Vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở châu phi thấp hơn so với các châu lục khác

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Bản đồ thế giới chỉ ra châu Phi về mặt địa lý

Tên gọi trong tiếng Việt của châu Phi bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung "非洲" [âm Hán Việt: Phi châu]. Chữ "Phi" 非 trong "Phi châu" 非洲 là gọi tắt c "Phi Lợi Gia" 阿非利加.[1][2] "A Phi Lợi Gia" [阿非利加 - "Ā fēi lì jiā"] là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha "África".[3]

Từ "África" trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh "Africa".[3]

Tên gọi Africa được người châu Âu sử dụng thông qua người La Mã cổ đại, là những người sử dụng tên gọi Africa terra - "vùng đất Afri" [số nhiều, hay "Afer" ở dạng số ít] - để chỉ phần miền bắc của châu lục này, như là tỉnh Africa với thủ đô của nó là Carthage, tương ứng với Tunisia ngày nay.

Nguồn gốc của Afer có thể có từ:

  • Trong tiếng Phoenicia `afar - tức là "bụi";
  • Afri, một bộ lạc - có thể là Berber - là những người sống ở Bắc Phi trong khu vực Carthage;
  • Trong tiếng Hy Lạp từ aphrike có nghĩa là "không có lạnh" [xem thêm Danh sách các tên gọi khu vực truyền thống của người Hy Lạp];
  • hoặc từ chữ aprica trong tiếng Latinh có nghĩa là "có nhiều nắng".

Nhà sử học Leo Africanus [1495-1554] cho là nguồn gốc của từ phrike có nghĩa là "lạnh và sự khiếp sợ" trong tiếng Hy Lạp khi tổ hợp với tiền tố phủ định a-, có nghĩa là vùng đất không có lạnh và sự khủng khiếp. Nhưng sự thay đổi của âm từ ph sang f trong tiếng Hy Lạp có thể chỉ có từ thế kỷ I, vì thế trên thực tế nó khó có thể là nguyên gốc của tên gọi.

Ai Cập đã từng được những người cổ đại coi như là một phần của châu Á, và lần đầu tiên nó được gắn với châu Phi nhờ công của nhà địa lý Ptolemy [85-165] là người đã chấp nhận Alexandria như là kinh tuyến gốc và coi kênh đào Suez và Hồng Hải như là ranh giới giữa châu Á và châu Phi. Khi người châu Âu có thể hiểu ra quy mô thực sự của châu lục này thì ý tưởng về Africa cũng đã được mở rộng cùng với hiểu biết của họ.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng tiếp tục dai dẳng, khả năng đạt mục tiêu Xóa đói tới năm 2030 bị hoài nghi

Việc đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho hàng tỷ người không có khả năng chi trả sẽ giúp tiết kiệm hàng ngàn tỷ các chi phí khác.

17 Tháng 7 2020
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung
  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Roma, ngày 13 tháng 7 năm 2020 - Một nghiên cứu thường niên do Liên Hợp Quốc thực hiện đã phát hiện ngày càng có nhiều người rơi vào tình trạng thiếu ăn. Trong 5 năm qua, hàng chục triệu người đã gia nhập nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng kinh niên và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục phải vật lộn chống chọi với các hình thức của suy dinh dưỡng.

Báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới xuất bản ngày hôm nay ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019 - tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu người trong vòng 5 năm. Chi phí cao và khả năng chi trả bữa ăn thấp đồng nghĩa với việc hàng tỷ người không có bữa ăn lành mạnh hoặc đầy đủ chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu ăn hoành hành nhiều nhất ở châu Á, nhưng lan ra với tốc độ nhanh nhất tại châu Phi. Theo dự đoán của báo cáo, đại dịch COVID-10 có thể đẩy thêm 130 triệu người trên khắp hành tinh rơi vào tình trạng thiếu ăn kinh niên vào cuối năm 2020. [Tình trạng bùng phát nạn đói trầm trọng trong bối cảnh đại dịch có thể làm con số này leo thang hơn nữa.]

Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới là nghiên cứu toàn cầu đáng tin cậy nhất theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu được đồng thực hiện bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO], Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế [IFAD], Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc [UNICEF], Chương trình Lương thực Thế giới [WFP] và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Trong phần Lời mở đầu, lãnh đạo của năm cơ quan trên[i] cảnh báo rằng “đã 5 năm kể từ khi thế giới cam kết chấm dứt nạn đói, mất an ninh lương thực và tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, vậy mà chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này vào năm 2030.”

Các số liệu về tình trạng thiếu ăn

Trong báo cáo này, các cập nhật dữ liệu quan trọng của Trung Quốc và các quốc gia đông dân khác[ii] đã làm giảm đáng kể ước tính tổng số người phải chịu cảnh đói ăn trên thế giới, xuống còn 690 triệu người. Tuy nhiên, không có sự thay đổi nào về xu hướng. Xem xét lại toàn bộ chuỗi số liệu về tình trạng thiếu ăn từ năm 2000 cho thấy kết luận vẫn như trước: sau khi giảm dần trong nhiều thập kỷ, tình trạng đói ăn kinh niên bắt đầu tăng trở lại vào năm 2014 và vẫn đang trên đà gia tăng.

Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất [381 triệu người]. Đứng thứ hai là châu Phi [250 triệu người], tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [48 triệu người]. Mức độ phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu - hay tổng tỷ lệ người rơi vào tình trạng đói ăn - thay đổi rất ít chỉ ở mức 8,9%, nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là trong 5 năm qua, tình trạng thiếu ăn đã tăng lên cùng với sự phát triển của dân số toàn cầu.

Số liệu cũng cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực: Theo tỷ lệ phần trăm, châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể còn nghiêm trọng hơn trong tương lai, với 19,1% dân số bị suy dinh dưỡng. Con số này gấp đôi tỷ lệ ở châu Á [8,3%] cũng như châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [7,4%]. Theo xu hướng hiện nay, đến năm 2030, hơn một nửa dân số bị đói kinh niên trên thế giới sẽ là người dân châu Phi.

Gánh nặng từ đại dịch

Trong khi tiến trình xóa đói bị đình trệ, đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu và thiếu sót trong hệ thống lương thực toàn cầu - ở đây được hiểu là tất cả các hoạt động và quy trình ảnh hưởng đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Dù hiện giờ còn quá sớm để đánh giá toàn bộ tác động của lệnh phong tỏa và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khác, báo cáo ước tính rằng ít nhất có thêm 83 triệu người, và có khả năng lên tới 132 triệu người, có thể rơi vào tình trạng đói ăn trong năm 2020 do hậu quả của suy thoái kinh tế vì COVID-19.[iii] Việc này càng làm cho khả năng đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 2 [Xóa đói] bị nghi ngờ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng

Việc khắc phục nạn đói và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức [bao gồm suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân và béo phì] không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo có đủ thức ăn để tồn tại: những gì mọi người ăn - và đặc biệt là những gì trẻ em ăn - cũng cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một trở ngại chính đối với vấn đề này là việc các thực phẩm dinh dưỡng có giá thành cao và một số lượng lớn các gia đình không đủ điều kiện chi trả cho chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Theo bằng chứng từ báo cáo, thực đơn ăn uống lành mạnh có chi phí cao hơn rất nhiều so với mức 1,90 Đô-la Mỹ/ngày, ngưỡng chuẩn nghèo của thế giới. Điều này có nghĩa là một chế độ ăn uống lành mạnh rẻ nhất cũng có giá đắt gấp năm lần so với việc chỉ làm no bụng bằng tinh bột. Thực phẩm bơ sữa giàu dinh dưỡng, rau quả và thức ăn giàu đạm [nguồn thực vật và động vật] là những nhóm thực phẩm đắt đỏ nhất trên toàn cầu.

Ước tính mới đây nhất cho thấy có tới hơn 3 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Dù khu vực nào cũng tồn tại tình trạng này, thậm chí cả Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng có tới 57% dân số vùng châu Phi hạ Sahara và Nam Á phải sống trong tình trạng trên. Điều này khiến cho cuộc đua chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng phần nào bị cản trở. Theo báo cáo, trong năm 2019, khoảng một phần tư đến một phần ba trẻ em dưới năm tuổi [191 triệu trẻ em] bị suy dinh dưỡng thể thấp còi hoặc gầy còm - tức là quá thấp hoặc quá gầy. Ngoài ra, 38 triệu trẻ em dưới năm tuổi khác bị thừa cân. Trong khi đó, đối với người lớn, béo phì đang trở thành một đại dịch toàn cầu theo đúng nghĩa.

Kêu gọi hành động

Báo cáo lập luận rằng một khi các cân nhắc về tính bền vững được đưa vào, sự chuyển hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh trên bình diện toàn cầu sẽ giúp chúng ta vừa không quay trở lại tình trạng đói nghèo mà vừa tiết kiệm khoản chi phí rất lớn. Báo cáo tính toán sự chuyển đổi như vậy sẽ giúp bù đắp gần như hoàn toàn chi phí y tế liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, ước tính có thể lên tới 1,3 ngàn tỷ Đô-la Mỹ/năm vào năm 2030; trong khi đó, các chi phí xã hội liên quan đến chế độ ăn uống như phát thải khí nhà kính, ước tính khoảng 1,7 ngàn tỷ Đô-la Mỹ, có thể được giảm đi tới ba phần tư.[iv]

Báo cáo kêu gọi một sự chuyển đổi trong hệ thống lương thực, thực phẩm để cắt giảm chi phí cho thực phẩm dinh dưỡng và tăng khả năng chi trả cho các chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù các giải pháp cụ thể có thể khác nhau giữa các quốc gia, hoặc khác nhau ngay trong một quốc gia, câu trả lời chung nằm ở các biện pháp can thiệp vào toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, vào môi trường thực phẩm và vào nền kinh tế chính trị hình thành nên các chính sách thương mại, chi tiêu công và đầu tư. Nghiên cứu kêu gọi các chính phủ đưa dinh dưỡng làm xu thế chủ đạo trong phương pháp tiếp cận nông nghiệp; nghiên cứu để cắt giảm các yếu tố làm gia tăng chi phí trong sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị lương thực, thực phẩm - thông qua việc giảm bớt thiếu hiệu quả, mất mát và lãng phí thực phẩm; hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô nhỏ tại địa phương nuôi trồng và bán nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn, đồng thời đảm bảo họ có thể tiếp cận thị trường; ưu tiên dinh dưỡng cho trẻ em là nhóm có nhu cầu lớn nhất; đẩy mạnh thay đổi hành vi thông qua giáo dục và truyền thông; và đặt dinh dưỡng làm nền tảng trong các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia và chiến lược đầu tư.

Lãnh đạo của năm cơ quan Liên Hợp Quốc tham gia thực hiện Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới tuyên bố cam kết của mình hỗ trợ công cuộc chuyển mình trọng đại này, đảm bảo sự chuyển đổi sẽ mở ra “con đường bền vững, cho mọi người và cho toàn thế giới”.

Toàn văn báo cáo và báo cáo tóm tắt [tiếng Anh]: //www.fao.org/publications/sofi/en/

Cần thêm thông tin, mời liên hệ:

  • Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-24-38500241; +84-966539673; email:
  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email:

[i] Đại diện FAO – Qu Dongyu, Tổng Giám đốc; đại diện IFAD – Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch; đại diện UNICEF – Henrietta H. Fore, Giám đốc Điều hành; đại diện WFP – David Beasley, Giám đốc Điều hành; đại diện WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc.

[ii] Cập nhật thông số chính, đo lường sự bất cân xứng về lượng thực phẩm tiêu thụ trong các xã hội, được thực hiện ở 13 quốc gia với tổng dân số gần chạm mốc 2,5 tỷ người: Băng-la-đét, Trung Quốc, Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Ê-ti-ô-pi-a, Mê-hi-cô, Mông Cổ, Mô-dăm-bích, Ni-giê-ri-a, Pa-ki-xtan, Pê-ru, Xu-đăng và Thái Lan. Đặc biệt, quy mô dân số của Trung Quốc đã có tác động đơn lẻ lớn nhất lên con số thống kê toàn cầu.

[iii] Con số này dao động tương ứng với dự đoán gần đây nhất về việc GDP toàn cầu sẽ sụt giảm từ 4,9 đến 10%.

[iv] Báo cáo phân tích “chi phí chìm” của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và các giải pháp mô hình liên quan đến bốn chế độ dinh dưỡng thay thế: ăn chay bán phần, chỉ ăn cá và hải sản, ăn chay và ăn chay thuần. Báo cáo cũng thừa nhận rằng một số quốc gia nghèo hơn có lẽ cần tăng lượng phát thải các-bon để giúp họ đạt được các chỉ tiêu dinh dưỡng. [Điều ngược lại cũng đúng đối với các quốc gia giàu có hơn].

Liên hệ báo chí

Ông Louis Vigneault-Dubois
Trưởng Chương trình Truyền thông
UNICEF Việt Nam
ĐT: +84 [024] 3850 0100
ĐT: +84 [0]96 6539 673
Email:
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương
Chuyên gia Truyền thông
UNICEF Việt Nam
ĐT: +84 [024] 38500225
ĐT: +84 [0]904154678
Email:

UNICEF thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em, trong tất cả các hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và bị loại trừ, vì lợi ích của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi. Để biết thêm thông tin về COVID-19, truy cập//www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19

Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc mà chúng tôi đang làm vì trẻ em hãy truy cập//www.unicef.org/vietnam/vi

Đồng hành cùng UNICEF trênFacebook,Instagram,TwittervàTikTok

Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

[ĐCSVN] - Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người
Hiện tượng băng tan do sự ấm lên của trái đất [ảnh minh họa]

Thế nào là biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Một số tác động của biến đổi khí hậu

Mực nước biển đang dâng lên

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.

Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởinước biển dângngày càng cao.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

Các hệ sinh thái bị phá hủy

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

Chiến tranh và xung đột

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.

Do nhiệt độ trái đấtnóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.

Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.

Xung đột ở Darfur [Sudan] xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh

Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.

Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.

Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước [ảnh minh họa]

Hạn hán

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trêntrái đấtđang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Bão lụt

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.

Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Nhữngcơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Thiệt hạiđến kinh tế

Các thiệt hại về kinh tế dobiến đổi khí hậu gâyra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.

Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới./.


VH [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề