Tượng vua quang trung ở đâu

Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân [phường An Tây, TP Huế] được đầu tư xây dựng nhiều tỷ đồng nay có dấu hiệu xuống cấp...

Năm 1988, Núi Bân được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 288/QĐ-VH của Bộ Văn hóa-Thông tin [nay là Bộ VHTT&DL]. Cách đây 228 năm [năm 1788], tại khu vực núi Bân này, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua đặt niên hiệu là Quang Trung [1753-1792].

Năm 2008, khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân [phường An Tây, TP Huế] được khởi công xây dựng trên diện tích 9,5ha.

Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân, TP Huế. Công trình được thiết kế gồm nhiều hạng mục, trong đó tượng đài đặc tả chân dung vua Quang Trung cao 21m, thân tượng cao 12m được làm bằng đá hoa cương; bức phù điêu sau lưng tượng đài dài 50m, sân hành lễ và quảng trường cùng hệ thống công viên cây xanh, đèn chiếu sáng... với kinh phí thực hiện 19,8 tỷ đồng.

Năm 2010, công trình khu tưởng niệm này được khánh thành, mỗi năm đón hàng vạn lượt khách đến tham quan, dâng hương. Đặc biệt, vào những dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tổ chức lễ dâng hương tại khu di tích này. Ảnh: Bức phù điêu phía sau tượng đài Hoàng đế Quang Trung.

Những vết nứt trên bức phù điêu.
Vết đứt gãy ở bờ thành bao quanh khu tưởng niệm.
Cùng một số điểm xuống cấp khác tại các công trình trong khuôn viên khu di tích.
Di tích này đang có dấu hiệu xuống cấp, nhiều điểm tại bức phù điêu bị nứt nẻ, phía sau thành hào bao quanh bức phù điêu cũng xuất hiện vết nứt lớn; một số bờ thành bị bong tróc lớp vôi vữa...
Để khắc phục tình trạng trên, mới đây chủ đầu tư công trình là Phòng Văn hóa Thông tin TP Huế đã cho tu sửa các vết nứt nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Một số người thợ được chủ đầu tư công trình huy động khắc phục các vết nứt. 

Anh Khoa

khamphadisan.comNằm tọa lạc tại núi Bân tượng đài Quang Trung chính là nơi khi xưa người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã tế cáo trời và đọc chiếu lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, khởi đầu cho triều đại Tây Sơn.

ảnh: ST

Tượng đài Quang Trung nằm trên một ngọn núi nhỏ thuộc thôn Tứ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế. Núi Bân có địa thế là một ngọn núi nhỏ, cao khoảng 43m, cách kinh thành Huế khoảng 3km. Phía Tây, Bắc của núi giáp với thôn Trường Cỡi, xã Thủy Bằng, phía Nam là khu vực cư trú của người dân làng Tú Tây, phía Đông của núi giáp núi Ngự Bình. Theo nhiều tài liệu ghi lại núi Bân còn có nhiều tên gọi khác như Ba tầng, Tam Tầng, Núi Đông Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên,…

ảnh: ___imbo___

Núi Bân có địa thế không cao, dễ dàng vận chuyển và xây dựng đàn hoàn thành nhanh chóng, xung quanh núi là những cánh đồng rộng có thể dễ dàng tập kết hàng vạn quân. Chính vì điều thuận lợi này, Nguyễn Huệ đã chọn núi Bân là nơi lập Đàn Nam Giao để tế trời đất, đọc chiếu lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu quang Trung vào ngày 25/11 năm Mậu Thân tức ngày 22/12/1788.

ảnh: ST

Đỉnh bàn tế được xây dựng trên đỉnh núi với kiến trúc ba tầng hình nón cụt chồng lên nhau. Tầng một đỉnh ban tế có chu vi 220m, độ cao 40,9m, tầng giữa có chu vi 123m cao 42,1m, tầng trên cùng bề mặt bằng phẳng có chu vi 52,75m cao 43,75m. Đàn tế có 4 lối đi lên theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, càng lên cao lòng đường càng nhỏ lại.

Sau khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã thực hiện chính sách trả thù tàn bạo. các dấu tích của vương triều tây Sơn gần như bị xóa, di tích tại núi Bân có thể coi là di tích duy nhất còn lại của triều đại Tây Sơn ở cố đô Huế.

ảnh: badbretts

Vào năm 1988, Bộ Văn hóa  – Thông tin đã công nhận khu di tích núi Bân là di tích cấp quốc gia. Đến năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để trùng tu khu di tích quốc gia và xây dựng tượng đài quang Trung tại núi Bân.

ảnh: ST

Tượng quang trung cao 21m, bao gồm 2 phần đó là phần tượng cao 12m và phần đài cao 9m. Tượng được làm từ 18 mảng đá Thanh Hóa, mỗi mảng nặng 10 – 60 tấn. Phía sau tượng sẽ thấy được bức phù điêu dài khoảng 60m với các họa tiết miêu tả quá trình từ lúc khởi nghĩa đến lúc vua Quang Trung phát lệnh tiến quân ra bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh.

ảnh: ST

Chính giữa bức phù điêu có đoạn trích khắc chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang trung:

“Nhân, Nghĩa, Trung tín là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay cùng nhân dân đổi mới, sẽ cùng dìu dắt dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân…”

ảnh: ST

Bên trái bức phù điêu là trích khắc lời thề của Hoàng đế Quang Trung tuyên thệ với ba quân tướng sĩ ở Nghệ An trước khi tiến quân ra giải phóng Thăng Long:

“…Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để đen răng/ đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…”.

Ngày nay, Tượng đài Quang Trung không chỉ ghi lại một giai đoạn lịch sử đẹp hào hùng của dân tộc ta, nơi đây đang trở thành một địa điểm du lịch văn hóa lịch sử được nhiều khách du lịch đặc biệt quan tâm khi đến với mãnh đất cố đô Huế.

Cẩm Tài

Quang Trung – Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải nổi tiếng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Những chiến công vang dội, lẫy lừng của ông được lưu danh vào sử sách cho đến tận ngày nay. Ở nhiều nơi, bên cạnh việc xây dựng miếu thờ vua Quang Trung, người ta còn thờ tượng Quang Trung trong nhà, phòng làm việc. Vậy ý nghĩa đằng sau khi thờ tượng Quang Trung trong phong thủy như thế nào? Hãy cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Lịch sử Việt Nam vang danh thế giới với những tên tuổi của những người anh hùng đã lập nên nhiều chiến công lớn cho đất nước. Chắc chắn, thời còn đi học, không ai quên được hình ảnh người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam - vua Quang Trung [Nguyễn Huệ]. Sự tích vua Quang Trung - vị vua gần nhất với lịch sử đương đại của đất nước là một kiến thức bổ ích mà ai cũng cần biết đến.

Nguyễn Huệ [1753 – 1792], còn được biết đến là vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn [trị vì từ năm 1788 đến 1792] sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc - anh trai của Nguyễn Huệ. Ba anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ nói chung đều là những người anh hùng sáng giá của Đại Việt.

>>>Xem thêm các mẫu đồ đồng mạ dát vàng 9999 bằng đồng  đẹp, cao cấp

Khi đất nước còn bị chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, ba anh em Nguyễn Huệ đã ngày đêm chiêu mộ binh sĩ, quy tụ từng đoàn, luyện tập võ nghệ, thuần phục. Bản thân vua Nguyễn Huệ còn đích thân đi cầu người hiền tài, thông hiểu binh pháp, về giúp sức cùng nghĩa binh.

Sự tích vua Quang Trung được sử sách ghi chép lại: tóc xoăn, tiếng nói sang chảnh như chông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Trong cuốn Liệt Truyện có ghi lại, Nguyễn Huệ có sức khoẻ tuyệt trần, lại có mưu trí quyền biến, mưu lược như thần, ông còn có "giọng nói vang như chuông, cái nhìn sắc như chớp".

Ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi, dưới thời trị vì của anh trai Nguyễn Nhạc. Với tài thao lược, vua Quang Trung là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh Đông dẹp Bắc: dẹp loạn Bắc Hà, đánh đuổi hai mươi vạn quân Thanh… chưa thất bại lần nào.

Những chiến công hiển hách, công lao to lớn của Nguyễn Huệ đã được người đời tôn sùng và thờ cúng; tượng Quang Trung được thờ cúng ở nhiều nơi trên cả nước

Đồ đồng là sản phẩm mang giá trị phong thủy cao, nhất là những mẫu tượng đồng vì đây vừa là vật trang trí, trưng bày vừa là vật thờ cúng. Tượng vua Quang Trung bằng đồng cao cấp mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn.

Việc trưng bày tượng Quang Trung thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc. Trải qua biết bao sự hi sinh xương máu của ông cha, con cháu Việt Nam mới được như ngày hôm nay. Với một tinh thần dân tộc lớn lao, người đời luôn nhớ ơn và tưởng niệm công lao của người anh hùng áo vải nói riêng, và các chiến sĩ binh lính nói chung.

Với những tài năng của mình, việc đặt những mẫu tượng vua Quang Trung bằng đồng cao cấp còn mang lại trí tuệ thông minh, sáng suốt cho con người trong công việc, cuộc sống. Với những người làm ăn, người lãnh đạo, tượng vua Quang Trung giúp tăng cơ hội, vận khí, khả năng lãnh đạo, giải quyết công việc tốt.

Tượng Quang Trung bằng đồng còn có tác dụng ngăn chặn vận khí xấu ảnh hưởng cho gia đình khi đặt trong phòng khách, vì bức tượng làm bằng đồng, hấp thụ năng lượng phong thủy tốt nên sẽ là vật trưng bày phong thủy lý tưởng cho mọi không gian.

Chính vì những ý nghĩa sâu sắc này, những mẫu tượng vua Quang Trung bằng đồng cao cấp đang là món đồ được nhiều gia chủ lựa chọn nhất là các tín đồ phong thủy.

Tượng vua Quang Trung bằng đồng cao cấp thường có bề mặt bóng mịn, màu đồng đẹp, không bị hoen gỉ, độ bền vĩnh cửu. Nên chất liệu này được khá nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. Nhưng mua tượng vua Quang Trung ở đâu chất lượng thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Bởi trên thị trường hiện nay, tượng đồng vua Quang Trung rất dễ bị pha các nguyên liệu khác để giảm chi phí, tăng lợi nhuận nên khách hàng rất khó để phân biệt tượng đồng nguyên chất và không nguyên chất.

Lựa chọn tối ưu nhất là khách hàng mắt thấy tai nghe và chọn các xưởng đúc đồ đồng thủ công mỹ nghệ, nếu có thể thì nên trực tiếp quan sát quy trình đúc tượng đồng để chọn được bức tượng vua Quang Trung chất lượng nhất. Có thể mua tượng vua Quang Trung ở đâu, gia chủ cũng có thể gặp rất nhiều mẫu mã, đa dạng, đẹp.

Đúc đồng Bảo Long luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Sản phẩm nhiều mẫu mã, đa dạng như: đồ thờ đồng, hạc thờ, lư đồng.... Với đội ngũ nghệ nhân giỏi, đội ngũ thợ lành nghề. Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Tin chắc rằng có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất, hoặc liên hệ Hotline: 0912.055.661 để được hỗ trợ tốt nhất

Video liên quan

Chủ Đề