Vẻ đẹp tâm hồn 2023

Vẻ đẹp tâm hồn 2023

(Ảnh: nguồn internet)
 

Theo suốt chiều dài truyền thống hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt có những tiêu chuẩn, cách nhìn nhận khác nhau về vẻ đẹp của người phụ nữ theo từng thời điểm, từng giai đoạn lịch sử. Nếu như trong thời kỳ phong kiến hàng ngàn năm, vẻ đẹp của người phụ nữ được “chuẩn hóa” qua tiêu chuẩn “Tam tòng, Tứ đức” (Tam tòng là: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; nghĩa là ở nhà phải theo cha mẹ, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con. Tứ đức gồm: Công, dung, ngôn, hạnh). Theo quan niệm này, vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ là vẻ đẹp về mặt ngoại hình mà còn bộc lộ trong tính chịu đựng, tần tảo, chịu thương chịu khó chăm lo cho gia đình, chồng con, và vẫn có hình ảnh hiên ngang đem lại khúc khải hoàn ca cho dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu…

Tiếp nối truyền thống đó ngày nay, vẻ đẹp của người phụ nữ vẫn là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn, nhưng quan niệm về công, dung, ngôn, hạnh đã cởi mở hơn nhiều. Danh ngôn có câu: “Nếu thượng đế sinh ra người phụ nữ trước chắc ngài sẽ chẳng tạo ra hoa hồng”, phụ nữ bao giờ cũng vậy, họ là biểu tượng cho cái đẹp của nhân loại. Ngày nay, người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn có những vai trò, phẩm chất biểu thị cho tri thức xã hội; những người phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ có những đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Chúng ta tự hào có những người phụ nữ Việt Nam đạt giải cao trong những quốc thi nhan sắc quốc tế, đồng thời có những người thành danh trên vũ đài chính trị, khoa học như: Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Kim Tiến, Tòng Thị Phóng, Trương Thị Mai…

Mảnh đất Tây Bắc, nơi cực Tây của Tổ quốc dấu yêu với núi non trùng điệp, nơi đây in dấu vẻ đẹp của người phụ nữ vừa mang những nét chung của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, vừa mang vẻ đẹp riêng, rất đặc trưng. Người phụ nữ Tây Bắc họ sinh từ trong vẻ đẹp của hoa ban loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Phải chăng núi rừng trùng điệp, bản làng mờ sương, hương rừng ngan ngát, suối nước dạt dào, đồi nương ngào ngạt đã làm nên vẻ đẹp huyền thoại của người phụ nữ Tây Bắc? Nhưng chừng đó hẳn là chưa đủ. Thành ngữ Thái ở vùng đất nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc hàng trăm năm rồi vẫn còn lưu truyền cách nuôi dạy rèn luyện thân thể người con gái theo tiêu chí: “Mình thon, thắt đáy lưng con tò vò, dáng cao dong dỏng”.  Trời phú cho phụ nữ Tây Bắc biệt tài ươm tơ, xe sợi, dệt vải, may vá, thêu thùa. Phần lớn họ có bàn tay vàng làm nên những tấm thổ cẩm mà hoa văn đường nét màu sắc đạt đến sự tuyệt tác. Trong gia đình với tài năng lao động họ đã là chủ nhân của những bản hòa tấu độc đáo chất dân giã của núi rừng. Dường như người phụ nữ Tây Bắc sinh ra là để múa. Họ là chủ nhân đích thực của các điệu múa và lời ca có sức lôi cuốn cộng đồng. Các trò chơi ném còn, đánh yến, chọi quả lẹ, ném pao… cũng là những môn thể thao dân tộc làm đẹp thêm dáng vẻ phụ nữ Tây Bắc trong màu trắng bạt ngàn của núi rừng hoa ban.  Người con gái Tây Bắc còn được nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết như bông hoa ban trắng giữa rừng, được tắm mình trong những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội dân gian truyền thống, trong các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc thân ái nhân văn. Điều đó làm nên vẻ đẹp cốt cách phong thái một cách bền vững. Ở họ luôn tìm thấy nụ cười hồn nhiên, tinh thần lạc quan, tin yêu vào cuộc sống mặc dù còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Tiêu biểu: Lò Mai Trinh, Giàng Thị Hoa, Cao Thị Tuyết Lan…

Mong rằng nét đẹp, nét duyên người con gái Tây Bắc không những không bị phai nhạt trong thời kỳ hội nhập đổi mới và phát triển mà còn được phát huy trong đời sống văn hóa của gia đình, cộng đồng vẻ đẹp đó không bị lạm dụng, lợi dụng thô thiển mà còn mang lại sức quyến rũ cho văn hóa du lịch vùng Tây Bắc hôm nay.

Họ như những đóa hoa ban tô thắm cho núi rừng Tây Bắc thêm rực rỡ mỗi độ xuân về. Rung động trước vẻ đẹp này, Long Nguyễn trong một lần tới Tây Bắc đã có những vần thơ nói lên cảm nhận của mình về người con gái Tây Bắc:

Bóng ai thấp thoáng ngỡ Tiên sa
Sắc nước, hương trao thắm ngọc ngà
Ánh mắt mê hồn người xứ lạ
Môi cười gợi cảm kẻ trời xa.

 

Theo suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Vẻ đẹp của họ hiện lên trong chiến đấu, trong lao động sản xuất hay trên những diễn đàn chính trị. Và giữa bộn bề của guồng quay xã hội như ngày nay, những vẻ đẹp ấy vẫn tiếp tục được phát hiện, tôn vinh, nhân rộng cả về tài năng và tâm hồn. Vâng! Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam sẽ bất tử với thời gian và góp phần kiến tạo nên vẻ đẹp văn hóa dân tộc!

 (BGĐT) - Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng. Chia sẻ ấy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 thật sâu sắc. Đó cũng là ước muốn của mỗi con người, là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta được kết tinh từ bốn nghìn năm lịch sử.

Văn hóa làm giàu thêm bản sắc dân tộc

Hiếm có một dân tộc nào như Việt Nam, nhỏ bé, nghèo nàn nhưng đã chiến thắng oanh liệt bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp bội phần về vũ khí, đạn dược. Khi nghe danh tướng Trần Bình Trọng thời nhà Trần tuyên bố: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; hay chị Út Tịch quyết đánh quân xâm lược Mỹ đến cùng: “Còn cái lai quần cũng đánh” thì kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ.

Điều phi thường hơn là sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hóa của một dân tộc được coi là yếu thế lại không hề bị đồng hóa mà vẫn vẹn nguyên. Phải chăng, đó là chiến thắng của sức mạnh tinh thần, của lòng yêu nước được vun đắp từ thời này sang thời khác đã làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc và bản sắc văn hóa của chính mình. 

Con người Việt Nam kiên cường, bất khuất là vậy mà cũng rất bao dung, vị tha, giàu lòng nhân ái, “Thương người như thể thương thân”; và luôn mong mọi người “Ai ơi ăn ở cho lành/ Tu thân tích đức để dành về sau”.

Vẻ đẹp tâm hồn 2023

Niềm vui ngày hội.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam sản sinh ra con người Việt Nam không chịu khuất phục trước bất cứ thế lực nào; không chịu cúi đầu trước bất cứ thách thức nào; luôn trọng danh dự, trọng nhân phẩm. Càng khó khăn lại càng thương yêu, gắn kết, làm nên sức mạnh cộng đồng; càng nghèo khó lại càng giữ gìn nhân phẩm, trung thực, “Đói cho sạch, rách cho thơm”; hay như “Giấy rách phải giữ lấy lề”, dẫu có đói nghèo, cùng cực đến mấy cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong. 

Và chính cốt cách ấy, nét văn hóa ấy lại làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam: Yêu nước, kiên trung, đoàn kết, tài trí, cần cù, chịu khó, chịu thương, nghĩa tình, bao dung…

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

Văn hóa là hồn cốt của dân tộc; văn hóa còn thì dân tộc còn. Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (11/1946), lần thứ hai (7/1948), đến Đại hội VI, mở đầu cho thời kỳ đổi mới và đặc biệt là Hội nghị T.Ư 5 khóa VIII, Hội nghị T.Ư 9 khóa XI, quan niệm về văn hóa của Đảng ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững; vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH; nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đóng góp vào thành tựu đó không thể không nói đến vai trò của văn hóa và chính thành tựu đó lại làm cho văn hóa nước nhà khởi sắc hơn bao giờ hết. Qua bao khó khăn, như đại dịch Covid-19 càng thấy giá trị của văn hóa dân tộc, lòng tương thân, tương ái, “tắt lửa tối đèn có nhau” của đồng bào ta đẹp đến nhường nào.

Từ lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, coi tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, Chính phủ, các cấp, ngành cùng quyết liệt chống dịch; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang sẵn sàng nhường nhà ở và phục vụ tận tình người dân phải cách ly; hàng nghìn nhân viên y tế tự nguyện đến các vùng tâm dịch, cứu người vô điều kiện, trong đó có những y, bác sĩ nhiễm bệnh và mãi mãi không trở về.

Thật cảm kích biết bao những ATM gạo, oxy, khẩu trang, những cửa hàng nhu yếu phẩm, đồ ăn "không đồng" xuất hiện ở khắp nơi để giúp đỡ, hỗ trợ người khó khăn do đại dịch. Đại dịch Covid- 19 càn quét cả thế giới, nhưng có lẽ chỉ ở Việt Nam, một dân tộc kiên trung anh dũng, chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, một dân tộc “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”, một dân tộc giàu lòng yêu thương con người mới có những nghĩa cử cao đẹp như vậy. Đó là nhân cách, là lẽ sống, là văn hóa dân tộc đã làm nên những vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam.

Để văn hóa thấm sâu vào mỗi việc làm, mỗi con người

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, nhiều đại biểu cho rằng những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống vật chất nâng lên nhưng có những mặt đời sống văn hóa, đạo đức xã hội bị xuống cấp, như sống thực dụng mà quên mất danh dự; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn phức tạp hơn. 

Vấn nạn tham nhũng, quan liêu, hách dịch, vô cảm trước khó khăn của nhân dân ở một số cán bộ vẫn diễn ra. Có những cán bộ cấp cao, tướng lĩnh vang bóng một thời, được xã hội tôn vinh nhưng suy thoái, làm trái mà vướng vào vòng lao lý, không chỉ làm giảm sút niềm tin của nhân dân mà còn đánh mất hết cả sự nghiệp của chính mình, làm gia đình, người thân hổ thẹn.

Bạo lực học đường, bạo hành gia đình… nhiều nơi vẫn nhức nhối. Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một trong khi văn hóa lai căng, độc hại lại có biểu hiện phát triển, nhất là ở giới trẻ.

Lấy xây dựng văn hóa trong Đảng, để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh làm cơ sở lan tỏa trong xã hội. Mỗi cán bộ thật sự là công bộc của dân thì dân sẽ quý, sẽ yêu. Mỗi cơ quan, công sở là ngôi nhà văn hóa, trước hết cán bộ lãnh đạo ở đó phải nêu gương, biết hy sinh vì tập thể thì ngôi nhà chung ấy sẽ tràn ngập tiếng cười, không ngại gì việc khó. Khi mỗi gia đình mà ở đó, ông bà luôn mẫu mực, bố mẹ là trụ cột, là niềm tin yêu, tự hào của các con; các con sống có trách nhiệm với chính mình, biết yêu thương gia đình thì đó là một tổ ấm hạnh phúc tràn đầy.

Ngẫm kỹ câu nói của Tổng Bí thư càng thấy thấm thía, hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng. 

Không ít lần đồng chí nói, nhiều tiền, nhà đẹp, xe sang, lúc chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất.

Không ai muốn ăn đói, mặc rách, nhưng lắm tiền, nhiều của mà không có văn hóa, sống buông thả, chỉ biết hưởng thụ, chắc chắn không thể hạnh phúc, thậm chí còn khổ hơn nhiều người ăn đói mặc rách nếu vướng vào tội lỗi, tệ nạn xã hội. 

Vì thế càng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN càng phải coi trọng phát triển văn hóa; không chỉ làm ra của cải cho xã hội mà còn phải chăm lo xây dựng con người mới có nhân phẩm, đạo đức, lối sống, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Lấy xây dựng văn hóa trong Đảng, để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh làm cơ sở lan tỏa trong xã hội. Mỗi cán bộ thật sự là công bộc của dân thì dân sẽ quý, sẽ yêu. Mỗi cơ quan công sở là ngôi nhà văn hóa, trước hết cán bộ lãnh đạo ở đó phải nêu gương, biết hy sinh vì tập thể thì ngôi nhà chung ấy sẽ tràn ngập tiếng cười, không ngại gì việc khó.

Khi mỗi gia đình mà ở đó, ông bà luôn mẫu mực, bố mẹ là trụ cột, là niềm tin yêu, tự hào của các con; các con sống có trách nhiệm với chính mình, biết yêu thương gia đình thì đó là một tổ ấm hạnh phúc tràn đầy.

Trong môi trường như thế, những nét đẹp văn hóa sẽ thấm vào mỗi người, mỗi gia đình, cả xã hội sẽ như một “pháo đài” gìn giữ, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, không cho những thứ vô văn hóa, hoặc văn hóa lai căng xâm nhập vào. Như thế là hạnh phúc nhất cho mỗi gia đình và cả xã hội.

Bắc Văn

Lễ hội Tiên Lục - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(BGĐT) - Tiên Lục (Lạng Giang) là vùng đất trung du giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nằm gần kề bên dòng sông Thương thơ mộng. Nơi đây, từ xa xưa đã có dấu chân của con người cư trú, các dòng họ tụ cư đông đúc.