Trùng lặp bao nhiêu thì bị cho là đạo văn năm 2024

Mức độ chính xác phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu có sẵn của Turnitin và tính chất văn bản của bạn. Turnitin phù hợp khi bạn cần kiểm tra đạo văn cho các văn bản có tính chất học thuật, giáo dục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Turnitin để kiểm tra đạo văn đối với bất kỳ một văn bản nào khác.

BAO LÂU THÌ NHẬN ĐƯỢC KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN TỪ TURNITIN?

Thời gian nhận kết quả kiếm tra đạo văn từ Turnitin phụ thuộc vào tính chất, độ dài văn bản của bạn. Trung bình khoảng 5 phút cho một văn bản có độ dài 5 trang A4. Nhưng nếu văn bản của bạn có độ dài trên 100 trang, thông tin phức tạp, có cả chú thích hình ảnh,… thì thời gian kiểm tra có thể lên đến vài giờ, nửa ngày.

TURNITIN CÓ LƯU VĂN BẢN CỦA TÔI KHÔNG?

Có. Turnitin thông báo rằng: dù bạn đã xóa văn bản khỏi tài khoản thì văn bản đã được kiểm tra của bạn vẫn lưu trên cơ sở dữ liệu của Turnitin. Việc lưu trữ này không làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bạn. Tuy nhiên, khi kiểm tra đạo văn bạn không nên chọn chức năng Lưu để tránh trùng lặp ở lần kiểm tra đạo văn thứ 2 cho văn bản của bạn.

TÔI CÓ THỂ SỬ DỤNG TURNITIN ĐỂ CHECK ĐẠO VĂN NHIỀU LẦN CHO CÙNG MỘT VĂN BẢN ĐƯỢC KHÔNG?

Nếu bạn đã kiểm tra đạo văn cho một văn bản, sau đó bạn chỉnh sửa, biên tập rồi tiếp tục kiểm tra đạo văn lần 2 (lần 3) đối với văn bản đó thì cần lưu ý: sử dụng chức năng Exclude trên Turnitin để loại bỏ nguồn trùng lặp đã được lưu ở lần check lần đầu (đây là cách đơn giản nhất). Nếu không ở lần kiểm tra thứ 2, văn bản của bạn sẽ bị đánh dấu là trùng lặp đến 90%-100% với một văn bản nào đó.

Cách sử dụng Turnitin để kiểm tra đạo văn nhiều lần bạn xem ở đường dẫn cuối bài viết này.

LƯU Ý KHI CHECK ĐẠO VĂN NHIỀU LẦN CHO CÙNG MỘT VĂN BẢN

Hãy để ý bạn đang sử dụng tài khoản Turnitin do cơ sở/tổ chức nào cung cấp, vì thông thường ở lần kiểm tra thứ 2, Turnitin sẽ đánh dấu trùng lặp (có thể lên đến 100%, SI – Similarity Index) với tên nguồn trùng chính là tên tổ chức đăng ký tài khoản Turnitin mà bạn đã sử dụng ở lần check đầu tiên. Do đó, bạn nên sử dụng chức năng loại trừ (Exclude) có sẵn trên Turnitin ở lần check thứ 2, thứ 3… (hoặc sử dụng chức năng ReSubmit).

Hướng dẫn chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=5V5yVCkMII8

TÔI CÓ THỂ MUA TÀI KHOẢN TURNITIN Ở ĐÂU?

Turntin không cung cấp gói tài khoản trả phí cho người dùng cá nhân. Điều này có nghĩa là, bạn không thể mua tài khoản Turnitin trực tiếp trên website nhà cung cấp mà chỉ có thể nhờ hỗ trợ từ cơ sở liên kết với Turnitin. Nếu bạn cần mua một tài khoản kiểm tra đạo văn tương tự như Turntin thì có thể đăng ký sử dụng dịch vụ iThenticate (do chính Turnitin đề xuất).

Tôi là người thường xuyên tham gia và theo dõi hoạt động của một nhóm trên mạng xã hội về liêm chính khoa học. Ngoài việc trao đổi về nghiên cứu khoa học, nhóm cũng thường xuyên đăng những bài liên quan đến việc đạo văn, sao chép ở trong và ngoài nước.

Gần đây tôi có đọc một bài viết về một luận án tiến sĩ kinh tế đang chuẩn bị bảo vệ mà quét trùng lặp lên đến hơn 40%. Đó là việc mà tôi khó có thể tin nổi rằng nó đang xảy ra với một luận án tiến sĩ, thứ mà quyết định học vị cao nhất của một người học hiện nay.

Trong luận án đó thực sự có khá nhiều chỗ mà sao chép mà không hề trích dẫn nguồn (nguồn đó của người khác chứ không phải của tác giả), điều mà những người làm khoa học tối thiểu cần phải biết khi viết một công bố khoa học. Luận án đó có độ dài hơn 270 trang thì tức là khoảng 100 trang là có trùng với nguồn khác.

Theo tôi biết thì hiện nay các trường đại học quy định một tác phẩm khoa học không được trùng lặp vượt quá một ngưỡng nhất định mới cho bảo vệ. Đa phần các trường đại học thì ngưỡng này là 20-25%, còn với một số ngành có đặc thù phải trích dẫn nguyên câu như ngành luật thì có thể cho phép cao hơn.

Tuy nhiên, ngưỡng này là ngưỡng mà tác giả được cho phép trùng lặp có trích dẫn rõ ràng, tức là phải ghi nguồn thể hiện là đoạn văn trùng lặp đó là lấy từ nguồn khác. Còn trường hợp mà sao chép mà không trích dẫn nguồn thì bị coi là đạo văn, bất kể bao nhiêu phần trăm. Vậy tức là luận án trên dù thế nào cũng có thể coi là đã đạo văn, và vẫn được bảo vệ.

Từ đó, tôi có nhiều suy nghi xa hơn và có nhiều câu hỏi đặt ra ở đây muốn được giải đáp:

- Một là: Tại sao có những luận án vi phạm quy định như vậy vẫn được người hướng dẫn cũng như hội đồng bảo vệ thông qua và cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ? Việc sơ loại trùng lặp, đạo văn này không phải là việc quá là khó, nó chỉ đơn giản là xem từng phần nội dung trong luận án có trùng ở đâu không, nếu trùng thì đã trích dẫn chưa rồi tổng hợp là bao nhiêu phần trăm bị trùng.

Trước kia thì phải kiểm tra thủ công từng câu văn một thì đúng là vất vả, nhưng giờ phần mềm kiểm tra đạo văn cũng đã có nhiều và dễ tiếp cận thì khâu sơ loại này cũng không mất thời gian là bao.

Vậy trong quy trình bảo vệ thạc sĩ, tiến sĩ thì ai là người chịu trách nhiệm làm việc này? Nếu họ không làm tròn trách nhiệm thì sẽ xử lý ra sao hay là chỉ đơn giản là mất uy tín thôi? -

Hai là: Nếu tôi phát hiện ra việc đạo văn, vi phạm liêm chính thì phản hồi thế nào? Phản hồi cho ai? Hiện nay quy định là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải được công khai trên website của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên lại chưa có quy định về việc làm thế nào để mọi người có thể phản hồi lại ý kiến về luận văn đó.

Tôi thấy nhiều luận án dù công khai nhưng lại không có thông tin để liên hệ đến tác giả hay hội đồng, phải rất mất công để tìm liên hệ, rồi tổng hợp bằng chứng, mà kể cả có liên hệ rồi thì cũng chưa biết là được tiếp nhận hay chưa (ví dụ mail bị rơi "nhầm" vào thư mục spam chẳng hạn). Vì quy trình nó cồng kềnh như vậy nên nếu tôi không phải là người liên đới trực tiếp thì tôi cũng chẳng muốn phản hồi hay báo cáo làm gì cho mất công. Thậm chí là giờ mà có ai đó báo cáo thì sẽ có người còn nghi hoặc rằng cái người báo cáo có mục đích cá nhân đằng sau hay không.

Nếu tình trạng này tiếp diễn, tôi lo rằng chức danh 'tiến sĩ' có lẽ sẽ giống như danh hiệu 'hoa hậu' thời nay. Và thực sự tôi không hề mong muốn việc đó xảy ra.

Check Turnitin bao nhiêu phần trăm?

Với check Turnitin, tỷ lệ đạo văn được chấp thuận là dưới 25%. Khi ở dưới tỷ lệ này, bài viết của bạn sẽ được đánh giá là bài viết mới. Nó cũng chứng minh bài viết của bạn đã được củng cố bằng nhiều nguồn. Nó đã được trích dẫn một cách đầy đủ, rõ ràng.

Khi nào tình là đạo văn?

Đạo văn (tiếng Anh: plagiarism; tiếng Nhật: 盗作- Đạo tác; tiếng Trung: 抄袭- Sao tập) là chiếm hữu một cách sai trái, ăn cắp, công bố ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, hay cách diễn đạt của người khác và xem chúng như là những gì do mình tự tạo ra.

Phần mềm quét đạo văn là gì?

Phần mềm đạo văn là các công cụ hoặc ứng dụng kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn sự sao chép, trùng lặp nội dung văn bản. Các phần mềm này được thiết kế để giúp người dùng, đặc biệt là các sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà văn hoặc các tác giả, đảm bảo tính độc lập và chất lượng của công trình viết.

Check đạo văn là check gì?

Và check đạo văn (hay kiểm tra đạo văn) là quá trình phát hiện ra hành vi sai trái đó. Việc này hoạt động nhằm kiểm tra nguồn gốc của bài viết khi bị sao chép đồng thời bảo vệ tính minh bạch và trung thực trong việc viết và thành phẩm nghiên cứu của người nào đó.