Vì sao campuchia đánh bắt được nhiều cá nước ngọt

Giới thiệu về Biển hồ Campuchia

Tonlé Sap hay Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của tiểu lục địa Ấn Độ với châu Á.

Biển hồ Campuchia cũng chính là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997. Tonlé Sap có nghĩa là “sông nước ngọt lớn” nhưng thông thường được dịch là “Hồ Lớn” trong các ngôn ngữ khác. Còn “Biển Hồ” là cách gọi của người Việt chỉ quy mô rộng lớn của hồ nước này.

Vào mùa khô [từ tháng 11 cho đến tháng 5], độ sâu của hồ chỉ tầm 1m và diện tích khoảng 2.700 km2. Nhưng đến khi vào mùa nước nổi từ tháng 6 tới tháng 10, con sông Tonle Sap quay ngược dòng chảy, đưa nước sông Mêkong vào làm cho lượng nước của hồ dâng lên đáng kể và diện tích biển hồ Campuchia lên tới 16.000 km2, có nơi sâu đến 9m, làm ngập lụt các cánh đồng và cánh rừng lân cận.

Khám phá Biển Hồ Campuchia – Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á

01/10/2019

Đến Campuchia du lịch, bên cạnh quần thể kiến trúc Angkor đặc trưng, bạn hãy một lần đến Biển Hồ Campuchia, để cùng hòa mình vào cuộc sống bình dị của người dân và thiên nhiên tươi đẹp nơi đây. Chắc chắn những trải nghiệm quý báu này sẽ giúp bạn hiểu hơn về con người và đất nước của xứ sở chùa tháp đấy.

Nội dung

  • Giới thiệu Biển Hồ Campuchia
  • Vị trí địa lý và khí hậu
  • Dân cư ở Biển Hồ Campuchia
  • Trải nghiệm du lịch Biển Hồ Campuchia
    • Ngồi thuyền ngắm cảnh
    • Tham quan các làng chài trên Biển Hồ Campuchia
    • Tham quan rừng Đước
    • Khám phá khu bảo tồn chim Prek Toal
  • Đặc sản tại Biển Hồ Campuchia
    • Cá hấp Amok
    • Khô cá lóc Biển Hồ
    • Related

Ký ức về cá ở Biển Hồ

09:58 26/06/2017

Tonle Sap là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông, có tầm quan trọng to lớn không chỉ đối với Campuchia. Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á; được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1997. Tonle Sap nghĩa là "sông nước ngọt lớn"; còn "Biển Hồ" là cách quen gọi của người Việt. Biển Hồ được xem như trái tim lớn của Campuchia...

  • “Thuả ấy xứ Đoài”-nơi gặp lại của ký ức


Ghi từ “túi cá” thế giới

Vừa lặn ngụp dưới nước đầu mùa lũ để hoàn tất việc di dời nhà nổi của mình từ hướng lòng Biển Hồ vào bờ, ông Võ Văn Đầy, 68 tuổi, từng có thời gian được người dân tín nhiệm làm Trưởng ấp 7, xã Chong Khơ Nia, huyện cùng tên tỉnh Siêm Riệp [Vương quốc Campuchia], cho biết trung bình mỗi năm dân Biển Hồ có hơn chục lần dời nhà. Mùa khô thì dời ra hướng lòng hồ, mùa lũ về thì dời vô bờ.

Có khoảng nửa triệu người sống quanh Biển Hồ, trong đó nhiều làng người Việt. Làng người Việt sống ở bờ Siêm Riệp được xem là đông nhất với hiện có khoảng 460 gia đình; hầu hết sống bám nghề lưới cá.

Một góc Biển Hồ [Vương quốc Campcuhia] đầu mùa mưa 2017.

Liên tiếp 5 đời sống nhờ cá, ông Đầy kể: “Cá hồi trước nhiều khủng khiếp. Ba tôi đi một chuyến về, chúng tôi ngồi phân loại, lớp đem ra chợ bán tươi, lớp xẻ làm khô cả tuần không hết. Cá nhiều tới mức mình bơi xuồng, cá bị động nhảy lên khoang xuồng”. Ông Đầy cho biết tới giờ ông vẫn không quên cảm giác sung sướng sau những lần bắt được cá tra dầu, cá hô, cá đuối nặng đến hai ba trăm ký. Còn mỗi khi nước lũ đổ về, cá sửu, cá trèn, đặc biệt là cá linh gần như đặc nước….

Đội nắng, gần cả ngày lênh đênh theo ghe của dân làm nghề cá, chúng tôi nghe các lý giải vì sao Biển Hồ nhiều cá. Cụ thể là do đây là hồ tự nhiên, không giống với hồ nào trên thế giới do dung tích thay đổi theo mùa, rất thuận lợi cho đàn cá sinh sôi, nảy nở và lớn nhanh.

Những năm lũ lớn, phù sa và nhiều chất dinh dưỡng cùng với cá lớn, cá bột và ấu trùng được tuồn về đây. Các chất dinh dưỡng với phù sa bồi đắp cho động, thực vật nổi để nuôi ấu trùng, bồi đắp cho cây cối bụi rậm để sinh hoa quả làm thức ăn cho cá.

Nhờ những nguyên nhân cơ bản đó mà Biển Hồ nhiều cá. Còn Campuchia nhờ Biển Hồ mà được lượng cá đánh bình quân theo đầu người mỗi năm là 25 kg/người – cao gấp khoảng 20 lần lượng trung bình thế giới. Nghề cá [phần lớn tụ họp quanh Biển Hồ] từng tạo ra 10-12% GDP của đất nước Chùa Tháp. Gần nửa dân quốc gia này tùy thuộc vào các nguồn lợi quanh Biển Hồ…

Đứng cạnh chợ cá nằm trên bờ Biển Hồ, một chuyên gia còn kể cho tôi được biết thêm rằng Mê Kông là sông có sản lượng cá đứng thứ hai thế giới, chỉ sau sông Amazone với khoảng 1.200 loài [hiện có 781 loài được định danh, trong đó ĐBSCL có 486 loài].

Riêng Hạ lưu vực sông Mê Kông khoảng 2,1 triệu tấn, tương đương 20% tổng sản lượng cá nước ngọt thế giới, đó là chưa tính nguồn cá biển phụ thuộc vào dinh dưỡng do phù sa Mê Kông tạo ra hàng năm.

Các quốc gia Hạ lưu vực Mê Kông [Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam] có mức tiêu thụ cá nước ngọt bình quân đầu người cao nhất thế giới, trong đó, như vừa kể, đứng đầu là Campuchia do quốc gia này được “trời ban” Biển Hồ - được xem như “túi cá” của thế giới.

Chỉ còn trong chuyện kể [!]

Những điều cơ bản về cá tại Biển Hồ và cả sông Mê Kông sẽ không còn đúng trong một vài năm gần đây. Băn khoăn trước thực tế cá ở Biển Hồ sụt giảm nghiêm trọng song hầu hết người dân ở đây và cả dân ĐBSCL cũng ít có thông tin đầy đủ về nguyên nhân, mà chỉ biết chung chung dạng “ít nước thì ít cá”.

Theo báo cáo của Ủy hội Mê Kông quốc tế [MRC], cũng giống như dưới “dòng mẹ” Mê Kông, đàn cá ở Biển Hồ di chuyển tùy theo mùa nước. Vùng Đông Bắc Biển Hồ [giữa Kratie và Kompong Cham] là nơi tập trung phần lớn các hố sâu [có hố sâu tới 40m] của sông Mê Kông.

Chính nhờ những hố sâu lý tưởng này mà “cá trắng” [chiếm đến 35% sản lượng đánh bắt ở hạ lưu Mê Kông] sống được qua mùa kiệt; chờ đến đầu lũ để đẻ trứng rồi trở về những nơi có nhiều thức ăn như Biển Hồ.

Cá tra dầu “khủng” [nặng 86kg] được cho là có nguồn gốc từ Biển Hồ từng được ngành Nông nghiệp An Giang đưa về trại giống để dưỡng, sau đó trả về tự nhiên. Ảnh B.M

Sự di chuyển có khi đến hàng trăm cây số đó của đàn cá giờ đang bị cản trở bởi chỉ riêng hạ lưu vực Mê Kông, tiếp tục mọc lên ít nhất 11 đập thủy điện. ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái ĐBSCL, nguyên Trưởng nhóm tư vấn về đánh giá môi trường chiến lược hệ thống đập dòng chính hạ nguồn Mê Kông cho rằng chỉ riêng đập Don Sahong [Lào] thôi cũng đã là “nút thắt cổ chai” luồng di cư của cá. Theo chuyên gia này, cá ở lưu vực Mê Kong được phân thành 2 loại.

Cá đen là loại cá ít phải di cư xa hằng năm, thường chỉ từ đồng ngập lũ tới các kênh, mương, ao hồ cạnh đó. Còn cá trắng là loài phải di cư lên các chi lưu xa phía thượng nguồn để sinh sản, do vậy chúng rất nhạy cảm với tác động của đập thủy điện.

Vẫn theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, đập Don Sahong nằm ở Siphan Don cách biên giới Lào - Campuchia chỉ 2km. Do địa hình phức tạp nên dòng chính sông Mê Kông tại đây chia thành 17 phân lưu, trong đó dòng Hou Sahong là đường di cư chính của cá ở hạ nguồn [thuộc lãnh thổ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam] do chỉ có một số ghềnh nhỏ, không có thác và dòng chảy đủ lớn.

Không phải chỉ một lượng cá lớn [khoảng 205 loài] đi qua, đây cũng là nơi sinh sống tập trung của những cá thể cá heo nước ngọt Irrawady cuối cùng trên dòng Mê Kông.

Các chuyên gia thật sự lo ngại khi cá tại Biển Hồ có thể giảm đến 30% do những thay đổi về điều kiện sống sau khi hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông tiếp tục “mọc” lên thời gian tới.

Tonle Sap là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông, có tầm quan trọng to lớn không chỉ đối với Campuchia. Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á; được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1997. Tonle Sap nghĩa là "sông nước ngọt lớn"; còn "Biển Hồ" là cách quen gọi của người Việt. Biển Hồ được xem như trái tim lớn của Campuchia.

Vào mùa khô [tháng 11 đến tháng 5], mực nước chỉ còn 1m, diện tích khoảng 10.000km2 nhưng mùa mưa, dòng sông cùng tên hồ chảy ngược dòng, tiếp lượng nước khoảng 75 tỷ m3 từ sông Mê Kông vào hồ [qua 12 lưu vực sông nhánh] đưa mực nước cao lên khoảng 10m, diện tích hồ “nở” lên 80.000km2, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực.

Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Khoảng tháng 10 thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông. Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm mà ngư nghiệp trên Biển Hồ không chỉ nuôi sống 3 triệu người, cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia, mà còn chia sẻ lượng lượng cá và phù sa dồi dào cho ĐBSCL...


Từ Biển Hồ, trăn trở cho châu thổ Cửu Long

Hạ lưu sông Mê Kông – trong đó có đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] của Việt Nam đang từng ngày, từng giờ tiếp tục bị tổn thương do chính tác động của con người xuất phát từ lợi ích cục bộ phía thượng nguồn có dòng “sông mẹ” Mê Kông đi qua. Sau những hệ lụy do hàng chục đập thủy điện gây ra, giờ hạ lưu Mê Kông lại tiếp tục lo trước những mục tiêu đặt ra từ các dự án lấy/chuyển nước rất đình đám, phục vụ nông nghiệp.

PV Báo CAND vừa có chuyến ngược dòng Cửu Long đến Tonle Sap [Biển Hồ] – một nhánh rẽ rất quan trọng của dòng Mê Kông nằm trên lãnh thổ Campuchia, giữ vai trò điều tiết nước, trong đó có cung cấp 50% nước cho vùng châu thổ Cửu Long trong mùa khô hàng trăm năm qua. Những gì mà chúng tôi tận mắt thấy, tận tai nghe từ hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á này thật hết sức đáng ngại cho vựa lương thực, trái cây và thủy sản của cả nước.

# Biển Hồ cá Campuchia hồ nước ngọt ký ức Tôm

Facebook Twitter Link gốc

TTO - Những xóm bè co cụm, nổi trôi ở Biển hồ Tonle Sap [Campuchia], gắn liền với nhiều thế hệ người gốc Việt làm nghề chài lưới.

  • Dịch COVID-19 đến Biển Hồ, người gốc Việt lo lắng xin hỗ trợ
  • Cô giáo 18 tuổi dạy hơn 80 học trò Việt trên Biển Hồ
  • Người gốc Việt tại khu vực Biển Hồ không đe dọa an ninh Campuchia

Một gia đình 3 thế hệ người gốc Việt ở Sa Son [tỉnh Pursat, Campuchia] trên chiếc ghe đã cũ mục

Nhưng những năm gần đây, họ dần phải lên bờ tìm cuộc sống mới khi biển hồ ngày càng cạn kiệt cá mú và những xóm bè ngày càng lạc lõng, khó khăn...

Biển hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt rộng lớn nhất Đông Nam Á, có chu vi vắt qua 5 tỉnh của Campuchia [Pursat, Battambang, Siem Reap, Kampong Thom, Kampong Chhnang], còn là khu vực sinh sống của rất đông người gốc Việt ở Campuchia. Họ sống trên những căn nhà nổi, quần tụ ven các cánh rừng, hoặc gần những con sông chảy ra Biển hồ.

Có từng đến Biển hồ những năm đầu thập niên 1980, mới hiểu vì sao nhiều bà con người Việt tụ về đây sinh sống. Bởi cá mú nhiều quá, nhiều đến mức như thọc tay xuống cũng có thể bắt được, chỉ vài mẻ lưới là xuồng chở không hết.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Dũng [cựu quân y sư đoàn 303, sang tình nguyện chiến đấu, giúp nước bạn Campuchia]

Người Việt lâu đời ở Campuchia

Các thư tịch cổ đều kể người Việt và người Khmer ở Campuchia đã cùng chung sống từ xa xưa ở dải đất phía Nam này. Người Việt có mặt đông nhất ở Campuchia vào thời kỳ Pháp thuộc, chiếm đến 70% nhân lực ngành công nghiệp cao su và thường chịu nhiều thiệt thòi trong những giai đoạn lịch sử trầm luân của nước này.

Từ năm 1970 - 1975, chính quyền Cộng hòa Campuchia do ông Lon Nol đứng đầu đã sát hại hàng ngàn người Việt ở Campuchia và buộc hồi hương gần 170.000 người Việt. Chính quyền Lon Nol chấp nhận cho Hải quân Việt Nam cộng hòa đưa tàu sang chở hàng trăm ngàn người gốc Việt hồi hương. Người gốc Việt sau năm 1975 từ gần 600.000 người xuống chỉ còn 200.000 người.

Thời Khmer Đỏ, người gốc Việt lại tiếp tục bị sát hại. Các tài liệu của Campuchia ghi nhận đã có trên 170.000 người gốc Việt bị Khmer Đỏ lùa sang Việt Nam. Đặc biệt, rất nhiều người gốc Việt ở lại phần bị giết, bị đói, bệnh tật mà chết.

Ông Vũ Mạnh Hà, cựu sĩ quan QĐND Việt Nam trong đoàn quân sang giúp Campuchia khỏi ách Khmer Đỏ, nhớ lại sau khi Khmer Đỏ bị đánh bại, người ta chứng kiến một làn sóng người gốc Việt trở lại Campuchia.

"Lúc đó là Campuchia sau thời Khmer Đỏ, cái gì cũng thiếu. Từ nhu yếu phẩm cho đến thiếu anh thợ hớt tóc, anh thợ hồ, chị thợ may... Trong những tháng năm xây dựng lại đất nước Campuchia sau khi bị Khmer Đỏ tàn phá, chính những người Việt sang giúp đất nước Campuchia làm lại từ đầu" - ông Hà kể.

Ông Châu Văn Chi, chủ tịch Tổng hội Khmer - Việt Nam, nhớ lại: "Nền kinh tế Campuchia phát triển được như ngày nay, cộng đồng người Việt ở đây có công rất lớn. Khi Campuchia được giải phóng khỏi Khmer Đỏ bị thiếu thốn đủ thứ, người Việt vừa làm vừa hỗ trợ cho nước bạn đến khi họ tự đáp ứng được nhu cầu của mình".

Trẻ em ở Biển hồ Tonle Sap chập chững đã biết nghề cá

Khi Biển hồ kiệt cá

Ở Biển hồ Tonle Sap, khi đất nước Campuchia qua nạn diệt chủng, người Việt chạy loạn khắp nơi lại quay về đây như quê hương thứ hai khó lìa xa. Lý giải điều này, ông Chanhty Jutha, một nhà nghiên cứu ở Phnom Penh, cho rằng với không ít người gốc Việt, Biển hồ nhiều tôm cá còn là quê hương chôn nhau cắt rốn, là nơi ông bà họ nằm xuống...

"Lối sống truyền thống trên mặt nước từ lâu đã trở thành đặc trưng văn hóa của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia. Người Việt đã gắn bó với con thuyền và sông nước từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không chỉ nhờ dòng sông để đi lại, buôn bán mưu sinh, người dân thường dùng chiếc bè nuôi thủy sản và làm nhà ở.

Rồi nhiều nhà ghe, nhà bè cùng quần tụ, lập lên những làng nổi, làng chài, xóm chài trên sông. Lối sống lâu đời đó ăn sâu vào tâm trí người dân khi hầu hết sinh hoạt đều lấy chiếc ghe và sông nước làm chính. Ngôn ngữ sinh hoạt mang dấu ấn sông nước một cách hết sức tự nhiên và gần gũi" - vị chuyên gia này nói.

Theo số liệu mới nhất của cơ quan hữu trách ở Campuchia, hiện có khoảng 8.000 hộ người gốc Việt sinh sống trên mặt nước [mặt sông và Biển hồ], trong đó hơn một nửa [khoảng 4.500 hộ] sống trên các nhà bè, ghe trên Biển hồ.

Mỗi khi đến Biển hồ, chúng tôi thường bắt đầu từ cửa ngõ Kampong Luong, [huyện Krako, tỉnh Pursat]. Ở đây có con đường bộ từ tỉnh lỵ vắt qua mé Biển hồ. Nơi đây một thời được gọi là "thành phố nước" với gần 1.000 nhà bè san sát nhau. Những "khu phố nổi" này cứ di chuyển liên tục trong năm. Đến mùa nước lên, cư dân chống... nhà lên hướng rừng. Mùa nước rút, họ lại di chuyển về hướng lòng Biển hồ.

Ông Lê Hoàng, chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam tỉnh Pursat, kể lúc đông đúc, Kampong Luong có 831 nóc gia với 3.314 người sinh sống trong các nhà nổi. Thế nhưng từ năm 2015 đến nay, đáng lẽ dân số sinh sôi theo quy luật thông thường thì dân ở đây đã giảm hơn một nửa. "Biển hồ giờ kiệt cá, kiếm sống khó khăn nên người ta phải tìm nơi khác để mưu sinh" - ông Lê Hoàng nói.

Ông Lê Văn Thảo [55 tuổi], ấp Lung Ren, xã Can Dung, huyện Krako, tỉnh Pursat, tâm sự người gốc Việt ở đây rất mê cá. Họ đi gần xa mặc sức, nhưng tới mùa cá là họ lại trở về Biển hồ. "Nhưng cá cạn kiệt thì đời sống ngày càng khánh kiệt" - ông Thảo thở dài.

"Ở Biển hồ này giờ cái gì cũng có, ngoài con cá" - ngư dân Thảo nói vui chua chát điều không thể ngờ về cái nôi cá nước ngọt. Nước rút, phố nổi Kampong Luong trở thành những căn nhà kẹt chơ vơ trên gò đất. Người Việt ở đây nói họ cũng bị "mắc cạn" khi nguồn sống là cá tôm giờ hiếm hoi. Nguồn sinh kế quan trọng nhất của họ không còn như một thời Biển hồ được ví như vựa cá của Mekong.

Ông Nguyễn Văn Ngàn [54 tuổi] kể mình theo cha mẹ sang Biển hồ này từ nhỏ. Đến giờ, ông không biết "mặt mũi" Việt Nam ra sao. Nhưng ở Biển hồ thì ngày càng "khó sống".

Một thực tế ở Biển hồ Tonle Sap là những thế hệ người gốc Việt di cư hay sinh ra ở đây cũng không nhiều người biết nói và viết chữ Khmer bản xứ.

"Người lớn thì do thời cuộc đã sống nổi trôi, rày đây mai đó. Còn trẻ nhỏ mở mắt ra nhìn trời, úp mặt xuống thấy nước, ít biết đến nơi đâu xa hơn. Chập chững đã có nghề con cá nên không mê học chữ nghĩa, học nghề nghiệp khác để làm gì..." - ông Kim Minh, người sinh sống từ nhỏ ở rạch Le Quyt, Biển hồ, chia sẻ lý do khiến nhiều thế hệ người gốc Việt ở đây sống co cụm, yếu thế, khó hòa nhập với xã hội chung của Campuchia.

"Phải nhìn nhận thực tế là rất nhiều người gốc Việt ở Campuchia không học nhiều. Họ sống an phận với con cá trên Biển hồ, lo hôm nay không biết đến ngày mai. Cho nên những xóm dân ngày trở nên lạc lõng, co cụm, chẳng biết làm gì ngoài nghề cá. Đến khi cá tôm cạn kiệt thì họ mới thấy cảnh khổ" - ông Ngô Văn Ly ở Sa Son [Pursat] tâm sự.

Ông Ly nói để thay đổi, nhiều năm qua ông cố gắng duy trì lớp học cho trẻ em ở khu xóm bè của ông. Nhiều lần lớp học suýt giải tán vì thiếu trường, thiếu thầy, thiếu tiền, nhưng rồi khó khăn cũng vượt qua.

"Sắp tới, tôi mong người Việt ở đây nghĩ xa hơn. Phải có cái nghề để sống chứ không phải bấp bênh, lạc lõng mãi ở Biển hồ" - ông Ly nói.

Ông Châu Văn Chi chia sẻ do tập quán bám mặt nước để sống mà nhiều xóm dân gốc Việt ở Biển hồ sống gần như biệt lập. Bà con sống gần với bản năng và ngại thay đổi. Thế nhưng những năm gần đây, người gốc Việt phải lần lượt rời Biển hồ vì sinh kế khó khăn.

********

Thắt ngặt ở Biển hồ, nhiều người gốc Việt đã rời đi để kiếm kế sinh cơ. Nhưng rồi đến mùa cá, họ lại rủ nhau trở về Biển hồ. Cái vòng luẩn quẩn kéo dài từ nhiều năm nay...

>> Kỳ tới: Đi đâu rồi cũng về lại Biển Hồ

Người gốc Việt ở Campuchia bắt đầu di dời khỏi sông Tonle Sap

TTO - Hàng chục ngàn người gốc Việt sinh sống lâu đời tại các làng bè trên sông Tonle Sap đang lao đao vì dịch bệnh, giờ càng khó khăn hơn khi chính quyền thành phố ban hành lệnh di dời khẩn cấp.

TTO - Một mùa lũ cá không về thật khó hình dung đối với người dân sống bao đời nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đây là một viễn cảnh đang được giới khoa học cảnh báo.

  • Campuchia gia hạn di dời cho người gốc Việt ở Biển Hồ
  • Quà của Biển Hồ
  • Lão nông Biển Hồ

Ngư dân buồn thiu với số cá ít ỏi bắt được. Đây là con cá lớn nhất mà bà bà Khout Phany mua được trong buổi sáng - Ảnh: AFP

Lễ hội nước Bon Om Touk năm nay đang diễn ra từ ngày 10 đến 12-11 ở Campuchia mang một bầu không khí khó diễn tả, lý do vì... có quá ít nước để ăn mừng. Các đập thủy điện thượng nguồn cộng với trận hạn hán bất thường giữa mùa mưa khiến nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.

Nước không về, hồ Tonle Sap, hay còn gọi là Biển Hồ, không còn phù sa và dinh dưỡng để nuôi đàn cá cung cấp cho mấy chục triệu dân khu vực hạ nguồn Mekong.

Mùa lũ chỉ còn 6 tuần

Năm nay, mùa lũ ở Biển Hồ chỉ kéo dài đúng 6 tuần. Ít nước đồng nghĩa với ít cá, thực tế khô khốc này đang phơi bày trên đất Campuchia và tất cả các nước hạ nguồn Mekong. "Nó là quả tim nóng của dòng Mekong. Sự sống của dòng sông này chảy ra từ hồ Tonle Sap" - ông Brian Eyler - giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson [Mỹ], tác giả quyển sách Những ngày cuối cùng của dòng Mekong hùng vĩ - mô tả hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

Thật vậy, mỗi năm Biển Hồ sản sinh ra nửa triệu tấn cá cho người dân Campuchia, và

2,6 triệu tấn cá đánh bắt trên khắp lưu vực Mekong thuộc lãnh thổ ba nước Thái Lan, Việt Nam và Lào.

Bí mật của sự sống Biển Hồ nằm ở hệ thống xung lũ độc đáo. Bình thường, sông Tonle Sap chảy vào sông Mekong nhưng trong mùa mưa hằng năm, dòng Mekong ào ạt đẩy nước ngược trở lại sông Tonle Sap, từ đó tiếp tục chảy vào Biển Hồ. "Nhờ vậy Biển Hồ phình ra gấp 5 lần so với kích thước vào mùa khô. Không chỉ bổ sung nước, dòng lũ còn mang theo rất nhiều phù sa vốn hình thành nên mạng lưới dinh dưỡng giúp đàn cá di cư về hồ Tonle Sap sinh sôi, nảy nở" - chuyên gia Eyler giải thích.

Khi nước lũ rút, dòng chảy sông Tonle Sap lại đảo ngược, lần này mang theo phù sa, cá và trứng cá trở lại sông Mekong. Từ đó, cá tiếp tục di chuyển lên các bãi sinh sản trên thượng nguồn ở Lào, Thái Lan hoặc xuống hạ nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long.

Tương lai bất định

"Năm ngoái, mỗi khi ngư dân cập bờ, họ bán từ 5-10kg cá, còn năm nay chỉ 1-2kg. Mực nước thấp chính là vấn đề" - bà Khout Phany, 39 tuổi, thương lái mua cá ở làng Chhnok Tru phía nam Biển Hồ, mô tả thực tế đang xảy ra.

Chẳng hạn, vợ chồng ngư dân Tim Chhoeun thức trắng cả đêm trên Biển Hồ nhưng trở về chỉ với 3kg cá vào buổi sáng. Bà vợ Chhum South, 40 tuổi, lo rằng nếu tình hình không khá hơn, bà phải đi tìm việc trong một đồn điền trồng khoai mì của Trung Quốc để sống qua ngày. "Tôi không muốn các con tôi làm nghề đánh cá. Tôi bảo chúng phải học hành chăm chỉ và tìm một công việc tốt, thoát khỏi số phận của tôi" - bà tâm sự.

Bà Phap Phalla, một người địa phương chuyên kết nối ngư dân với các tổ chức phi chính phủ, nhận xét đây là năm hạn tồi tệ nhất bà từng chứng kiến. "Tháng tới lẽ ra là cao điểm mùa đánh bắt cá, nhưng chưa gì nước và cá đã đi hết, người dân sẽ sống sao? - bà Phalla trầm ngâm.

Ngoài các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, tác động chủ quan của con người là thứ khiến cho tương lai Biển Hồ và sông Mekong càng trở nên bất định. "Nếu 11 đập thủy điện lớn ở hạ lưu Mekong được xây, 2 ở Campuchia và 9 ở Lào, đó sẽ là đoạn kết của dòng sông vĩ đại. Sức sống tự nhiên, khả năng nuôi dưỡng vùng đất để tạo ra ngư trường nội địa lớn nhất thế giới này... sẽ không còn nữa" - chuyên gia Eyler của Trung tâm Stimson dự báo.

An ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người dân Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.

Biển Hồ cạn kiệt chưa từng thấy trong 40 năm

TTO - Biển Hồ Campuchia đang trong cảnh cạn kiệt chưa từng có. Cùng kiệt nguồn sống, nhiều người đã bao đời sống ở nơi này phải bỏ xứ ra đi.

Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu?

Nguồn hình ảnh, ullstein bild/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu? [Ảnh minh họa]

Chúng tôi tới Campuchia sau tròn 40 năm quân đội Việt Nam giải phóng đất nước này khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ [1979 - 2019] chỉ để chứng kiến hàng trăm gia đình ở khu vực Biển Hồ bị đưa lên bờ trong điều kiện tạm bợ. Hàng trăm hộ khác cũng sẽ sớm phải rời làng nổi.

Đây là những gia đình thuộc cộng đồng gốc Việt sống trên khu vực Biển Hồ hoặc trên sông Tonle Sap. Họ phần lớn sinh ra tại Campuchia, vốn bị xếp vào những người 'vô chính phủ' do không được công nhận là công dân nước này. Nay họ đối mặt thêm khó khăn mới khi phải dời từ các làng chài đã sinh sống nhiều đời để lên bờ.

Hà Nội từng mong đợi ở 'bạn tốt Nuon Chea'

Campuchia tái hiện cuộc tàn sát của Khmer Đỏ

Quảng cáo

40 năm hậu Khmer Đỏ: Campuchia nghĩ gì về VN?

Cách thủ đô Phnom Penh hơn hai giờ chạy xe, chúng tôi tới ấp Chong Kok, tỉnh Kampong Chhnang, nằm ven hồ Tonle Sap - một trong những nơi đầu tiên thực hiện kế hoạch di dời của chính phủ Campuchia.

Trên một nền đất trống lơ thơ những bụi cây dại, những chái nhà gỗ nằm phơi dưới nắng tháng Bảy đổ lửa. Khu tạm cư là một vùng đất ngập nước. Nghĩa là tới tháng Mười sắp tới, toàn bộ khu nhà tạm này sẽ là biển nước.

Không điện, không nước sạch, không đường, không trường, không nhà vệ sinh... là điều kiện sống hiện nay của hơn 400 hộ mới lên bờ ở ấp Chong Kok.

Bắt đầu từ ngày 2/10/2018, hơn 400 hộ này bị buộc dọn lên bờ tức thì. "Hộ nào không chịu đi thì chính quyền cho người chặt dây neo, kéo lên bờ," ông Lê Văn Hiền, một người dân trong ấp, kể lại với BBC Tiếng Việt.

Hơn 400 hộ còn lại, hiện đang sống và nuôi cá trên sông, sẽ buộc phải chuyển lên bờ trong thời gian tới.

Tỉnh Kampong Chhnang có khoảng 2.400 gia đình gốc Việt, và là tỉnh có nhiều người Việt thứ hai tại Campuchia. Đa số bà con, dù sinh sống nhiều đời tại đây, vẫn chưa được chính quyền công nhận là công dân Campuchia, chưa được cấp quốc tịch Khmer.

Chụp lại hình ảnh,

Chiếc ghe là nơi bán hàng và sinh sống của vợ chồng ông Trần Văn Tấn

Chụp lại hình ảnh,

Ông Huynh Văn Cầu lo lắng mùa nước nổi năm nay nhà sẽ chìm trong nước

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Diện [trái], 65 tuổi, nói với phóng viên BBC rằng ở khu tạm cư này khổ nhất là phụ nữ vì không có chỗ tắm và nhà vệ sinh

Tiếp chúng tôi trong căn nhà ghép bằng những tấm ván mỏng kê trên các cọc gỗ đã cũ, đi phải nhón chân sợ sập, ông Huỳnh Văn Cầu nói những căn nhà gỗ họ đang ở chính là căn nhà nổi họ từng sống trên sông. Suốt nửa năm qua bị kéo lên cạn, các phao nổi làm bằng tre, gỗ và các thùng phuy nhựa đã nứt toác, hỏng cả.

"Trước đây ở dưới sông, nước rút đến đâu thì nhà nổi theo đến đó. Nhưng nay các đồ nổi như thanh tre, cọc nứa, thùng phuy… do đem lên bờ cả năm, nắng nóng đã nứt hỏng cả mà không ai có tiền mua đồ mới. Chúng tôi không biết mùa nước nổi năm nay tính sao. Mấy căn nhà này chắc sẽ chìm trong nước cả thôi," ông Cầu nói với phóng viên BBC Tiếng Việt.

Theo người dân ở đây, họ không biết tương lai ra sao bởi chính quyền không cho họ ở nơi tạm cư này lâu. Lý do vì đây là đất ruộng của người Campuchia, chỉ được ở thuê ở tạm một thời gian ngắn. Nhưng đi đâu tiếp theo thì chưa ai được biết.

Nơi này, bà con cho hay, thực ra cũng do 'đấu tranh quyết liệt' mới được ở tạm. Ban đầu, chính quyền địa phương dự định đưa họ vào một khu 40 hectar nằm cách sông Mekong khoảng 5km. Nơi cũng không có một công trình dân sinh tối thiểu nào.

"Ở đây ít ra cũng gần sông, còn chạy lên chạy xuống được. Vẫn đánh bắt cá được. Nếu ở trong khu đất kia chúng tôi không biết lấy gì mà ăn. Đau ốm cũng không biết chạy đi đâu," ông Huỳnh Văn Cầu nói.

Đời sống bấp bênh, dường như phụ nữ là thiệt thòi hơn cả.

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều gia đình không thể thích nghi với cuộc sống trên bờ đã phải quay lại, sống trong những chiếc ghe chật hẹp

Bà Huỳnh Thị Dương, 45 tuổi, nói không có phòng tắm. Phụ nữ muốn tắm thì lấy nước kéo từ sông rồi đứng dội nước ở góc nhà. "Cũng không ai dám xây nhà vệ sinh. Vì nhỡ bỏ tiền xây xong rồi lại phại chuyển đi."

"Đi đâu cũng được, nhưng an cư mới lạc nghiệp. Chúng tôi không phản đối việc chuyển lên bờ. Nhưng chúng tôi mong chính phủ Campuchia nếu chuyển chúng tôi lên đây thì cho chúng tôi ở nguyên chỗ này để chúng tôi yên tâm làm ăn," ông Huỳnh Văn Cầu bày tỏ.

Nhiều gia đình, do không có kế sinh nhai gì trên cạn, đã bỏ nhà. Họ mua, hoặc thuê một cái ghe nhỏ làm nơi tá túc và chèo ra sông kiếm cá ăn hàng ngày, không quay lại bờ.

Chúng tôi vào những căn nhà bỏ hoang không có cửa trong ấp Chong Kok. Bên trong sơ sài chiếc bàn thờ phủ bụi. Vài chiếc xoong, nồi nằm trong xó nhà. Những dây quần áo treo ngoài hiên từ lâu không có người thu lại đã bạc màu, phủ đầy bụi. Dân ở đây nói trong số hơn 400 hộ lên bờ thì hơn một nửa trong số đó đã bỏ nhà.

Chèo thuyền đưa chúng tôi đi thăm làng chài trên dòng Tonle Sap, ông Trần Văn Tấn, 45 tuổi, chỉ cho chúng tôi chiếc ghe chở đầy rau củ là nơi bán hàng và sinh sống của vợ chồng ông. "Nhà nổi tôi bán rồi. Mua chiếc ghe này bán hàng và ở luôn. Lên bờ không biết sống bằng gì," ông Tấn nói.

Dân Biển Hồ gạn bùn lấy nước xài

Chiều ngày 15.7, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, Văn phòng Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia cho biết, tình trạng mực nước Biển Hồ cạn kỷ lục và kéo dài đến thời điểm này đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân; đặc biệt là các hộ Việt kiều sinh sống ở các làng nổi ở hồ nước ngọt khổng lồ này.

Tại làng nổi Chong Khneas, tỉnh Siem Reap, rất nhiều hộ dân ở đang trong tình trạng “mắc cạn” trên các bãi bùn, không thể kéo bè ra khu vực còn ngập nước để di chuyển dễ dàng hơn.

Cả làng nổi Chong Khneas gần như không thể di chuyển vì mắc cạn, người dân không có nước sử dụng phải đào hố dưới bùn để lấy nước đục lóng phèn xài

Ảnh: Trần Văn Tư

Biển Hồ nhiều đoạn trơ đáy, ghe bè mắc cạn

Ảnh: Trần Văn Tư

Ông Trần Văn Tư, hiệu trưởng của “Trung tâm giáo dục và từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo” ở làng nổi Chong Khneas, [tỉnh Siem Reap, Campuchia] cho biết, hàng trăm hộ dân gốc Việt ở khu vực này đang khốn đốn vì mực nước cạn chưa từng thấy.

“Người dân ở làng nổi mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá khi nước cạn đã không thể ra khơi. Thiếu gạo, thiếu nước sạch để xài, nhiều hộ phải đào hố để lấy nước đục lóng phèn sử dụng”, ông Tư nói và cho biết thêm: trước đó, tháng 3 năm 2016, hiện tượng El Nino cũng gây khô hạn lịch sử ở Biển Hồ nhưng sau đó, tới khoảng tháng 6, mực nước Biển Hồ đã dâng cao. Trong khi đó, năm nay tới thời điểm này đã là giữa tháng 7, nước Biển Hồ vẫn trong tình trạng cạn kiệt. Ở những nơi người dân thường giăng chài lưới trước đây hiện mực nước cũng chỉ từ 50 - 70cm.

“Tôi vừa về Việt Nam quyên góp được khoảng 1 tấn gạo và 80 thùng mì gói, hiện đã phân phát phân nửa, còn lại để phục vụ cho lớp học”, ông Tư nói.

Bè của người dân không thể di chuyển ra khu vực còn ngập nước

Ảnh: Trần Văn Tư

Hiện tại làng nổi Chong Khneas, có 537 hộ dân gồm 2.401 Việt kiều sinh sống trên những ghe, bè tạm bợ, trong đó hơn 50% là những hộ nghèo.

Trước đó, tháng 3.2019, Báo Thanh Niên đã có bài viết về ngôi trường của ông Tư, nơi dạy học và nuôi ăn ngày 3 bữa cho 265 học sinh gốc Việt ở ngôi làng này.

Trường học của ông Trần Văn Tư hiện là nơi nương tựa của người dân Việt kiều ở làng nổi Chong Khneas

Ảnh: Đình Tuyển

Video liên quan

Chủ Đề