Vì sao có bot cai lậy

Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 (QL) đoạn thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560-Km2014, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư là gần 1.400 tỷ đồng, hoàn thành từ tháng 7/2017.

Sau 5 năm phải tạm dừng thu phí do bị người dân địa phương phản đối về vị trí đặt trạm, mới đây Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư hoàn tất các công việc chuẩn bị thu phí lại dự án bắt đầu cuối tháng 8 tới.

Vì sao có bot cai lậy

Vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy bất hợp lý khiến dự án phải dừng thu phí từ cuối năm 2017 đến nay (Ảnh: Hải Hành).

Theo Tổng cục Đường bộ, từ tháng 2/2022, cơ quan này đã nhiều lần chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các công việc liên quan đảm bảo tiến độ dự án. Nhà đầu tư cũng đã 2 lần cam kết hoàn thành xây dựng trạm thu phí trên tuyến tránh và sửa chữa hư hỏng mặt đường. Tuy nhiên, tiến độ các công việc để có thể thu phí lại không đảm bảo quy định tại phụ lục hợp đồng (hoàn thành trong quý IV/2021); lý do chậm trễ là do khó khăn về tài chính, ảnh hưởng của thời tiết.

Ngày 27/6, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục họp về việc chuẩn bị thu phí lại dự án BOT Cai Lậy. Nhà đầu tư khẳng định đến nay đã cơ bản đã hoàn thành các công việc về xây dựng trạm thu phí, lắp đặt và kết nối thu phí tại trạm.

Tổng cục Đường bộ cho hay, sau khi nhà đầu tư hoàn thành sửa chữa hư hỏng trên tuyến tránh, tổ chức lại giao thông cho các xe khách từ 29 chỗ trở lên và xe tải 3 trục phải lưu thông vào tuyến tránh khi đi qua thị xã Cai Lậy. Việc không thực hiện đúng tiến độ theo phụ lục hợp đồng đã ký và các cam kết thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư.

Cơ quan quản lý đường bộ cũng nêu rõ, nhà đầu tư đã cam kết thực hiện nghiêm túc trách nhiệm hoàn thành xây dựng, cải tạo và kết nối thu phí không dừng các trạm thu phí của dự án, sửa chữa, đảm bảo giao thông trên tuyến trước ngày 15/7. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan có thẩm quyền về việc chậm hoàn thành các cam kết này.

Ngày 1/8/2017, trạm BOT Cai Lậy được vận hành thu phí. Tuy nhiên, nhiều tài xế sử dụng tiền lẻ mua vé, tụ tập đông người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự khiến chủ đầu tư phải liên tục xả trạm. Ngày 14/8/2017, nhà đầu tư đã tạm dừng thu phí.

Để xử lý các vấn đề tại trạm BOT Cai Lậy, Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất phương án xử lý miễn giảm phí.

Ngày 30/11/2017, trạm BOT Cai Lậy hoạt động trở lại, tuy nhiên tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp do sự phản ứng của nhiều tài xế. Do đó, dự án BOT Cai Lậy đã phải tạm dừng thu phí từ ngày 4/12/ 2017 cho đến nay.

Tài xế đồng loạt đòi thối 100 đồng, BOT Cai Lậy xả trạm giữa đêm - Video: HỮU THUẬN

Từ khi chính thức thu phí trở lại lúc 9h sáng ngày 30-11 đến lúc này, BOT Cai Lậy đã buộc phải xả trạm đến lần thứ 3.

Chống tiền lẻ thất bại...

12h45 ngày 30-11 trạm phải xả trạm lần thứ nhất. 13h35 cùng ngày trạm thu phí trở lại. Song đến 16h50 ngày 30-11 trạm Cai Lậy phải xả trạm lần hai sau sự cố ùn ứ do các tài xế gây nên.

Hơn 90 phút sau, lúc 18h30, BOT Cai Lậy thu phí trở lại. Đến 19h30, hướng từ TP.HCM về Cần Thơ xe chạy bình thường còn chiều ngược lại vẫn còn ùn ứ.

Tuy nhiên đến 1h30 ngày 1-12, hướng lưu thông từ TP.HCM đi Cần Thơ tê liệt hoàn toàn tại trạm này khi một nhóm tài xế trả tiền lẻ 25.100 đồng và yêu cầu phải thối đủ. Đến 2h30, trạm đành phải xả trạm lần thứ ba.

Như vậy, phương án "chống tiền lẻ" mà "nhà trạm" chuẩn bị trước - có làn chờ dành riêng cho tài xế trả tiền lẻ - đã hoàn toàn thất bại. 

Chỉ một số tài xế chấp hành cho xe vào bãi dành cho xe trả tiền lẻ, phần lớn tài xế có cách khác.

Vì sao có bot cai lậy

BOT đã chuẩn bị sẵn cả điểm thu tiền lẻ nhưng phương án chống tiền lẻ vẫn thất bại

Xung quanh trạm là hình ảnh căng thẳng với các lực lượng bảo vệ trạm, cảnh sát giao thông, công an xã, công an huyện Cai Lậy... túc trực dày đặc. Đã có hai tài xế được công an "mời về làm việc" vì có biểu hiện kích động, sau đó đã được cho về để "làm việc tiếp sau".

Trước khi trạm sắp đi vào hoạt động trở lại, ông Lưu Văn Hào - phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang - khẳng định vị trí đặt trạm và mức phí tại trạm thu phí Cai Lậy đã được sự đồng ý của cơ quan chức năng và sẽ không có sự điều chỉnh nào nữa.

Tuy nhiên, hàng ngàn tài xế có mặt tại trạm thu phí BOT Cai Lậy ngày 30-11 tiếp tục nhắc lại lý do duy nhất họ phản đối trạm thu phí này: vị trí đặt trạm không hợp lý.

Coi thường dư luận?

Nhiều ý kiến trao đổi với báo Tuổi Trẻ đồng tình với quan điểm này. PGS Nguyễn Lê Ninh - ủy viên Ủy ban MTTQ TP.HCM - nói việc Bộ GTVT không di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy và tiếp tục mở thu phí là coi thường dư luận.

"Từ xưa đến nay, tất cả các tuyến quốc lộ đều là của dân, do dân đóng góp tiền xây dựng cho nên không ai được quyền thu phí người dân. Không nên mượn cớ xây sửa đường mà buộc người dân gánh thêm mức phí vô lý", ông Ninh nói.

"Trong vấn đề tại trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ GTVT có trách nhiệm lắng nghe, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân. Lãnh đạo bộ hãy nhìn nhận những điểm chưa hợp lý và khắc phục kịp thời".

Vì sao có bot cai lậy

Chuyên gia kinh tế Chung Thành Tiến có cùng nhận định đặt trạm thu phí Cai Lậy ở vị trí trên quốc lộ 1 để thu phí toàn bộ xe cộ đi trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến đường tránh là bất hợp lý.

"Bộ GTVT cần nhanh chóng di dời trạm về đúng vị trí để yên lòng dân, không để xảy ra tình trạng ùn tắc như sáng 30-11. Nhà đầu tư chỉ xây dựng tuyến đường tránh, trạm thu phí bắt buộc đặt trên đường tránh. Còn quốc lộ 1 là hạ tầng cơ bản, được xây dựng từ ngân sách nhà nước thì không được thu phí của nhân dân. Về phần chi phí cải tạo quốc lộ mà nhà đầu tư đã bỏ ra, Nhà nước phải hoàn trả", ông Tiến nêu quan điểm.

Chuyên gia kinh tế này cũng nhận định việc giảm mức phí và đầu tư 2 bãi đất trống để thu phí những xe trả tiền lẻ chỉ mang tính chất đối phó tạm thời, không giải quyết triệt để được vấn đề. 

"Hàng nghìn tài xế vẫn bức xúc, tình trạng trả phí bằng tiền lẻ, tiền 500.000 đồng... sẽ tiếp tục kéo dài. Tuyến quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch. Việc ùn tắc ở trạm thu phí này có thể dẫn tới những thiệt hại kinh tế - xã hội khủng khiếp. Hiện nay, các tài xế không làm gì trái pháp luật nên lực lượng chức năng hoàn toàn không thể xử phạt", ông Tiến nhấn mạnh.

NHÓM PV TUỔI TRẺ

Vì sao có bot cai lậy

BOT Cai Lậy là một trong những dự án có nguy cơ bị phá vỡ phương án tài chính - Ảnh: N.TRẦN

Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Theo thống kê đến thời điểm năm 2019, đã huy động được khoảng 244.086 tỉ đồng để đầu tư 70 dự án giao thông theo phương thức PPP, bao gồm 63 dự án BOT, 4 dự án BT, 1 dự án BT kết hợp BOT và 2 dự án BOO.

Liên quan đến các dự án BOT giao thông, báo cáo chỉ rõ kết quả rà soát trạm thu phí của toàn bộ 70 dự án BOT cho thấy, có 21 trạm thu phí có bất cập. Để xử lý, bộ và địa phương đã phối hợp các nhà đầu tư áp dụng nhiều giải pháp như di dời trạm thu phí về vị trí phù hợp; bổ sung trạm thu phí, gộp trạm, miễn giảm phí cho người dân khu vực lân cận...

Đến nay đã xử lý được vướng mắc của 16/21 trạm. Còn lại trạm Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) dù đã thống nhất giải pháp xử lý và chuẩn bị đưa vào vận hành thu phí trở lại nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Còn lại 4 trạm, do tính chất đặc thù nên giải pháp xử lý bất cập liên quan đến một số nội dung chưa được pháp luật quy định cụ thể, vượt thẩm quyền xử lý của Bộ Giao thông vận tải.

Về những vướng mắc liên quan đến doanh thu thu phí BOT, những dự án này thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài đến trên 20 năm, trong khi dự báo về nhu cầu vận tải chỉ đảm bảo ở mức độ chính xác nhất định; việc điều chỉnh chính sách, quy hoạch... sẽ tác động rất lớn đến doanh thu và hiệu quả tài chính của các dự án BOT.

Toàn bộ các dự án BOT giao thông chưa được áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro nên thường rất khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản, gây nợ xấu khi dự án BOT bị sụt giảm doanh thu. Dẫn chứng, qua rà soát 70 dự án, đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính.

Để xử lý những vướng mắc này, Bộ Giao thông vận tải cho hay với 4 trạm thu phí BOT còn tồn tại bất cập chưa được thu phí, cần báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí vốn nhà nước để thanh toán chi phí đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, thay thế quyền thu phí, tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với các khoản vay tín dụng tại các dự án này.

Để tháo gỡ về doanh thu, Bộ Giao thông vận tải đề nghị đánh giá điều kiện của từng dự án BOT và đề xuất lộ trình tăng phí phù hợp. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép các tổ chức tín dụng được tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với một số khoản vay tín dụng đầu tư BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu do sụt giảm doanh thu.

Với dự án có phương án tài chính bị phá vỡ, bộ đề nghị cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Với dự án tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phá vỡ phương án tài chính, cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Bao gồm các dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, dự án BOT cải tạo quốc lộ 26, dự án BOT cầu Văn Lang.

Vì sao có bot cai lậy
Không dám dời trạm BOT chặn luôn tuyến tránh vì sợ như... BOT Cai Lậy

N.AN