Trình bày lý thuyết giá cả của marshall là gì năm 2024

Định luật 1: bất cứ 1 nhu cầu nào của con ng cũng có thể đc t/m nếu như ng ta tiêu dùng 1 loại sp có tính năng đáp ứng đc nhu cầu. Cường độ của nhu cầu giảm dần khi số lượng sp đc đưa ra để thỏa mãn nhu cầu tăng lên. Nhu cầu sẽ ko còn nữa nếu như con ng đc t/m sp đến tột độ (cường độ nhu cầu bằng 0)

Show

Định luật 2: Cá nhân ý thức đc nhu cầu của mình và biết rõ cách thức để t/m nhu cầu vì vậy nếu như biết suy luận,tính t oán thì cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo 1 trật tự nhất định. Trật tự này hoặc là căn cứ vào cường độ của nhu cầu hoặc là căn cứ vào ý muốn của cá nhân cho thấy đc nhu cầu nào là cấp thiết và mức độ cấp thiết của từng nhu cầu,để từ đó con ng có kế hoạch chi tiêu thích hợp. Trong trường hợp thu nhập của con ng còn thấp thì việc tiêu dùng thường chỉ giới hạn ở những nhu cầu cấp thiết còn khi thu nhập tăng dần lên,con ng có xu hướng tiêu dùng những HH cao cấp, xa xỉ nhiều hơn.

  • Nội dung:

Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng.

Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn.

Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác.

Thế giới quan giữa ích lợi giới hạn vs số lượng sp đc đưa ra để t/m nhu cầu là tương quan tỉ lệ nghịch.

  • Ø Lí luận giá trị giới hạn:
  • Tiền đề:

Lí luận giá trị ích lợi của J.B.Say.

Lí luận ích lợi giới hạn.

  • Nội dung:

Phủ nhận lí thuyết giá trị lđ của trường phái ‘TS cổ điển’ và C.Mác.

Đưa ra lý thuyết giá trị – ích lợi (giá trị – chủ quan): Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị – ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân).

  • Ø Kế thừa và phát triển:

Lí thuyết “Năng suất giới hạn”, “ng công nhân giới hạn” và “sp giới hạn” của J.B.Clark trong trường phái giới hạn ở Mĩ

A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích lợi giới hạn.

J.M.Keynes và P.A.Samuelson đã ủng hộ lí thuyết này:

Keynes đã xây dựng lí thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “Hiệu quả giới hạn của tư bản”.

Samuelson đưa ra lí thuyết “Giới hạn khả năng sản xuất” và “Sự lựa chọn”

Câu 2: CMR trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí giá trị lao động của TP cổ điển Anh và đi theo nguyên lí giá trị lợi ích của Say.

Theo trường phái cổ điển Anh, giá trị là khách quan, lao động hao phí để tạo nên hàng hóa quyết định giá trị hàng hóa đó. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là năng suất lao động và tính chất lao động.

Thêm nữa, khi nghiên cứu nguyên lí giá trị lao động, TP cổ điển Anh xuất phát từ 2 thuộc tính của hàng hóa đó là giá trị sử dụng và giá trị và phân biệt được chúng. Không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng có giá trị. Giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi.

Ngược lại, nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say đối lập hoàn toàn với trường phái cổ điển Anh khi cho rằng sản xuất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng truyền giá trị cho các vật. Giá trị là thước đo tính hữu dụng. Ông ta không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị do đó che đậy bản chất và đặc thù xã hội của giá trị. J.B.Say cho rằng giá trị càng cao thì tính hữu dụng càng lớn.

Trong khi đó, trường phái giới hạn cho rằng giá trị là chủ quan, và ích lợi quyết định giá trị. Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị – ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Như vậy cũng giống như nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say, TP giới hạn của Áo cho rằng ích lợi tạo nên giá trị và phát triển thêm “ích lợi giới hạn” phủ nhận lí luận trường phái cổ điển Anh rằng lao động hao phí mới tạo ra giá trị.

Có thể thấy trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí giá trị lao động của TP cổ điển Anh và đi theo nguyên lí giá trị lợi ích của Say

Câu 3: Dựa trên cơ sở nào mà J.B.Clark đề ra nguyên tắc trả lương cho công nhân theo sản phẩm giới hạn, theo anh (chị) nguyên tắc trả lương đó có bóc lột hay không? vì sao?

Trên cơ sở lí luận “năng suất giới hạn”, Clark đưa ra lí luận tiền lương và lợi nhuận.

Nội dung năng suất giới hạn: J.B.Clark cho rằng ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó tuy nhiên năng suất lao động giảm dần, ng công nhân đc thuê sau cùng là người công nhân giới hạn. Năng suất của anh ta là năng suất giới hạn. Đó là năng suất thấp nhất và nó quyết đinh năng suất chung của các CN khác.

Ông sử dụng lí luận “năng lực chịu trách nhiệm” để phân tích. Theo lí luận này, thu nhập là “năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tố sản xuất. Ở đây, công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản. Họ đều nhận đc “sp giới hạn” tương ứng.

Theo Clark, tiền lương của CN bằng “sp giới hạn” của lđộng. Phần còn lại là “thặng dư của ng tiêu dùng lao động”. Với sự phân phối như vậy, Clark cho rằng sẽ ko còn sự bóc lột nữa.Vì ng công nhân giới hạn đã nhận đc sp đầy đủ do anh ta tạo ra, do đó anh ta ko bị bóc lột. Những ng công nhân khác cũng sẽ nhận đc tiền lương theo mức tiền lương của ng công nhân giới hạn đó.Vì thế họ cũng ko bị bóc lột. Nguyên tắc này đc áp dụng cho phân phối địa tô và lợi tức.

Theo anh chị, nguyên tắc trả lương này có bóc lột không?

Nguyên tắc trả lương như Clark tuy đã được ông giải thích bằng lí luận kinh tế nhưng vẫn là bóc lột.

Nguyên tắc trả lương theo sản phẩm mà C.Mac đề ra là đơn giá tiền công đc xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong 1 ngày với số sản phẩm trung bình của một công nhân tạo ra trong một ngày. Thực chất đơn giá tiền công là tiền trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm.

Sản phâm giới hạn bao h cũng ít hơn mức sản phẩm trung bình các công nhân sản xuất ra nguyên nhân do sự có hạn của máy móc nhà xưởng. vì vậy trả công theo sản phẩm giới hạn sẽ thấp hơn trả theo mức sản phẩm trung bình.

Hơn nữa Clark cho rằng phần còn lại là thặng dư của ng tiêu dùng lao động nhưng thực chất, tư bản k tạo ra giá trị thặng dư, giá trị thặng dư là do lao động của công nhân tạo ra, như thế nguyên tắc trả lương của Clark vẫn là tước đoạt phần giá trị thặng dư của lao động.

Câu 4: CMR lí thuyết cân bằng thị trường của L.Walras thể hiện đặc trưng phương pháp luận của TP Tân cổ điển (thể hiện sự kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith).

Dựa vào lí thuyết này có thể khắc phục các vấn đề khủng hoảng thất nghiệp không? Vì sao?

  • Ø Nội dung lí thuyết:(đi thi không cần chép nội dung)

Cơ cấu nền kinh tế thị trường có 3 loại thị trường:

– Thị trường sản phẩm (TTSP): Nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng .

– Thị trường tư bản (TTTB): Nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá cả của tư bản.

– Thị trường lao động (TTLĐ): Nơi thuê mướn công nhân, tiền lương (tiền công) là giá cả của lao động .

Ba thị trường độc lập với nhau, nhưng nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan hệ với nhau, cụ thể:

– Doanh nhân: là người sản xuất hàng hóa để bán .

– Để sản xuất họ phải vay vốn (ở thị trường tư bản), thuê công nhân (ở thị trường lao động) vì thế họ là sức cầu trên hai thị trường này (tạo ra sức cầu cho xã hội). Chi phí sản xuất là: Lãi suất trả tư bản và tiền lương .

– Khi sản xuất được hàng hóa: họ đem bán trên TTSP, khi đó họ là sức cung trên TTSP.

– Mối quan hệ được hình thành như sau:

Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .

Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .

Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh .

Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất) .

Tóm lại: Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển muốn tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình thường .

  • Ø Thể hiện đặc trưng phương pháp luận của trường phái tân cổ điển:

Tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất, cụ thể ở đây là ba loại thị trường: sản phẩm, tư bản và lao động.

L.Walras tập trung nghiên cứu hoạt động của các doanh nhân từ đó hiểu được mối quan hệ và cơ chế hoạt động của 3 loại thị trường điều đó thể hiện phương pháp vi mô trong nghiên cứu của ông.

Đồng thời việc nghiên cứu mối quan hệ và cơ chế vận động của 3 loại thị trường trên cơ sở hoạt động của các doanh nhân với các mục tiêu như tăng lợi nhuận hay giảm chi phí => điều này thể hiện tâm lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế.

Ông kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế – bàn tay vô hình của A.Smith:

Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:

Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nahan còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.

Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).

Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.

Lí thuyết cân bằng tổng quát:

Trong nền kinh tế tồn tại 3 thị trường độc lập: thị trường hàng hóa, lao động và tư bản được liên kết với nhau thông qua hoạt động của doanh nhân.

Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .

Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .

Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh.

Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).

Điểm kế thừa:

Nội dung lí thuyết thể hiện sự tập trung quan điểm về cơ chế thị trường tự điều tiết trong nền kinh tế hàng hóa TBCN.

Hoạt động của các doanh nhân không phải do tự phát mà bị chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, theo biến động của quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa.

Theo ông, cơ chế tự điều tiết của “Bàn tay vô hình” sẽ làm cho tái sản xuất diễn ra bảo đảm đc tỉ lệ cân đối và duy trì đc sự phát triển bình thường.

  • Ø Dựa vào lí thuyết này không thể giải quyết các vấn đề khủng hoảng.

(câu này k đảm bảo chuẩn nhé)

Giải thích:

Vì nó quá đề cao vai trò của cơ chế thị trường, đặt niềm tin tuyệt đối vào cơ chế đó, mà chưa biết đến mặt trái, tác động tiêu cực và những thất bại mà tự cơ chế đó sinh ra. Ông ko thừa nhận khủng hoảng kinh tế, ko thấy nguồn gốc và tác động của khủng hoảng kinh tế cũng như ko thấy đc vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Lịch sử đã chứng minh bản thân khủng hoảng kinh tế là một khuyết tật của cơ chế thị trường, tự bản thân cơ chế thị trường không thể giải quyết được đòi hỏi bàn tay nhà nước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trưởng.

Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và tăng lãi suất tiển lương cho công nhân thường không tương xứng với nhau dẫn đến “khủng hoảng thừa”. Hàng hóa sản xuất ra quá nhiều, người công nhân tuy có nhu cầu về hàng hóa nhưng tiền lương ít ỏi không đủ chi trả nên không thể mua được.

Câu 5: Chứng minh rằng Lí thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển ( kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith)

  • Ø Đặc trưng phương pháp luận của Trường phái tân cổ điển:

Marshall tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất.

Ông đưa ra các phạm trù kinh tế mới: cung, cầu, giá cung, giá cầu, hệ số co dãn của cầu… là sự phối hợp các phạm trù toán học và kinh tế học để giải thích quy luật kinh tế.

Ông đã biết sử dụng công cụ toán học trong phân tích kinh tế: đồ thị, công thức.

Để xây dựng mô hình cung – cầu thị trường Marshall đi sâu vào phân tích tâm lí, hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất từ đó rút ra kết luận cho toàn nền kinh tế => áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu.

Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể vì thế nhà kinh tế không đề cập tới phạm trù giá trị.

Việc phân tích mối quan hệ cung cầu dưới góc độ hành vi của người mua và người bán đều mong muốn đạt được lợi ích tốt nhất cho mình (người mua chỉ quan tâm đến việc tốn ít tiền nhất mà thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của mình, người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận) mà không quan tâm đến nền sản xuất, bối cảnh lịch sử xã hội nói chung => điều này thể hiện tâm lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế.

Việc phân tích cung- cầu thị trường một cách thuần túy cũng thể hiện việc Marshall muốn xây dựng một nền kinh tế học thuần túy không bị tác động bởi yếu tố giai cấp.

Kế thừa và phát triển Bàn tay vô hình của A.Smith.

Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:

Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nhân còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.

Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).

Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.

Lí thuyết giá cả của Marshall:

Ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.

Ông cho rằng: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.

\=> Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế.

Câu 6: Trình bày nội dung lí thuyết giá cả của A.Marshall, rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lí thuyết này.

  • Lí thuyết giá cả của A.Marshall:

Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu:

  • Cầu và giá cầu:

– Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định.

– Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa.

– Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá.

: sự thay đổi của cầu.

: sự thay đổi của giá.

K: hệ số co dãn của cầu theo giá.

K = : =

Sự co dãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau: mức giá cả, giá cả của các hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.

  • Cung và giá cung:

– Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định.

– Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó.

  • Cân bằng thị trường và giá cả thị trường

– Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường, Marshall cho rằng một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm giá cả phù hợp với cung cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau.

– Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.

– Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá cả.

– Ngoài ra, sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các nhà độc quyền thường giảm sản lượng để nâng bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền quyết định được tất cả, bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động của sự co dãn của cầu.

  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Ý nghĩa lí luận:

Tích cực:

Lí thuyết giá cả của Marshall đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại

Là lí thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình cung – cầu, đây là nguyên lí cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên suốt gần như mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường.

Hạn chế:

Phân tích lý thuyết giá cả: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị – lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian ngắn thì lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lầm mà thuyết ích lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng với chi phí sản xuất được.

Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong lý luận của Marshall: Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng hóa nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi).

Ý nghĩa thực tiễn:

Giúp ta nhận thức đc trạng thái vận động của thị trường dưới tác động của các quy luật khách quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường ko phải là cân bằng tĩnh, mà là cân bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng.

Đâylà cơ sở để phân tích sự biến động giá cả HH trên thị trường, để nhà nước có chính sách điều chỉnh thích hợp.

Các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh doanh, tác động vào cung, cầu và đưa ra chính sách giá cả để thu lợi nhuận cao.

Việc xác định K giúp các xí nghiệp độc quyền đưa ra chính sách giá cả có lợi cho mình (giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao), có thể bán số lượng sản phẩm ít hơn mà giá cả cao hơn.

Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm .

Thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Quy tắc chung là:

– Thời gian ngắn (thời kỳ nghiên cứu ngắn) phải chú ý tới ảnh hưởng của cầu lên giá trị .

– Thời gian dài (thời kỳ nghiên cứu càng dài) thì ảnh hưởng tác động của chi phí tới giá trị rất quan trọng.

Câu 7: CMR lí thuyết kinh tế của TP Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.

Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của TP tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô hiện đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Tân cổ điển của kinh tế học vi mô hiện đại ở các nội dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản.

Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu là lĩnh vực trao đồi lưu thông, trao đổi, nhu cầu…

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp vi mô, nghiên cứu kinh tế trong các xí nghiệp cụ thể, các loại hàng hóa cụ thể từ đó rút ra kết luận cho toàn chung cho toàn nền kinh tế.

Sử dụng các mô hình, công thức, đồ thị toán học đề giải thích nền kinh tế.

Thuật ngữ cơ bản: sau này, kinh tế học vi mô hiện đại tiếp tục sử dụng các thuật ngữ cơ bản mà Tp Tân cổ điển đã đưa ra:

Ích lợi giới hạn của TP giới hạn thành Viene – Áo sau này là lợi ích cận biên trong kinh tế vi mô

Năng suất giới hạn của TP Mĩ sau này chính là năng suất cận biên của lao động trong kt vi mô.

Thuật ngữ cung cầu, hệ số co dãn của cầu trong lí luận của Marshall đc phát triển thành lí thuyết cung cầu, hệ số co dãn của cầu theo giá (công thức của Marshall là co dãn khoảng, ngoài ra còn có công thức co dãn điểm.) trong kinh tế học vi mô, ngoài ra còn đc phát triển thêm các khái niệm khác như hệ số co dãn của cung theo giá, của cầu theo thu nhập…

Các lí thuyết cơ bản: Cùng với sự kế thừa các thuật ngữ cơ bản, kinh tế học vi mô hiện đại cũng kế thừa và phát triển xa hơn các lí thuyết kinh tế cơ bản của TP Tân cổ điển.

TP Tân cổ điển Kinh tế học vi mô Lí thuyết ích lợi giới hạn – Áo:

Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng.

Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn.

Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác.

Lí thuyết lợi ích của kt học vi mô:

Lợi ích đc hiểu là sự thỏa mãi hài lòng đạt đc khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa các lợi ích đạt được khi tiêu dùng.

Lợi ích đc đo bằng đơn vị của trí tưởng tượng mà ng tiêu dùng gán cho hàng hóa khi tiêu dùng đc biểu hiện bằng mức độ sẵn sàng chi trả của họ cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu dùng.

Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ.

MU =

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: lợi ích của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thêm có xu hướng giảm dần và điều này chỉ đúng trong thời gian ngắn.

Lí thuyết năng suất giới hạn:

J.B.Clark cho rằng ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó tuy nhiên năng suất lao động giảm dần, ng công nhân đc thuê sau cùng là người công nhân giới hạn. Năng suất của anh ta là năng suất giới hạn. Đó là năng suất thấp nhất và nó quyết đinh năng suất chung của các CN khác.

Hàm sản xuất ngắn hạn của kinh tế học vi mô.

Q = f (K, L).

K cố định, năng suất cận biên của lao động MPL = là sản phẩm đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động.

Với quy mô của nhà máy đc cho trc thì MPL có xu hướng tăng do khai thác đc thêm công suất của máy móc nhưng nếu tiếp tục tăng L mà K vẫn cố định thì năng suất cận biên sẽ giảm dần.

Lí thuyết cung cầu – Marshall:

Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định.

Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa.

Lí thuyết cung cầu – kinh tế học vi mô:

Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định vs đk các yếu tố khác k đổi.

Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập, giá hàng hóa thay thế hoặc bổ sung, quy mô thị trường, sở thích, kì vọng.

Lượng cầu: số lượng hàng hóa ng tiêu dùng muốn mua tại 1 mức giá nhất định.

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu: giá cả hàng hóa đó

Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định.

Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó.

Cung: là số lượng hàng hóa dich vụ ng bán muốn bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với đk các yếu tố khác k đổi.

Nhân tố ảnh hưởng đến cung: công nghệ và năng suất, giá cả đầu vào, thuế và trợ cấp, số lượng nhà sản xuất, kì vọng…

Lượng cung: lượng hàng hóa đc bán tại 1 mức giá nhất định.

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung: giá cả hàng hóa đó

Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”. Cân bằng cung cầu là trạng thái mà lượng cung bằng lượng cầu tại 1 mức giá. Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá.

: sự thay đổi của cầu.

: sự thay đổi của giá.

K: hệ số co dãn của cầu theo giá.

K = : =

Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường sự thay đổi tương đối của lượng cầu do 1% tương đối của giá hàng hóa.

Co dãn khoảng (đoạn):

EDP = ×

Co dãn điểm:

EDP = ×

Câu 8: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh với Tân cổ điển.

Bảng 1: So sánh chung.

Trường phái cổ điển Anh Trường phái Tân cổ điển Ra đời và phát triển ở Châu Âu, từ giữa TK 18-19. Ra đời và phát triển ở Tây Âu, Mỹ, vào cuối TK 19- đầu TK 20. Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất. Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao đổi, lưu thông lợi ích, tiêu dùng. Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô, cho rằng quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động kinh tế. Sử dụng phương pháp phân tích vi mô, kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học. Cho rằng cung quyết định cầu, cung tạo ra cầu, sản xuất quyết định tiêu dùng. Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng quyết định sản xuất. Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị, là nguồn gốc của giá trị, của của cải, của giàu có.

Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.

Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý chủ quan của con người.

Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng , cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định.

Lao động là cái duy nhất, chính xác để đo lường giá trị trao đổi của hàng hóa.

Chưa giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.

Giá trị trao đổi được hình thành do sự đánh giá chủ quan của người mua, người bán về công dụng của hàng hóa.

Giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.( dựa trên quy luật ích lợi giới hạn giảm dần).

Giá thị trường chịu sự điều tiết của giá cả tự nhiên. Giá thị trường là kết quả sự va chạm giữa giá cung với giá cầu, va chạm giữa cung với cầu. Giá cả hàng hóa trong lưu thông quyết định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền đưa vào trong lưu thông. Ricardo cho rằng tiền lương là giá cả thị trường của lao động phụ thuộc vào giá cả tự nhiên (giá các tư liệu sinh hoạt…).

Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương của người công nhân:

+ Adam Smith cho rằng tiền lương chỉ có thể tăng trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

+ Ricardo cho rằng lương thấp là điều tự nhiên, lương cao là thảm họa.

Clark cho rằng người công nhân được tiền lương là sản phẩm biên tế của lao động.(giải thích dựa trên lý luận năng suất giới hạn)

Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm thất nghiệp của người công nhân. Clark cho rằng công nhân phải chấp nhận tiền lương thấp để có việc làm, muốn tiền lương cao thị có thể chính mình bị sa thải. (lý luận năng suất biên giảm dần).

Lợi nhuận là kết quả của việc trả công thấp hơn giá trị.

Phủ nhận sự bóc lột khi cho rằng lợi nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư ban đầu.

Không giải thích được lợi nhuận trên cơ sở nguyên tắc trao đổi ngang giá.

Bohm Bawerk cho rằng lợi nhuận là khoảng chênh lệch do sự đánh giá chủ quan khác nhau của con người về 2 loại của cải : của cải hiện tại (TLTD) được đánh giá cao, của cải tương lai (TLSX) được đánh giá thấp.

Xã hội tư bản là công bằng, nhà tư bản có lợi nhuận phù hợp với năng suất giới hạn của tư bản, khẳng định lợi nhuận là không bóc lột. (nguyên tắc hành vi hợp lý)

Đã giải thích được.

Địa chủ có địa tô là kết quả của độ màu mỡ tương đối của đất đai. Địa chủ có địa tô phù hợp với năng suất biên tế của đất đai. Phát triển lý thuyết Bàn tay vô hình, tôn trọng các quy luật khách quan tự phát, chi phối hoạt động con người. Tâm lí chủ quan (cá biệt các nhân) Phát triển lý thuyết ích lợi giới hạn và thuyết giá trị giới hạn, quan tâm đến nhu cầu tâm lý chủ quan của con người.

Bảng 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận:

Cổ điển Anh Tân cổ điển Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất. Chuyển sự chú ý phân tích sang lĩnh vưc lưu thông, trao đổi, nhu câu… Họ nghiên cứu các vấn đề kinh tế của tư bản chủ nghĩa. Họ muốn gạt bỏ các yếu tố chính trị, giai cấp để xây dựng môn kinh tế học thuần túy. Tiếp cận và tìm hiểu các quy luật kinh tế khách quan. (VD: Giá trị hàng hóa là khách quan.Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định) Tâm lí chủ quan (cá nhân cá biệt) trong phân tích kinh tế.

(Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng, cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định).

Phương pháp nghiên cứu thể hiên tính 2 mặt: mặt khoa học – trừu tượng hóa và mặt tầm thường – mô tả liệt kê hời hợt. (lấy ví dụ lí luận giá trị lao động của A.Smith, 2 định nghĩa giá trị) Phương pháp vi mô trong phân tích kinh tế.

Tích cực áp dụng các công cụ toán học như đồ thị, công thức, mô hình.

(Ví dụ: Trường phái giới hạn Áo, cung cầu Marshall)

Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.

“Bàn tay vô hình” A.Smith

Giống nhau

L.Walras

Marshall.

Câu 9: Đánh giá trường phái tân cổ điển.

Thành tựu:

Các nhà kinh tế trường phái cổ điển mới đã đạt được một số thành tựu, đó là:

Những phân tích về kinh tế thị trường hiện đại cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã được vận dụng trong hoạt động thực tiễn.

Đã có sự phân tích cụ thể sự vận động của nền kinh tế trên cơ sở các quy luật của thị trường, nghiên cứu sâu hơn các quan hệ sản xuất trao đổi.

Đã góp phần vào sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, đưa ra những biện pháp điều chỉnh chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Tác động đến việc xây dựng các chính sách kinh tế của các nước tư bản trong thời kỳ này.

Là cơ sở của kinh tế học vĩ mô hiện đại

Hạn chế:

Với ý định cách tân, bổ khuyết cho các tư tưởng kinh tế tư sản cổ điển song còn nhiều hạn chế và nhiều lý luận không vượt qua được kinh tế tư sản cổ điển, những hạn chế đó là:

Mưu toan bác bỏ học thuyết kinh tế Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản và các kết luận của Mác về mâu thuẫn tư sản và công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm chủ quan, không tính đến vai trò quyết định của nền sản xuất và của các điều kiện lịch sử xã hội. Những điều kiện này quyết định đặc điểm phát triển kinh tế ở một giai đoạn nhất định. Từ đó đi đến khẳng định các phạm trù kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn.

Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế thuần túy. Thực chất muốn gạt bỏ mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rời khỏi một chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhau đằng sau những hoạt động kinh tế.

CHƯƠNG 7: TRƯỜNG PHÁI KEYNES

Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.

  • Ø Đặc điểm phương pháp luận:

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).

Ví dụ như:

Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

– Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp.

– Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt,…). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa.

– Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập.

– Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:

Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)

Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C) (E hoặc S)

(hay R = Q = C + I , E = R – C) ⇒ E = I.

– E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm,tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới giải quyết được khủng hoảng và thất nghiệp.

Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội).

Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.

\=>Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.

Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.

Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học (công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).

  • Ø Kế thừa và đối lập Tân cổ điển:

Kế thừa:

Cũng giống như trường phái Tân cổ điển, Keynes hướng sự chú ý phân tích kinh tế vào lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu ( thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, sản lượng nền kinh tế.

Ông cũng tích cực sử dụng công thức toán học trong phân tích kinh tế (công thức mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị…)

Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan giống với các nhà kinh tế học cổ điển khi đưa ra các khuynh hướng.

Đối lập:

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng). Còn Tân cổ điển áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu, từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp rút ra kết luận chung cho toàn xã hội.

Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội). Còn các nhà kinh tế Tp Tân cổ điển sử dụng tâm lí chủ quan cá nhân cá biệt trong phân tích (ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn…)

Keynes nhấn mạnh bàn tay của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Trong khi Tân cổ điển tiếp tục kế thừa trường phái cổ điển Anh: đề cao cơ chế tự phát của thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng nền kinh tế

Câu 2: Phân tích lí thuyết việc làm của Keynes cho biết vì sao trong lí thuyết này lãi suất là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô. ý nghĩa

  • Ø Nội dung

Khái niệm việc làm trong lí thuyết của Keynes có 1 phạm vi rộng. Nó ko chỉ đc dùng để xác định tình trạng, quy mô lđ, thất nghiệp mà còn bao gồm tình trạng sản xuất, quy mô thu nhập. Khái niệm việc làm phản ánh tình trạng Kinh tế nên thuộc nhóm đại lượng khả biến phụ thuộc.

Lí thuyết việc làm có thể đc khái quát:

Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.

  • Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”:

Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư; những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm)

Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm

– Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện

– Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể

Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần

Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.

Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm. Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất.

  • Lãi suất

Tiền đề: phân biệt nhà tư bản & doanh nhân.

Theo Keynes, nhà tư bản là ng có tư bản tiền tệ đem cho vay, được hưởng thu nhập căn cứ vào lãi suất. Doanh nhân là 1 nhà đầu tư, kinh doanh, đương nhiên có thể vay tư bản cho mục đích đầu tư, đc hưởng thu nhập căn cứ vào hiệu quả giới hạn of tư bản.

Lãi suất là cơ sở hình thành thu nhập của nhà TB

Hiệu quả giới hạn của TB là cơ sở hình thành của thu nhập của doanh nhân

Nội dung:

Lãi suất: lãi suất ko thể là tiền thưởng cho hành vi nhịn ăn tiêu, mà là phần thưởng cho ng có tiền nhưng chấp nhận chia li với tiền của mình, giao tiền cho ng khác sử dụng.

Theo ông, ng ta có khuynh hướng thích giữ tiền mặt. Khi giao tiền, ta chấp nhận hệ số rủi ro.Vì vậy lãi suất đo lường sự tự nguyện của ng có tiền ko sử dụng tiền mặt của họ. Do đó nó làm cân bằng giưã số lượng tiền mặt và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt. Ng có tiền chỉ bỏ tiền ra cho vay khi có lãi suất cao, còn khi lãi suất thấp thì khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt sẽ thắng.

M=L(r) Trog đó:

M: Khối lượng tiền tệ; r: lãi suất; L: hàm số ưa chuộng tiền mặt

Cầu về tiền tệ biến thiên theo r, nếu M tăng sẽ đẩy r lên cao

  • Hiệu quả giới hạn của TB:

Khi doanh nhân bỏ tiền ra đầu tư thì có quyền mua đc phần lời triển vọng

Phần lời triển vọng (Lợi nhuận) = Số tiền bán hàng – Phí tổn thay thế(chi phí SX)

Hiệu quả giới hạn của TB = phần lời triển vọng / phí tổn thay thế x 100%

(Tỷ suất lợi nhuận)

Cùng vs sự tăng lên của vốn đầu tư, hiệu quả giới hạn của TB ngày càng giảm vì khi vốn đầu tư tăng thì lượng cung hàng hóa tăng => giá cả hàng hóa giảm => số tiền bán hàng giảm => phần lời triển vọng giảm vốn đầu tư tăng => phí tổn thay thế tăng => hiệu quả giới hạn của TB giảm

Giới hạn đầu tư TB = hiệu quả giới hạn của TB – Lãi suất > 0

Nhà nước chủ động điều tiết lãi suất tùy vào từng thời kì của nền kinh tế

  • Đầu tư & mô hình số nhân (K)

Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng.

Số nhân là tỉ số giữa gia tăng thu nhập & gia tăng đtư, nó phản ánh mỗi sự gia tăng of đầu tư sẽ khuếch đại thu nhập lên bn lần

K = dR/dI = dR/(dR-dC) =1/(1- dC/dR)

Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập…Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng được ngăn chặn.