Trẻ tiêu hóa kém phải làm sao

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóaHệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1/ Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Thực phẩm không đảm bảo

Thức ăn ôi thiu, để lâu, nguyên liệu không rõ nguồn gốc… không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khiến đường ruột của bé gặp vấn đề. Đặc điểm nhận biết trẻ rối loạn tiêu hóa: sau khi ăn xong từ 15-30 phút, trẻ có dấu hiệu đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau. Nặng hơn có thể gây sốt, mất nước, mệt mỏi.

Thiếu dinh dưỡng

Trẻ ăn thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, ăn đồ nhiều dầu mỡ hay protein… mất cân bằng dinh dưỡng khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn xong.

Trẻ tiêu hóa kém phải làm sao

Ăn uống thiếu vệ sinh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Loạn khuẩn đường ruột

Lợi khuẩn trong đường ruột có vai trò cân bằng môi trường vi sinh trong hệ đường ruột, chính chúng góp phần tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Khi có các lợi khuẩn việc tiêu hóa của bé cũng hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Nhưng nếu mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, như lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn, vi khuẩn có lợi ít đi sẽ dần đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi bị loạn khuẩn đường ruột có đặc điểm trẻ đi tiêu phân kèm dịch nhầy có lẫn máu, tiêu chảy kéo dài…

Tác dụng phụ thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được dùng cho các bệnh về nhiễm trùng. Tuy hiệu quả nhưng lại có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do khả năng tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hấp thụ kém khi đang sử dụng thuốc kháng sinh.

Những bệnh về tiêu hóa

Các bệnh về tiêu hóa ở trẻ cũng có biểu hiện là rối loạn tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng… cùng với đó là những dấu hiệu như sụt cân, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, hấp thu kém… Lúc này bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nhé!

TRẺ ĐI NGOÀI NÔN TRỚ KÈM SỐT LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng

Để tránh ăn thực phẩm kém vệ sinh, bố mẹ nên cố gắng nấu ăn cho bé mỗi ngày. Ngoài ra chú trọng nguồn gốc thực phẩm tươi, an toàn không dư lượng thuốc. Chế biến ăn hết ngay trong ngày, không để qua đêm. Ngoài ra hướng dẫn bé cách rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cho bé ăn uống theo giờ cố định, hạn chế ăn quá khuya, ăn nhiều trước khi đi ngủ…

Các món ăn cho bé cần phải đảm bảo dinh dưỡng như các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau củ, trái cây… Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, thức ăn di chuyển trong đường ruột.

Ăn uống đúng cách

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Tập cho bé ăn chậm, nhai kỹ. Với những trẻ còn tập ăn dặm, nên nấu thức ăn mềm, dễ nhai, không cho trẻ ăn đồ thô, tươi sống. Việc nhai kỹ thức ăn đến khi nhuyễn hoàn toàn sẽ giúp cho các enzyme có trong nước bọt hòa lẫn với thức ăn tốt hơn, giúp bé cảm nhận được mùi vị món ăn cũng như tốt cho hệ tiêu hóa.

Khuyến khích bé vận động

Rèn luyện cho bé thói quen tập thể dục, vận động mỗi ngày nhất là trước khi ăn để con hấp thụ tốt hơn. Việc vận động làm tiêu hao năng lượng, khiến trẻ nhanh đói và từ đó sẽ háo hức tới giờ ăn, ăn uống ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Không nên cho bé vui chơi chạy nhảy ngay sau khi ăn xong vì sẽ làm bé đau bụng, khó chịu.

Việc ăn uống bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng. Không ép bé ăn quá nhiều hay bắt bé ăn những món bé không thích.

Trẻ tiêu hóa kém phải làm sao

Ăn uống an toàn, đủ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa

Đưa bé đi khám khi cần thiết

Rối loạn tiêu hóa là 1 biểu hiện của nhiều bệnh liên quan đường ruột, do đó bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và từ đó có cách điều trị phù hợp. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và phát triển thể chất của bé, do đó không nên chủ quan hay tự ý điều trị tại nhà.

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng rằng qua bài viết này bố mẹ đã hiểu nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và từ đó có cách phòng tránh, xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/chuyen-gia-giai-dap-phai-lam-gi-khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa/