Trẻ em dậy sớm có tốt không

Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ đến từ nhiều yếu tố như điều kiện môi trường, nhịp sinh hoạt của gia đình, chế độ ăn uống... Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ góp phần cho trẻ có một giấc ngủ sâu, chất lượng, giúp cho thể chất và trí tuệ trẻ phát triển hoàn thiện tốt nhất. 

Có một thực tế là nhiều đứa trẻ dậy sớm kinh khủng. Vì trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, nên ngay cả những tia nắng sớm mảnh mai yếu ớt nhất cũng có thể là tín hiệu báo cho não của bé rằng… trời sáng rồi đó

Một mặt thì sự nhạy sáng này là cần thiết để các bé con của chúng ta dần thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ, giúp cơ thể bé điều chỉnh để hoạt động theo đúng nhịp sinh học. Nhưng trẻ sơ sinh cần ngủ ít nhất 10 tiếng rưỡi đến 11 tiếng mỗi đêm [bao gồm cả những lần thức đêm]; và với giờ ngủ thường là 7 rưỡi tối, việc bé dậy sớm sẽ khiến khoảng thời gian quan trọng này bị rút ngắn lại. Không chỉ vậy, cảm giác bạn phải thức dậy pha cà phê, ăn sáng, cho con ăn, thay tã, chơi với con… trong khi thế giới vẫn đang say giấc nồng thật là không thoải mái chút nào.

Bạn có vài lựa chọn để kéo dài giấc ngủ của con vào buổi sáng, chẳng hạn như:

Che chắn để giảm ánh sáng

Lắp thêm rèm cửa hoặc đơn giản là treo một cái chăn / khăn dày che cửa sổ để tăng cường chắn ánh sáng len vào.

Cố gắng hiểu nhu cầu của con để có cách điều chỉnh

Nếu con bạn tỉnh giấc trước 6 giờ sáng và ọ ẹ thì hãy đợi vài phút để cố gắng hiểu và phân biệt tiếng khóc của con. Nếu con bạn chỉ ngọ nguậy, vặn người, tìm cách để tự ngủ lại, bạn có thể tạo điều kiện, giúp bé thoải mái làm điều này?

Nếu bạn có thể chịu đựng được việc để con ồn ào và chắc chắn rằng con không đói và cần ăn [hầu hết bé sơ sinh từ khoảng 6 tháng tuổi đã có thể ngủ suốt 8 tiếng không cần ăn mà vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường] thì đừng bế con lên mà hãy chỉ đến kiểm tra và bảo với bé rằng trời vẫn còn tối, vẫn là giờ ngủ, và bạn sẽ ở ngay gần bé thôi. Việc làm này có thể khiến tiếng ọ ẹ trở thành tiếng khóc cho ra trò, nhưng nếu bạn phản ứng nhất quán và phù hợp, cách khoảng 5-10 phút lại vào xem thì bé sẽ hiểu được điều bạn muốn. Hãy tìm cách dỗ dành con và chỉ bắt đầu một ngày mới khi đồng hồ chỉ 6 giờ, rồi thì cơ thể con sẽ hiểu và điều chỉnh lại được để chào buổi sáng vào đúng lúc hơn.

Cho bú đêm

Có khi cái bụng đói là thứ đã đánh thức con dậy, và cách giải quyết cho bạn là hãy chủ động cho con ăn. Trước khi bạn đi ngủ, hãy bế con lên khi bé đang ngủ, cho bú trong bóng tối và không hoàn toàn đánh thức bé dậy, rồi đặt bé lại vào cũi [lưu ý là thường phải mất vài đêm thì bé mới quen được với việc cho bú như thế này].

Nếu con bạn vẫn đang trong thời gian cần bú vào khuya, và bạn nghĩ rằng con đói thì hãy cho bé bú mà không có quá nhiều tương tác không cần thiết, đừng bật đèn sáng và mọi thao tác được thực hiện ở trong phòng bé chứ không bế ra ngoài. Sau đó bạn cố gắng đưa lại bé vào cũi/ giường, dỗ bé ngủ lại hoặc ít nhất là nằm yên đến 6 giờ sáng [hoặc ít nhất là đủ 10 tiếng rưỡi kể từ lúc bé ngủ]. Làm như thế này có thể kéo dài giấc ngủ buổi sáng.

Hãy tiếp tục cho con ngủ sớm

Nhiều bố mẹ dễ nghĩ rằng cho con ngủ muộn hơn sẽ kéo theo bé dậy muộn hơn vào sáng hôm sau, nhưng hầu hết các em bé không dễ chiều bố mẹ như vậy đâu. Thực tế, việc đẩy giờ ngủ muộn lại có thể chỉ khiến cho giấc ngủ đêm của các bé ngắn hơn trong khi giờ thức dậy vẫn vậy. Tốt nhất bạn vẫn nên cho con ngủ trong khoảng từ 7-8 giờ tối nhé.

Có hai điều cần nhớ:

- Việc thức dậy sớm là rất phổ biến trong năm đầu đời của bé, nên bạn không phải là người làm bố mẹ duy nhất phải thức theo trong khi thế giới còn đang ngủ.

- Đến khi các con đến tuổi đã chập chững tập đi tập nói, nếu bạn vẫn duy trì những thói quen ngủ tốt và có thời gian biểu nhất quán thì hầu hết các bé sẽ tự nhiên biết ngủ thêm một chút. Hãy nhớ vẫn cho bé đi ngủ sớm, giữ thời gian biểu cho các giấc ngủ ngày của bé nhé. Người ta nói không sai đâu, giấc ngủ sẽ nuôi dưỡng giấc ngủ.

Giấc ngủ là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và cả hành vi tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, giấc ngủ đối với trẻ khác so với người lớn như thế nào? Trẻ cần giấc ngủ bao lâu? Việc bé 1 tuổi ngủ dậy muộn có ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí não hay không?,...Để trả lời cho tất cả những câu hỏi trên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đầy đủ những nguyên nhân và biện pháp giúp bé 1 tuổi cải thiện giấc ngủ tốt nhất.

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi ngủ dậy muộn

1. Thời gian ngủ của trẻ

Việc trẻ không muốn dậy mỗi sáng có thể là do trẻ chưa được ngủ đủ giấc, điều này thường xảy ra ở các bé bị giật mình hay mất ngủ vào buổi tối. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ đủ của trẻ cũng sẽ khác nhau:

  • Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: Thời gian cần ngủ đủ của trẻ ở thời gian này là từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Hãy dành cho trẻ 10-12 tiếng vào giấc ngủ buổi tối và khoảng 2-3 tiếng vào ban ngày. Khi trẻ ở giai đoạn từ 21-36 tháng, giấc ngủ của trẻ sẽ bị rút ngắn lại chỉ còn khoảng 10 tiếng, dù vậy bố mẹ vẫn phải cho trẻ ngủ trưa ít nhất vào 30 phút đến 1 tiếng. 

  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Đối với trẻ ở giai đoạn này chỉ cần ngủ khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ của trẻ sẽ thường bắt đầu từ khoảng 7 – 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi, giấc ngủ trưa của các bé hầu hết vẫn còn, tuy nhiên khi đến 5 tuổi thì rất ít trẻ giữ thói quen ngủ trưa nữa. 

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu có những hoạt động ở trường, ngoài xã hội cũng như trong gia đình, nên buổi tối trẻ sẽ thường bắt đầu ngủ muộn hơn. Trẻ thường bắt đầu ngủ vào lúc 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng 7 – 10 giờ sáng. Ở độ tuổi này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày.

2. Chơi game và xem tivi ngay trước khi ngủ

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là thói quen cho trẻ sử dụng và tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ.Nếu bị kích thích bởi game hay tivi trước khi ngủ, tâm trạng của trẻ dễ bị xốn xang và không thể ngủ ngay được. Đặc biệt, dưới tác động của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể kích thích hormone melatonin - một loại hormone kiểm soát chu kỳ thức ngủ tự nhiên của cơ thể , khiến trẻ cứ suy nghĩ đến mà không thể chìm vào giấc ngủ, điều đó làm cho trẻ ngủ dậy muộn vào hôm sau và tinh thần không thoải mái.

Đây là nguyên nhân mà bố mẹ cần lưu tâm đến nhất, nên tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, quy định thời gian xem phim nhất định trong một ngày.

3. Xáo trộn giấc ngủ do ngáy hay khó thở

Hãy chú ý nếu nhận thấy con bạn có tình trạng khó thở và hay ngáy trong khi ngủ. Đó có thể là do không có đủ lượng khí oxi đủ để thở, nồng độ oxy ở trong máu thấp, chính vì thế mà ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Đặc biệt là cần chú ý đến những trẻ béo phì và trẻ bị amidan, chúng có cổ họng hẹp hơn so với bình thường, dễ khiến trẻ ngáy và khó thở. Điều này sẽ làm trẻ khó ngủ, hay giật mình vào ban đêm và ngủ dậy muộn hơn vì không đủ tỉnh táo để thức dậy vào mỗi buổi sáng.

4. Bệnh huyết áp thấp, thiếu máu

Đối với những trẻ bị huyết áp thấp và thiếu máu, trẻ sẽ không muốn thức dậy vào mỗi buổi sáng. Khi tỉnh dậy, khí oxi không thể lên não liền ngay được, cho nên trẻ không thể dậy ngay. Hồng cầu và huyết cầu tố của trẻ không đủ làm dẫn tới tình trạng toàn thân không đủ oxi và khiến cho trẻ không thể dậy nổi.

5. Một số nguyên nhân khác khiến bé ngủ dậy muộn

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ:

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ là hội chứng làm cho các hoạt động trong ngày bị ảnh hưởng, bị giảm xuống do thiếu ngủ mãn tính. Thời gian ngủ của trẻ bị chia nhỏ ra, đêm ngày bị đảo ngược nên thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động như vui chơi, tới trường do thời gian ngủ của trẻ bị tách nhỏ ra.

Do bị mất tập trung lâu dài có thể sẽ khiến trẻ bị trầm cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hoạt động sinh hoạt của trẻ, chính vì vậy, việc chăm sóc giấc ngủ ngay từ nhỏ cho trẻ là rất quan trọng.

Rối loạn do tư thế ngủ [OD]:

Đây là một loại bệnh do máu trong cơ thể khó lưu thông, do rối loạn cân bằng thần kinh thực vật hay do huyết áp thấp khiến trẻ không thể dậy vào buổi sáng, thường gây hoa mắt, chóng mặt và dễ mệt…

Xem thêm: Bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng có đáng ngại?

 

Dậy muộn tác động như thế nào đến bé 1 tuổi?

Việc ngủ đủ giấc là một việc quan trọng đối với sức khỏe, nhưng bố mẹ cần phải chú ý cân bằng giờ giấc đi ngủ và thức dậy của trẻ một cách khoa học. Việc thức dậy muộn sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

Rối loạn nhịp sinh học

Hoạt động của các cơ quan nội tạng và bài tiết đều có quy luật thời gian nhất định. Quy luật sinh học này sẽ giúp cơ thể điều tiết các hoạt động sinh lý, làm cho trẻ có tinh thần và sức khỏe để hoạt động vào ban ngày cũng như ban đêm ngủ ngon giấc hơn. Các cơ quan nội tiết quan trọng trong cơ thể của trẻ sẽ sử dụng 2 giờ để tự phục hồi và sẵn sàng để phục vụ cho các hoạt động vui chơi ngày tiếp theo. Chính vì vậy, nếu không có quy luật, trẻ ngủ muộn, dậy muộn hơn bình thường sẽ gây nên rối loạn nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể, làm rối loạn quá trình sản xuất ra hormon.

Ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dạ dày

Các bệnh về dạ dày, đường ruột thường có nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em nên ăn sáng lúc 7h để nạp năng lượng cho ngày mới, lúc này thức ăn của tối hôm trước đó đã hầu như tiêu hoá hết. Việc ăn qua thời gian đó rất dễ bị mắc bệnh tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính hay các bệnh lở loét dạ dày.

Ảnh hưởng đến “sự linh hoạt” của cơ bắp

Trải qua một đêm nghỉ ngơi, buổi sáng cơ bắp thường khá “lỏng lẻo”. Tập thể dục và hoạt động cơ thể vào buổi sáng sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, cơ bắp vận động của trẻ càng thêm khỏe mạnh.

Khi bố mẹ để bé thức dậy muộn và không vận động, cơ bắp sẽ yếu ớt, kém hồi phục, quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng...các cơ bắp sẽ dễ đau nhức, mệt mỏi khi thức dậy.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen sinh hoạt dậy sớm, kể cả là những ngày nghỉ cũng nên duy trì nếp sống sinh hoạt như thường ngày. Việc cho trẻ ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ giấc sẽ làm cho trẻ duy trì được tinh thần phấn chấn, cơ thể mạnh khỏe và  tăng cường trí nhớ.

Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 1 tuổi

Để cải thiện được giấc ngủ cho bé 1 tuổi, bố mẹ có thể tham khảo những cách sau:

Thiết lập thói quen cho bé ngay từ khi còn nhỏ: 

Ngay từ khi bé 1 tuổi, bố mẹ nên làm những việc thư giãn giống nhau theo cùng một trật tự và vào cùng một thời điểm vào mỗi đêm sẽ giúp bé có một thói quen nhất định. Bố mẹ nên cho con tắm nước ấm, điều này sẽ giúp con bé được thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ sâu và ngon hơn. Giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể của bé sản xuất hormone ngủ. Trước khi trẻ ngủ, bố mẹ nên kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ. 

Đảm bảo rằng giấc ngủ vào buổi tối của bé được an toàn: 

Các bé thường sợ hãi với bóng tối, hoặc thường bị giật mình với những tác động bất ngờ vào ban ngày. Nếu bé thực sự cảm thấy sợ hãi khi lên giường hoặc ở trong bóng tối, bạn có thể nhẹ nhàng khen ngợi và cổ vũ cho bé những huy hiệu nhỏ bất cứ khi nào bé can đảm.Nên cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình. Nếu bé sợ bóng tối, có thể để đèn ngủ và ánh sáng mờ trong phòng để tập dần cho bé.

Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng trong phòng của bé:

 Nên dành cho bé một không gian riêng tư và yên tĩnh, hạn chế ánh sáng những ánh sáng chói trong phòng. Phòng ngủ lý tưởng là nên tối, yên tĩnh, thông gió tốt và gọn gàng. Những ánh sáng xanh từ tivi hay màn hình các thiết bị điện từ có thể làm giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ của bé. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho bé tránh xa các thiết bị này trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Ăn đủ no và đúng thời gian:

Để bụng quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ sẽ làm bé không thể ngủ ngon hay không thể chìm vào giấc ngủ nhanh được. Hãy đảm bảo rằng bé có một bữa ăn tối đầy đủ vào khoảng 6-7h tối trước khi lên giường từ 1-2 tiếng. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh cũng sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian, và cơ thể bé sẽ hình thành một thói quen có ích.

Nhận nhiều ánh sáng tự nhiên trong một ngày: 

Hãy cho bé phơi nắng buổi sáng từ 15-30 mỗi ngày để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Ánh sáng rực rỡ sẽ giúp ngăn tiết melatonin. Điều này giúp cho bé cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Khi chìm vào giấc ngủ, các bộ phận nội tạng trong cơ thể có thể nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động trao đổi chất để sẵn sàng cung cấp năng lượng cho ngày mới.Chính vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ một chế độ sinh hoạt phù hợp và khoa học ngay từ khi còn nhỏ, tránh tình trạng bé 1 tuổi ngủ dậy muộn để giúp bé nhà mình có thể phát triển khoẻ mạnh hơn mỗi ngày nhé.

Nên cho trẻ thức dậy lúc mấy giờ?

Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 - 21h và thức dậy sau 7h sáng có thể đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất. Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 - 21h và thức dậy sau 7h sáng là tốt nhất.

Trẻ dậy sớm phải làm sao?

Việc gọi con dậy sớm không khó, nếu như biết cách và dưới đây là những bí quyết bố mẹ nên áp dụng..
Đánh thức bé đúng cách vào mỗi sáng. ... .
Tuyệt chiêu bữa sáng hấp dẫn. ... .
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. ... .
Cho trẻ ngủ đủ giấc. ... .
Nhờ chú gà trống đồng hồ báo thức..

Tại sao không nên cho trẻ ngủ lúc 5h chiều?

Trẻ em càng đi ngủ muộn càng có nhiều nguy cơ bị thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân là vì bé có thể quá buồn ngủ vào giờ đi ngủ muộn nên không thành thạo kỹ năng tự đưa mình vào giấc ngủ. Ngoài ra, khi trẻ đã bỏ lỡ “chu kỳ ngủ tự nhiên và thức dậy”, bé sẽ không có kỹ năng để đưa mình trở lại giấc ngủ.

Dậy sớm có tác hại gì không?

Thói quen này gây ra những tác hại không ngờ tới. Đó là tình trạng ngủ không đủ giấc, não không đủ thời gian để nghỉ ngơi dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Lâu dần, người thiếu ngủ sẽ gặp các vấn đề về trí não như: Phản ứng chậm, mất trí nhớ. Thể trạng suy yếu, tay chân đau nhức.

Chủ Đề