Trong cơ thể thực vật, nguyên to dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào là thành phần của ATP

Câu hỏi:

Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật?

A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim

B. Là thành phần của protein, axit nucleic

C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng

D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ

Đáp án đúng D.

Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ, hàm lượng photpho dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,5% khối lượng khô và thường nhỏ hơn so với N va K.

Giải thích vì sao chọn D là đáp án đúng:

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

– Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

– Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

– Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

– Nguyên tố đại lượng [chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây] gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

– Nguyên tố vi lượng [chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây] chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

Vai trò của photpho trong cây:

Hàm lượng dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,5% khối lượng khô và thường nhỏ hơn so với N va K.

Sự thiếu P nhạy cảm ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây, P cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các phản ứng hóa học trong tế bào nên dù thiếu 1 lượng rất nhỏ cũng làm đình trệ các quá trình sinh lý và chậm chức năng sinh trưởng của cây.

P có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu vì P cần cho hoạt động cố định đạm của vi sinh vật. Trong cây, thừa P không gây hại, P có thể vận chuyển từ cơ quan già đến cơ quan non đang sinh trưởng mạnh gọi là “ nguyên tố dùng lại”

1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

Chỉ có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni và 3 nguyên tố Na, Si, Co cần cho một số loài cây.

 

1.1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

+ Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

1.2. Phân loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được chia thành 2 nhóm:

+ Nguyên tố đại lượng [hàm lượng >100 mg/1kg chất khô]: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng [hàm lượng ≤100 mg/1kg chất khô]: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

1.3. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

Các nguyên tố

đại lượng

Dạng mà cây

hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Nito

NH+4 và NO3-

Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

Phôtpho

H2PO-4, PO43-

Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim

Kali

K+

Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng

Canxi

Ca2+

Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim

Magiê

Mg2+

Thành phanà của dịêp lục, hoạt hóa enzim

Lưu huỳnh

SO2-4

Thành phần của prôtêin

Các nguyên tố vi lượng

Dạng mà cây hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Sắt

Fe2+, Fe3+

Thành phần của xitôcroom, tổng hợp dịêp lục, hoạt hóa enzim

Mangan

Mn2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Bo

B4O72- và BO33-

Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh

Clo

Cl-

Quang phân li nước, cân bằng ion

Kẽm

Zn2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Đồng

Cu2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Môlipđen

MoO42-

Cần cho sự trao đổi nitơ

Niken

Ni2+

Thành phần của enzim urêaza

Vai trò chung: Tham gia cấu tạo chất sống và điều tiết quá trình trao đổi chất.

 Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

1.4. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

1.4.1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây

– Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: không tan và hòa tan.

– Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.

1.4.2. Phân bón cho cây trồng

– Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

Đồ thị mối tương quan giữa liều lượng phân bón với sinh trưởng của cây

– Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:

+ Gây độc cho cây.

+ Ô nhiễm nông sản.

+ Ô nhiễm môi trường đất, nước…

Video liên quan

Chủ Đề