Top 5 công ty có báo cáo thường niên năm 2024

Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) là cuộc bình chọn có uy tín nhất dành cho các doanh nghiệp niêm yết do HOSE, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Quỹ Dragon Capital và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức với sự tham gia soát xét bởi Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) cùng 4 công ty kiểm toán hàng đầu là Deloitte, Ernst & Young, KPMG, PwC nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu trong việc xét chọn.

VLCA 2023 bao gồm nhiều vòng chấm điểm, đánh giá độc lập với gần 1000 doanh nghiệp niêm yết để vinh danh các đơn vị hoạt động kinh doanh minh bạch, có trách nhiệm với cổ đông, khách hàng.

Tại vòng sơ khảo, báo cáo của các doanh nghiệp được chấm điểm chi tiết theo từng hạng mục với 106 tiêu chí. Sau đó, các báo cáo tiếp tục được 4 công ty kiểm toán soát xét, chấm chéo trước khi đi đến thống nhất về điểm số của từng đơn vị. Tiêu chí chấm báo cáo thường niên cũng được thực hiện theo Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, 2023 là năm thứ 3 các nội dung liên quan đến giảm thiểu phát thải khí nhà kính được đưa vào tiêu chí.

Tại vòng chung khảo, từ 116 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất, Hội đồng bình chọn đến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE, HNX, Trung tâm Lưu ký (VSD), IFC, Báo Đầu tư cùng các chuyên gia độc lập đã biểu quyết chọn ra các doanh nghiệp xuất sắc nhất.

BCTN 2022 với chủ đề "30 năm phát triển cùng đất nước" của SHB được Ban Tổ chức đánh giá cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về nội dung và hình thức. Giải thưởng là sự ghi nhận nỗ lực vượt trội của SHB trong việc truyền tải thông tin BCTN minh bạch và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, cộng đồng và ngân hàng.

Với vốn hóa trên 40 nghìn tỷ đồng, SHB là cổ phiếu nằm trong rổ VN30 (cổ phiếu bluechip) - nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên thị trường, giữ vị trí đầu ngành/lĩnh vực, có tiềm năng tăng trưởng và hoạt động kinh doanh bền vững.

Qua 30 năm xây dựng và phát triển, SHB không ngừng nỗ lực cải thiện nâng cao năng lực hướng tới các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất trong quản trị, điều hành; tiên phong và tiêu biểu trong hoạt động đầu tư, phát triển công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động quản trị và kinh doanh, đồng thời, đóng góp tích cực vào công tác an sinh, phát triển bền vững về môi trường và xã hội.

Hiện SHB là ngân hàng thuộc Top 4 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất và ngân hàng tư nhân tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh và nông nghiệp nông thôn cao nhất. Trong giai đoạn 2013-2023, SHB thuộc nhóm ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững nhất, với tổng tài sản tăng gấp trên 2 lần, vốn điều lệ tăng gấp 3 lần.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản SHB đạt 596 nghìn tỷ đồng, tăng 8,13% so với đầu năm; Huy động vốn thị trường 1 đạt gần 475 nghìn tỷ đồng; Dư nợ cấp tín dụng đạt 430 nghìn tỷ đồng; Vốn tự có theo Basel II đạt 67.801 tỷ đồng. Trong quý III/2023, SHB đã phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 36.194 tỷ đồng, đứng trong Top 4 ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất hệ thống. Các chỉ số về an toàn, thanh khoản, quản trị rủi ro của SHB đều tuân thủ và tốt hơn so với quy định của NHNN. SHB đã tuân thủ đầy đủ 03 trụ cột theo chuẩn Basel II và từ đầu năm 2023 SHB đã thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản.

Giải thưởng này là sự ghi nhận nỗ lực vượt trội của SHB trong việc truyền tải thông tin BCTN minh bạch và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, cộng đồng và ngân hàng. Phát huy những nền tảng vững chắc, trong giai đoạn tới, SHB sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vươn mình đạt được những Tầm cao mới nhằm kiến tạo tương lai bền vững và thịnh vượng.

TS. Đàm Nhân Đức, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng MB nhận giải thưởng TOP 10 Báo cáo thường niên 2022, hạng mục Large Cap

Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết là sự kiện thường niên được chờ đón và là cuộc bình chọn có uy tín nhất dành cho các doanh nghiệp niêm yết.

Cuộc bình chọn do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức với sự tham gia soát xét bởi 4 công ty kiểm toán hàng đầu (Big 4) là Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu trong việc xét chọn.

Năm 2022 là năm thứ 15 của cuộc bình chọn, thu hút 557 doanh nghiệp niêm yết tham gia, với hơn 50 giải thưởng được bình chọn cho 3 hạng mục: Báo cáo thường niên, Quản trị công ty, Phát triển bền vững. Đặc biệt, năm 2022, cuộc bình chọn doanh nghiệp có bổ sung thêm giải thưởng Giải Doanh nghiệp Quản lý tốt phát thải khí nhà kính.

Top 5 công ty có báo cáo thường niên năm 2024

Đại diện các doanh nghiệp nhận giải thưởng

Ghi nhận cho sự chuyển đổi tích cực trong Báo cáo thường niên

Việc góp mặt trong danh sách "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm vốn hóa lớn năm 2022" là minh chứng cho sự chuyển đổi tích cực trong Báo cáo thường niên của MBB năm 2022, với việc bổ sung chi tiết các nội dung phát triển bền vững, trách nhiệm bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, tham chiếu và tuân thủ các tiêu chí về quản trị công ty theo thông lệ trong nước và quốc tế (GRI standard, IFC).

Điều này thể hiện sự nhất quán trong các chính sách, quy trình, cùng thực tế rằng hoạt động quản trị đã được nâng tầm, tiệm cận với thông lệ chuẩn mực và sự công khai minh bạch trong các chỉ tiêu tài chính, số liệu cụ thể đã qua kiểm toán tại MB và các công ty con.

Với hình thức trình bày tin cậy, chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn, Báo cáo thường niên đã trở thành một trong những kênh thông tin tin cậy, truyền tải tới các nhà đầu tư, cổ đông một cách đầy đủ, minh bạch nhất về Tập đoàn MBB, tiến tới nâng tầm giá trị thương hiệu doanh nghiệp, góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

MBB: Kiên định với chiến lược chuyển đổi số

Tại MB, việc quản trị được chú trọng xây dựng và phát triển liên tục,bám sát thông lệ quốc tế và các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến. Nền tảng quản trị bền vững giúp ngân hàng duy trì được kết quả kinh doanh vượt trội, trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam qua nhiều năm.

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, MB đã khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu trong chuyển đổi số, đưa ra rất nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới như ngân hàng số, thanh toán điện tử, mua sắm online…

Đây là kết quả có được qua một chiến lược dài hạn được Hội đồng Quản trị phê duyệt cách đây hơn 5 năm, đó là quyết tâm thực hiện chuyển đổisố toàn diện với tư duy hoạt động như một doanh nghiệp số, nhằm bứt phá trên thị trường với các mô hình kinh doanh ứng dụng kỹ thuật số thông qua phương pháp Agile và Design Thinking sâu rộng, không chỉ với Ngân hàng mà còn cả các công ty thành viên.

Thông qua chiến lược số, ngân hàng đã xây dựng thành công hai nền tảng App MBBank và BIZ MBBankvới trải nghiệm vượt trội cho người dùng,thu hút trên 18 triệu khách hàng sử dụng. Tỷ lệ giao dịch kênh số đạt khoảng 94%, tăng 145% so với trước dịch COVID-19, đạt mức tương đương với tỷ lệ giao dịch số của các ngân hàng Top đầu châu Á.

Chuyển đổi số được coi là bước đi then chốt đưa MB bứt phá mạnh mẽ về số lượng khách hàng trong điều kiện thị trường khó khăn. đi đúng đắn của ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số.

"So với 380 triệu giao dịch trong năm 2021 thì năm nay chúng tôi đã đạt 1 tỉ giao dịch trên kênh số, với doanh số giao dịch khoảng 8 triệu tỉ đồng. MB cũng được Napas trao giải Ngân hàng dẫn đầu về Số lượng giao dịch NAPAS247 chiều phát lệnh và Ngân hàng đứng đầu về giao dịch VietQR qua NAPAS", lãnh đạo MB cho hay.

Nhờ liên tục thử nghiệm, nghiên cứu trải nghiệm khách hàng, ngân hàng đã thành công trong việc triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, đáp ứng thị hiếu người dùng như: Mở tài khoản số đẹp, tài khoản giống số điện thoại, thanh toán bằng VietQR, hay gần đây nhất là dòng thẻ MB Hi Collection với tính năng 2 trong 1 (ATM và tín dụng).

Bên cạnh đó, hiện nay, toàn bộ hoạt động nội bộ của MB đã thay đổi cơ bản, trở thành ngân hàng không giấy tờ, các nghiệp vụ được xử lý trên kênh số.

Thông tin thêm:

Đến hết quý 3, kết quả kinh doanh của MB tiếp tục nằm trong top đầu các ngân hàng thương mại và bám sát kế hoạch 2022 được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, tổng tài sản Ngân hàng đạt 657.000 tỉ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2021. Dư nợ đạt 476.000 tỉ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2021, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được duy trì ở mức tốt ở mức 11,3%, cao hơn chuẩn Basell II; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 1,04% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng ở mức 288%.

Các tỷ lệ về hiệu quả hoạt động đều bám sát mục tiêu đặt ra và nằm trong top dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng hàng đầu khu vực, cụ thể: ROE đạt 26,4%, ROA đạt 2,8%.