Trong móng cọc dầm ngang trong đài gọi là gì năm 2024

Dầm chuyển được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các công trình xây dựng ở Việt Nam, do đặc điểm về phân bố ứng suất mà việc tính toán thiết kế các dầm này có nhiều khác biệt so với việc tính toán và thiết kế dầm theo lý thuyết uốn thông thường.

Trong móng cọc dầm ngang trong đài gọi là gì năm 2024

Dầm cao

Dầm được gọi là dầm cao (Deep Beam) khi mang một trong các đặc điểm sau đây:

  • Tỉ số giữa nhịp thông thủy và chiều cao dầm bé hơn hoặc bằng 4
  • Trên dầm xuất hiện tải trọng tập trung trong khoảng bé hơn 2 lần chiều cao dầm tính từ mép gối đỡ

Dưới tác dụng của tải trọng, trong dầm hình thành các thanh chống chịu nén nối giữa vị trí đặt tải trọng và gối đỡ. Đối với các cấu kiện thông thường, chúng ta thường sử dụng giả thiết biến dạng phẳng để lập sơ đồ ứng suất cho tiết diện và giải bài toán tính toán cốt thép dựa trên các sơ đồ ứng suất tại trạng thái phá hoại. Tuy nhiên, đối với dầm cao giả thiết về biến dạng phẳng trong lý thuyết uốn không còn đúng nữa. Để tính toán dầm cao, hoặc sử dụng phương pháp phân tích với phân bố biến dạng phi tuyến, hoặc sử dụng mô hình giàn ảo (strut-and-tie method). Mô hình giàn ảo được đề cập trong các tiêu chuẩn như ACI 308-08 - Phụ lục A, hoặc Eurocode 2 - Mục 6.5

Hình 1: Các trường hợp định nghĩa của Dầm cao

Dầm chuyển

Dầm chuyển (Transfer Beam) là cấu kiện dầm có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Do đặc điểm về tải trọng nên hầu hết dầm chuyển đều thuộc dạng dầm cao. Trên thực tế dầm chuyển được sử dụng tương đối linh hoạt. Trong một số công trình hỗn hợp, do yêu cầu về không gian ở tầng phía dưới (khối thương mại) nên hệ cột ở các tầng dưới có khoảng cách tương đối lớn, trong khi khối căn hộ phía trên yêu cầu kích thước cấu kiện thẳng đứng phải mỏng do đó hệ vách phía trên mỏng và dài. Trong những trường hợp như vậy, dầm chuyển có chức năng phân phối tải trọng từ các vách về tập trung tại các đỉnh cột (Hình 2).

Hình 2: Dầm chuyển được sử dụng để phân phối tải trọng về các cột

Trong một số công trình khác, người ta cũng bố trí dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống móng (Hình 3). Với hệ kết cấu này, do tải trọng được dàn đều xuống các cột phù hợp với sức chịu tải của cọc, do đó dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí một cọc. Hiệu quả của cách thức này là trong đài cọc không phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn, dẫn tới sẽ tiết kiệm được chi phí đài cọc và các chi phí liên quan đến công tác thi công đài cọc.

Hình 3: Dầm chuyển được sử dụng để dàn đều tải trọng xuống móng

Xem xét vấn đề qua một ví dụ: khác với các dự án có quỹ đất hạn hẹp, dự án Hyundai Hills State bao gồm các tòa nhà là khu chung cư đơn thuần, có sân chung rộng và một điểm hoàn toàn khác biệt là khu gara được đặt ngầm dưới sân. Thiết kế này tạo điều kiện giải phóng chức năng phần ngầm của các tòa nhà chính, do đó phần ngầm của các tòa nhà này có mục đích phục vụ tối đa ý đồ kết cấu. Bản thiết kế của Hyundai Hills State cho thấy hệ thống dầm chuyển dưới 2 tầng hầm tạo nên khối đế vững chắc, phân phối tải trọng đứng và tải trọng ngang đều đặn lên các cột, do đó không xảy ra hiện tượng cọc tập trung tại đài vách thang máy. Các cọc được đặt ngay dưới chân cột làm giảm tối đa nguy cơ chọc thủng, dẫn đến chiều dày của đài cọc (đài bè) tương đối nhỏ và thép đài cọc được tiết kiệm tối đa.

Xây dựng được xem là một trong những ngành nghề quan trọng giúp phát triển nên nền kinh tế của nước nhà. Cũng chính điều đó khiến cho ngành này trở nên khó khăn và quy chuẩn với các khâu thực hiện khó hiểu, ví dụ như với giai đoạn giằng móng trong xây dựng. Đây là một giai đoạn gì? Cũng như cấu tạo và vai trò của giằng móng có quan trọng như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết lần này của Tam Hoa nhé!

Khái niệm, vai trò và cấu tạo của giằng móng

1. Khái niệm của giằng móng

Giằng móng (có tên gọi khác là dầm móng) được biết đến với kết cầu nằm theo phương ngang nhà, với nhiệm vụ đỡ tường (hoặc với các tường ngăn trong nhà) truyền vào móng nhà. Bên cạnh đó, giằng móng sẽ chịu một phần ít mô men của cột (nếu như cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng bên dưới thì mô men sẽ ngày càng lớn hơn)

Trong móng cọc dầm ngang trong đài gọi là gì năm 2024
Khái niệm của giằng móng

\>> Chính điều đó sẽ khiến cho giằng móng có hình chữ nhật hoặc hình thang. Khoảng cách cột là tầm 12m, và được làm bằng bê tông cốt thép.

2. Vai trò của giằng móng

Qua với khái niệm cơ bản của giằng móng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến vai trò quan trọng của giai đoạn này đối với xây dựng. Thì nhiệm vụ chính của giằng móng (dầm móng) chính là tăng cường độ cứng cho toàn bộ hệ thống móng nhà bên dưới. Nó sẽ giúp nâng đỡ bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền lực xuống móng quá nhiều.

Bên cạnh đó giằng móng của có vai trò:

- Nó cũng giúp tăng sức chịu đựng của các loại tải trọng trong quá trình xây dựng và sử dụng ngôi nhà

- Giúp phân bố đều tải trọng truyền xuống phần móng nhà, để giảm độ biến dàn cho sàn nhà trong các trường hợp đặc biệt.

- Chống xoay, hoặc lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt

- Hỗ trợ để tạo nên một hệ thống móng thống nhất và an toàn, đảm bảo được độ bền vững cho kết cấu của ngôi nhà. \>>>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng nền móng tiêu chuẩn an toàn <<<<<

3. Cấu tạo và kích thước của giằng móng

Việc giằng móng này đã trở nên phổ biến và áp dụng cho 3 loại móng chính bao gồm: móng đơn, móng bè, móng băng. Và tùy theo cái bố trí của các móng khác nhau thì sẽ có cách tính toán khác nhau để phù hợp với công trình. Hoặc bên cạnh đó, cách tính kích thước giằng cọc sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của cột trụ.

Ví dụ: - Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3-6m thì nhà thầu sẽ giằng móng có hình thang hoặc hình chữ nhật.

- Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 - 12m thì nhà thầu sẽ giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.

Và thêm vào đó, độ dày của dầm móng so với mặt nền sẽ lấy thấp hơn ít nhất mà 0.5m. Vì đây là khoảng cách có thể tạo ra lớp cách nước lý tưởng cho công trình, giúp móng chống được độ biến dạng. Đồng thời, xung quanh giằng móng sẽ được chèn bằng đá dăn hoặc gạch vỡ để công tác dầm được trở nên chắc chắn hơn.

Trong móng cọc dầm ngang trong đài gọi là gì năm 2024
Cấu tạo và kích thước của giằng móng

3.1 Giằng móng đơn

Đây là loại móng có cấu tạo hình trụ được tạo thành từ cốt thép dày và đổ bê tông vào bên trong của trụ. Do đó, nền móng và hệ thống giằng móng sẽ được liên kết với nhau rất chặt chẽ, để tạo nên một khối bền vững và hạn chế được nhiều tác động của nền đất đối với công trình.

3.2 Giằng móng băng

Phần móng này sẽ được tạo thành từ một lớp bê tông có tác dụng lót móng cùng với những thanh thép đã được bố trí hợp lý. Do đó, kích thước của loại móng băng này sẽ rơi vào khoảng 300x700m. Và sản phẩm móng băng này được sử dụng trong nhiều công trình so với các loại khác vì độ tương thích của nó với công trình rất cao, khả năng chịu được lực tốt hơn.

3.3 Giằng móng bè

Bên cạnh đó, đối với các loại móng bè sẽ phù hợp đối với nền đất nhà yếu, để giúp tăng khả năng chịu lựa của công trình tốt hơn. Do đó, cấu tạo của phần bè là một lớp bê tông và được trải rộng khắp công trình.

Kích thước của lớp bê tông lót bên dưới có độ dày khoảng 100mm, còn chiều cao của phần bè thì chênh lệch từ 170 đến 200mm.

\>>>>> Tham khảo thêm: Quy trình thi công nền móng nhà tiêu chuẩn

<<<<<

4. Công thức tính

Để tìm hiểu rõ về cách giằng móng này trong xây dựng thì các công trình cũng có nguyên tắc chung để tính toán thiết kế chuẩn mực và tìm ra quy luật về lực tác động – nội lực cũng như khả năng chịu lựa của kết cấu đó như sau:

4.1 Nguyên lý tính toán giằng móng

Để tính được kết cấu giằng móng, hãy xem xét đầy đủ các yếu tố tác dụng của giằng móng trong hệ kết cấu chung. Cụ thể:

- Tác dụng đỡ tường xây dựng, bản thân tường xây dựng cũng mang một sức nặng nhất định. Do đó, kết cấu gánh đỡ bên dưới là hết sức quan trọng và phải tính toán cẩn thận.

- Tác dụng phân phối mô men chân cột, cùng với kết cấu móng thì giằng móng cũng phải chịu một tác dụng phân phối cực lớn để giữ được độ cứng của chân móng.

- Phải chịu dược tác động của lún lệch, như các nghiên cứu tính toán dự đoán rằng: “giằng móng chiếm một phần nhỏ trong việc chịu tác động lún lệch so với toàn bộ kết cấu phần thân của công trình”.

- Tác dụng lệch tâm, móng có thể chịu lệch tâm thiết kế hoặc lệch tâm ngẫu nhiên (do quá trình thi công) Do đó, cách tính toán giằng phòng cũng phải tính kĩ với trường hợp này.

Trong móng cọc dầm ngang trong đài gọi là gì năm 2024
Nguyên lý tính giằng móng

4.2 Công thức tính giằng móng

Công thức chuẩn áp dụng cho công tác tính toán giằng móng

- Khi tải trọng đúng trọng tâm: Ptb < Rtc

- Khi tải trọng lệch tâm: Pmax < 1.2 Rtc

( Với chú thích: Ptb, Pmax: áp suất đáy mỏng trung bình và lớn nhất. Rtc: cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

R = m (A1/4.y.b + B.q + D.c)

Trong đó:

B: Chiều rộng của đáy mỏng

q: Tải trọng bên của móng

c: Lực dính đơn vị của lớp nền đất

A1/4, B, D: các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.

m: hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn

Hi vọng, với những phân tích trên có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ được giằng móng là gì cũng như các vấn đề liên quan đến thi công giằng móng thì nhà thầu sẽ cần làm gì. Do đó, khi đã nắm rõ được các thông tin này thì sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc xây dựng công trình trong tương lai.