Vì sao chó đực hay đái bậy

Bạn luôn phải lường trước rằng chó đi vệ sinh bậy là tình huống khó có thể tránh khỏi khi nuôi chó, đặc biệt khi bạn đang nuôi chó con. Tuy nhiên, dù cho còn bé hay trưởng thành thì chủ nuôi cũng cần huấn luyện chó để chấm dứt tình trạng này. Hãy cùng fonti tìm hiểu nguyên nhân và dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ.

Bước 1: Lựa chọn khay vệ sinh phù hợp với chó

Trong quá trình chuẩn bị nuôi chó con, khay vệ sinh là một dụng cụ bạn cần phải lưu tâm. Có thể chúng đi vệ sinh đúng chỗ khi ở nhà chủ cũ, nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên khi chúng tiểu bậy khi bạn nhận nuôi. Môi trường lạ sẽ khiến cho chó con sợ, hoảng loạn và khó kiểm soát được hành vi vệ sinh của mình.

Đầu tiên, hãy tham khảo loại khay vệ sinh ở nhà chủ cũ là gì và tìm mua đúng loại khay đó. Ngoài ra, chó là một loài sử dụng mùi để ghi nhớ nên đừng ngại khi xin một ít cát từ khay vệ sinh cũ về. Chúng sẽ dễ dàng nhận ra đâu là chỗ có thể đi vệ sinh được. Nếu bạn buộc phải mua một khay vệ sinh mới thì hãy tham khảo cách chọn khay vệ sinh cho chó  đơn giản.

Bước 2: Thiết kế môi trường sinh hoạt thuận tiện cho chó

Như đã đề cập, thay đổi môi trường ảnh hưởng đến hành vi của chó con. Nếu đưa về nhà mà mùi phòng, chuồng nuôi chó hay cấu trúc căn phòng quá khác biệt thì bạn cần phải điều chỉnh nếu có thể. Chẳng hạn, không gian nhà bạn quá hẹp nên chó con buộc phải vệ sinh ngay trong chuồng trong khi chúng đã quen tung tăng vệ sinh ngoài vườn trong quá khứ, hoặc ngược lại.

Bạn có thể điều chỉnh môi trường như dùng bình xịt tạo mùi để dẫn dụ chúng đến nơi vệ sinh quy định.

Bước 3: Tập chó đi vệ sinh tại nhà

Bạn có thể chia nhỏ những bài huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ thành những giai đoạn quan trọng sau:

  • Làm quen với khay vệ sinh [hoặc nơi đi vệ sinh cho chó]: chúng cần nhận diện được khu vực đi vệ sinh bằng cách nhớ mùi. Bạn có thể sử dụng câu lệnh “Vào khay!” hoặc “Vào” để đốc thúc hành vi vệ sinh của chú chó. Đôi khi, bạn sẽ phải hướng dẫn chúng sử dụng khay vệ sinh cho chó nữa. Bạn chỉ thành công khi chú chó của bạn chấp nhận đi vệ sinh vào đúng chỗ bạn mong muốn.
  • Biết hướng di chuyển đến khu vực vệ sinh: dành cho những chú chó nhỏ mới về, khu vực vệ sinh ở quá xa chuồng chó hay nệm ngủ của chó. Bạn có thể bế, dắt đi hoặc dùng bình xịt tạo mùi để kéo chúng đi. Hoặc có thể dùng xương gặm cho chó Inu có nhiều mùi hương dẫn dụ chú chó đến đúng khu vực vệ sinh. Lặp lại nhiều lần để tạo thói quen.
  • Đi vệ sinh theo khung giờ quy định: Hãy quan sát xem thời gian đi vệ sinh của chú chó nhà bạn là lúc nào? Sáng dậy, sau ăn trưa và trước khi đi ngủ hoặc sau ăn khoảng 30 phút là khung thời gian phổ biến. Ngoài ra, tuy từng độ tuổi mà sức khoẻ thận của chó sẽ khác nhau, tần suất đi vệ sinh có thể cao hơn ở chó con hoặc chó già. Những ngày đầu, bạn cần chủ động bế chó ra khu vực vệ sinh để tạo thói quen.

Bước 4: Duy trì và lưu ý sau khi dạy chó đi vệ sinh thành công

Chó luôn thay đổi hành vi theo môi trường, sức khoẻ và tâm lý từ bé đến khi về già. Chính vì vậy, bạn cũng nên theo dõi và thực hiện dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ thường xuyên.

1. Tái huấn luyện chó

Chú chó của bạn đã từng được huấn luyện tại nhà, không có nghĩa là bạn không cần tái huấn luyện các bài tập đi vệ sinh đúng quy định đối với cuộc sống của chú. Hãy lặp lại từng bước, xem đó như cơ hội để “yêu lại từ đầu”.

2. Xác định tác nhân xung quanh

Thử “điều tra” xem có điều gì trong môi trường sống nhà bạn khiến chú chó nảy sinh thói hư đi vệ sinh bậy hay không. Loại bỏ các nhân tố ấy nếu có thể hoặc dạy chú cách chung sống và hòa hợp thì tự động chó đi vệ sinh đúng chỗ trở lại. Ví dụ, hãy thử đi bộ theo hướng ngược lại để tránh con chó hung dữ đang đứng gác trước nhà hàng xóm hoặc khu vực đang có thi công ồn ào.

3. Đừng đánh hoặc la hét

Tránh trừng phạt hoặc la hét khi chú chó đi vệ sinh sai vị trí Điều này có thể sẽ gây tác dụng ngược và thay vì học được rằng đi tiểu trong nhà là hành vi sai trái, chú chó có thể hiểu lầm rằng chủ của nó là người không thể đoán trước được hoặc không an toàn khi ở gần. Trừng phạt có thể làm cho chó sợ đi tiểu trước mặt bạn [ngay cả ngoài khuôn viên nhà], và điều này có thể dẫn đến nhiều “bãi chiến trường” trong nhà hơn nữa.

Xem thêm: Vì sao bạn không nên phạt chó?

4. Dọn dẹp đúng cách

Dọn dẹp kỹ lưỡng sau khi chó đi vệ sinh càng sớm càng tốt với chất tẩy rửa enzyme giúp loại bỏ mùi hôi. Bởi nếu bạn không làm, chú chó hẳn sẽ nhận ra mùi nước tiểu của mình và nghĩ rằng chú được chấp nhận để đi vệ sinh ở đây.

Dọn dẹp kỹ lưỡng sau khi chó đi vệ sinh càng sớm càng tốt với chất tẩy rửa enzyme giúp loại bỏ mùi hôi

Tại sao chó đi vệ sinh bậy trong nhà?

Đây không phải là vấn đề hiếm gặp ở chó, nhất là trong những tháng đầu đời của. Khi đó, quá trình huấn luyện tại nhà có thể còn chưa hoàn thiện, các thói quen và hành vi ở cún con còn đang được định hình và phát triển. Do đó, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để nuôi dạy chú chó và giúp chú hình thành thói quen vệ sinh đúng chỗ, đúng thời điểm.

Thế nhưng, nếu thú cưng nhà bạn vẫn duy trì thói hư đi vệ sinh trong nhà khi bước sang tuổi trưởng thành và hoàn thiện quá trình huấn luyện tại gia, bạn hãy cân nhắc tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự bất thường này. Những nguyên nhân phổ biến có thể bắt nguồn do chúng gặp các vấn đề về sức khỏe, tuổi tác, khay vệ sinh có mùi khó chịu…

Trong giai đoạn trưởng thành, nếu thấy chó cưng nhà mình bắt đầu đi vệ sinh trong nhà với tần suất ngày càng dày đặc, đó cũng là một biểu hiện đáng ngờ cho vấn đề sức khỏe và vấn đề hành vi. Hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chó đi vệ sinh bậy sau:

1. Bệnh đường tiết niệu

Nếu chó cưng của bạn đột nhiên “đi bậy” trong nhà thì rất có thể chú bị nhiễm trùng đường tiết niệu khiến dẫn dến tần suất đi tiểu nhiều và liên tục, khó kiểm soát.

Bạn khoan hãy thất vọng mà hãy mang chó đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra và tư vấn. Rất có thể chú chó sẽ cần phải được trích lấy mẫu nước tiểu để tiến hành phân tích. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra vi khuẩn và các tế bào bất thường trong nước tiểu. Nếu chú chó được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, chú sẽ cần trải qua một đợt điều trị bằng kháng sinh.

Ngoài ra, các vấn đề tiết niệu khác mà bác sĩ thú y có thể tìm thấy bao gồm viêm bàng quang, tinh thể trong nước tiểu, và sỏi bàng quang. Hầu hết các vấn đề tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc, chất bổ sung, hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Trong vài trường hợp nghiêm trọng hơn như sỏi bàng quang, chó cưng của bạn có thể phải phẫu thuật. Nếu đường tiết niệu của chó không có vấn đề, hãy kiểm tra các nguyên nhân khác.

2. Khả năng tự chủ thấp

Vệ sinh không tự chủ thường xảy ra ở những chú chó có tuổi. Nhưng đôi khi, một chú chó đang lớn cũng trải qua vấn đề này. Nếu chó nhà bạn bị rỉ “nước”, nhỏ giọt, để lại vũng nước “bí ẩn” trên giường hoặc  sàn trong khi ngủ trưa, đó có thể là do chú không tự chủ được việc đi vệ sinh. Khi ấy, bạn cần hiểu là chú chó không hề kiểm soát được bản thân, thậm chí không hề nhận thức được chuyện gì đang xảy ra. May mắn thay, vấn đề không tự chủ thường có thể được điều trị bằng thuốc.

Mặt khác, nếu chú chó nhà bạn cố tình để lại một “bãi chiến trường” ở những khu vực không phù hợp, có lẽ vấn đề không nằm ở sự không tự chủ. Hãy tham khảo bác sĩ thú y để tìm hiểu thêm.

Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến chó đi vệ sinh bậy trong nhà, như bệnh thận, đái tháo đường và bệnh Cushing. Bác sĩ thú y có thể đề nghị xét nghiệm chẩn đoán bổ sung để loại trừ một hoặc nhiều bệnh, tùy thuộc vào các triệu chứng khác nhau của chú chó [nếu có]. Việc điều trị sau đó sẽ phụ thuộc vào quá trình chẩn đoán.

3. Vấn đề tuổi tác

Sa sút trí tuệ hoặc lão hóa có thể xảy ra ở những chú chó lớn tuổi, dẫn đến việc làm bẩn nhà

Cún con đôi lúc vẫn phạm lại thói hư trong quá trình huấn luyện, còn với các chú chó đã già thì tuổi tác mới là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề tiết niệu. Sa sút trí tuệ hoặc lão hóa có thể xảy ra ở những chú chó lớn tuổi, dẫn đến việc làm bẩn nhà. Khi đã già, có thể chó đã quên mất các bài huấn luyện tại gia, thậm chí quên cà nơi mình vừa bước đến không phải là khu vực thích hợp cho việc đi vệ sinh.

Các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như suy thận, cũng có xu hướng tăng trưởng ở tuổi già. Do đó, bạn cần sớm liên hệ bác sĩ thú y để điều trị một cách tích cực và thường xuyên. Trong một vài trường hợp, chứng mất trí nhớ có thể được kiểm soát phần nào bằng thuốc và chất bổ sung. Chủ nhân của các chú chó già bị bệnh tiết niệu thường sử dụng bỉm chó, lót giường cho chó và các khu vực khác bằng miếng lót thấm nước.

4. Hành vi bản năng của loài chó

Khi bác sĩ thú y đã loại trừ tất cả các vấn đề về sức khỏe và tuổi tác, bạn [và chó cưng của bạn] khả năng cao là đang đối mặt với vấn đề về hành vi. Ví dụ, một số loài chó [đặc biệt là con đực] vẫn thể hiện hành vi đánh dấu ngay cả sau khi bị thiến hoặc triệt sản.

Một khả năng khác là thú cưng của bạn đang biểu hiện tâm lý bởi những tác nhân xung quanh. Hãy kiểm tra một vòng môi trường sống nhà bạn để xác định điều gì có thể đã kích hoạt thể loại hành vi này ở chú chó. Gần đây nhà bạn có nuôi một con vật nào khác hay không? Gia đình bạn vừa có thêm một thành viên mới, nhóc em nhà bạn vừa cắt dây rốn chào đời? Có ai đó trong gia đình đã rời đi hoặc vừa qua đời? Loài chó thường rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường sống của chúng. Hãy để tâm đến điều đó.

Cũng có thể một tác nhân ngoài trời nào đó khiến chú chó nhà bạn lo lắng dẫn đến hành vi vệ sinh không phù hợp. Một con chó hung dữ đang lại gần, tiếng ồn từ công trình thi công xung quanh, hoặc một vật cản nào đó đang làm phiền cuộc chơi của chú.

Nếu bạn đã thử mọi cách mà vẫn không thể giải quyết vấn đề đi vệ sinh của chú chó nhà mình, bạn nên  liên hệ với huấn luyện viên cho chó hoặc chuyên gia hành vi để tiến hành tư vấn hoặc huấn luyện thường xuyên khi cần thiết. Chúc bạn nhanh chóng dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ thành công.

Video liên quan

Chủ Đề