng bước được xoá bỏ, đất nước thống nhất, nền chính trị trung ương tập quyền được thiết lập, tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn suy vong của nhà nước phong kiến.

Qua hàng nghìn năm tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi thời, mâu thuẫn xã hội gia tăng, trong xã hội dần dần hình thành kiểu quan hệ sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới. Chính vì vậy, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà nước phong kiến bị thay thế bởi kiểu nhà nước tư sản.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề