Vì sao khi tóm tắt một văn bản ta cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản đó

I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự1. Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác thì phải tóm tắt văn bản tự sự.2. Tóm tắt văn bản tự sự:

Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự

II- Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắtVăn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt: + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc. + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt: + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản2. Các bước tóm tắtĐể tóm tắt được văn bản:- Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả- Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại + Các sự việc chính, nhân vật chính quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm- Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

- Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

III - CÁCH TÓM TẮT NHÂN VẬT TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH

a] Xác định nhân vật chính của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có ba nhân vật chính là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

b] Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương

Ta là vua nước Âu Lạc họ tên là Thục Phán. Ta cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Một hôm có cụ già từ phương đông tới nói: Sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp vua xây thành.

Hôm sau ta mừng rỡ cho người ra đón mới biết sứ Thanh Giang là một con rùa vàng.

Thành xây nửa tháng thì xong, vững chãi và kiên cố. Trước khi về biển, rùa vàng còn tháo vuốt đưa cho ta làm lẫy nỏ thần chống giặc. Có thành cao, hào sâu lại có nỏ thần, ta rất nhiều lần đã đánh cho quân của Triệu Đà đại bại.

Đà không dám đối chiến, bèn xin hoà và cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Ta đồng ý gả con gái Mị Châu, lại cho cả Trọng Thuỷ ở lại Loa Thành làm rể. Có được cơ hội tốt, Trọng Thuỷ bên dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo ngay lẫy nỏ.

Quân Triệu Đà phá được nỏ thần bèn ồ ạt tất công. Ta trong khi ấy cậy có nỏ Liên Châu vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. Loa Thành bị vỡ, ta bèn mang theo con gái chạy xuống phía Nam. Thế nhưng cùng lúc ấy Trọng Thuỷ lại theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu rắc ở đường đuổi theo. Cùng đường, lại nghe sứ Thanh Giang nhắc nhở "Giặc ở ngay sau nhà vua đó", ta bèn tuốt kiếm chém Mị Châu rồi cầm rừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển.

c. Tóm tắt truyện theo nhân vật Mị Châu:

Ta là con gái của Vua nước Âu Lạc, An Dương Vương Thục Phán tên Mị Châu. Nhân việc Triệu Đà thua trận xin cầu hoà và muốn được cho con trai sang ở rể, ta được vua cha thuận ý gả cho Trọng Thuỷ.

Ta rất mực yêu chồng lại ngây thơ khờ dại nên đã vô ý đem bí quyết nỏ thần ra nói với người chồng gián điệp. Có được nỏ thần, Trọng Thuỷ muốn xin về, ta lại nói: Sau này, nếu có gặp cảnh biệt li thì cứ theo dấu chiếc áo lông ngỗng của thiếp mà tìm.

Trọng Thuỷ về nhà, rồi cùng cha đem đội quân sang đánh. Loa Thành đại bại, ta theo cha chạy xuống phương Nam nhưng vừa đi ta lại vừa rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thuỷ. Chạy ra bờ biển vua cha nổi giận tuốt gươm ra chém. Trước khi chết, ta còn khấn: Nếu có lòng phải nghịch thì khi chết đi nguyện biến thành cát bụi, bằng không thì xin được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Ta chết, máu ta chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Xác ta được Trọng Thuỷ đem về mai táng ở Loa Thành, Trọng Thuỷ thương nhớ ta, sau đó cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem về giếng ấy mà rửa thì ngọc càng thêm sáng.

d] Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

a.

- Bản tóm tắt 1 [truyện thơ Tiễn dặn người yêu] là tóm tắt toàn bộ câu chuyện để người đọc nắm bắt và nhớ được cốt truyện

- Bản tóm tắt 2 [Chuyện Người con gái Nam Xương] được bắt đầu từ “Chàng Trương đi đánh giặc… đến không kịp nữa” nhằm dùng làm dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến.

b.

- Do tùy thuộc vào mục đích mà tóm tắt lại toàn bộ hay chỉ tóm tắt một đoạn. Bản tóm tắt [1] tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện, còn bản tóm tắt [2] chỉ tóm tắt lại một đoạn truyện.

Câu 2 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Ta là Trọng Thủy, con trai của Triều Đà. Sau khi cha ta đem quên đem đánh Âu Lạc nhưng thất bại, ông trở về và yêu cầu ta cưới Mị Châu – con gái của An Dương Vương với mục đích tìm hiểu và lấy cắp bảo vật của nước đó.

Sau khi cưới nhau, ta và Mị Châu chung sống hòa thuận, An Dương Vương cũng không nghi ngờ về việc ta có mưu đồ. Một ngày, ta nịnh được Mị Châu cho xem nỏ thần rồi nhân lúc nàng sơ ý, ta đã lấy nỏ rồi quay về phương Bắc.

Có nỏ thần trong tay, cha ta lập tức huy động lực lượng đem quân đi đánh Âu Lạc lần nữa. Quân thần Âu Lạc lúc này vẫn chưa có đề phòng gì, vua An Dương vẫn cậy có nỏ thần nên mặc nhiên ngồi đánh cờ.

Đến khi quân ta tràn vào thì An Dương Vương trở tay không kịp nên đàng bỏ trốn. Nhớ lời Mị Châu dặn sẽ mang theo chiếc áo lông ngỗng và rải trên đường đi, ta cho quần đuổi theo hai cha con họ. Đến sát bờ biển, một con Rùa Vàng nổi lên và nói Mị Châu là giặc, phản bội đất nước nên An Dương Vương đã chém đầu nàng rồi theo Rùa Vàng xuống biển.

Ta mang xác Mị Châu về và vô cùng đau xót, hối hận về việc làm của mình. Nhớ lời nàng nói trước khi chết rằng nếu nàng trong sạch thì xác sẽ hóa thành ngọc thạch, nếu không nàng phải hóa cát bụi. Và, ngay khi về đến nơi, xác Mị Châu liền hóa ngọc thạch, máu của nàng khi chết, loài trai ăn phải thì biến thành ngọc trai. Nhận ra sai lầm của mình, ta đau khổ tự sát bên giếng xưa.

Câu 3 [trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Tóm tắc truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm.

Ta là Tấm, ta mồ côi mẹ từ nhỏ. Từ khi cha lấy vợ mới, ta phải sống chung với hai mẹ con dì. Khi cha mất, hai mẹ con họ ngày càng trở nên độc ác, luôn bắt ta chịu thiệt muôn phần. Đi bắt tôm tép, Cám đã lừa lấy hết giỏ cá của tôi rồi mang về để được dì thưởng cho quần áo mới. Tôi đã khóc rất nhiều, và lần nào cũng được Bụt giúp đỡ. Họ giết cá bống, không cho tôi đi hội, giết tôi để thay thế Cám vào vào cung với vua. Tôi biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để được gần và bảo vệ vua khỏi tay mẹ con họ. Năm lần bảy lượt bị mẹ con Cám hãm hại nhưng tôi đều vượt qua. Cuối cùng, sau khi biến thành quả thị rồi về chung sống với một bà lão hàng nước. Sau khi bà biết quả ta biến ra từ quả thị, giúp bà làm việc nhà thì bà nhận ta làm con gái. Một ngày, khi vua ghé hàng nước của hai mẹ con ta, chàng đã nhận ra miếng trầu cánh phượng ta têm. Hai vợ chồng gặp lại nhau và ta được trở lại cung. Lần này, ta đã trừng trị mẹ con Cám vì những tội ác họ đã gây ra. Cuối cùng, ta được sống một cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua.


Soạn bài "Tóm tắt văn bản tự sự" số 2

Tóm tắt văn bản tự sự là gì?

Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?

Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?

Tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn sinh động nội dung chính của tác phẩm, diễn biến của cốt truyện. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành tác phẩm.

I. TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Thế nào gọi là tóm tắt tác phẩm tự sự?

Tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn sinh động nội dung chính của tác phẩm, diễn biến của cốt truyện. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành tác phẩm. Chỉ được lược bớt, chứ không được bịa, được thêm vào sự việc hoặc tình tiết nào.

2. Mục đích của việc tóm tát tác phẩm tự sự

Tại sao phải tóm tắt tác phẩm tự sự?

- Tóm tắt tác phẩm tự sự là để nắm chắc cốt truyện.

- Tóm tắt tác phẩm tự sự để trên cơ sở đó có thể hiểu chủ đề, nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Có tóm tắt được tác phẩm thì ta mới nhớ các chi tiết, tình tiết, diễn biến, nhân vật,... để trên cơ sở ấy mà phân tích nhân vật, phân tích bình luận tác phẩm. Tránh làm bài chung chung.

- Trong cuộc sống, do thời gian, do điều kiện [thiếu văn bản], ta có thể đọc các bản tóm tắt tác phẩm. Ở Ấn Độ, Pháp, Mĩ có hiện tượng nhiều cuốn sách hàng nghìn trang lại có kèm theo văn bản tóm tắt vài chục trang, một hai trăm trang để phục vụ một số đối tượng độc giả nào đó trong xã hội.

Tóm lại, tóm tắt tác phẩm là một kĩ năng quan trọng. Có năng lực phân tích và tổng hợp cao thì mới có thể tóm tắt tác phẩm tốt. Đối với nhà văn, trước khi viết một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết cũng cần có bản tóm tắt tác phẩm, để trên cơ sở đó định hướng và phát triển câu chuyện. Đối với các hướng dẫn viên du lịch, cần biến các bảng tóm tắt thành cẩm nang để giới thiệu du khách tìm hiểu, thâm nhập và khơi nguồn cảm hứng cho họ khi tiếp cận các di tích văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

3. Bài tập vận dụng

Đọc văn bản sau và tóm tắt:

Trí và nhân

Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử.

Đức Khổng Tử hỏi: “Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân?’

Thầy Tử Lộ thưa: “Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình”.

Đức Khổng Tử bảo: “Nhà ngươi nói như vậy cũng khá là người có học vấn"

Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử Cống vào, đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào?

Thầy Tử Cống thưa: “Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người”

Đức Khổng Tử bảo: “Nhà ngươi nói như vậy cũng khá là người có học vấn"

Thầy Tử Cống ra, thầy Nhan Hồi vào, đức Khổng Tử lại đem trí, nhân ra hỏi.

Thầy Nhan Hồi thưa: “Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình”.

Đức Khổng Tử bảo: “Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.

Tóm tắt bài “Trí và nhân”

Thầy Tử Lộ, thầy Tử Cống và thầy Nhan Hồi lần lượt vào yết kiến Đức Khổng Tử. Ngài hỏi: “Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân’

Thầy Tử Lộ thưa: ‘'Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình”.

Đức Khổng Tử bảo: “Nhà ngươi nói như vậy cũng khá là người có học vấn”.

Sau khi nghe thầy Tử Cống thưa “Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người”, thì ngài bảo: “Nhà ngươi nói như vậy cũng khá là người có học vấn”.

Thầy Nhan Hồi thưa: “Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình". Nghe vật, đức Khổng Tử khen:" Nhà ngươi đúng là bậc sĩ quân tử”

                                                                              [Lê Thành Nghĩa, 8A Trường THCS Đình Bảng- Bắc Ninh]

 Bài đọc thêm

Nghiện làm quan

Tương truyền ở phủ Nam Dương thời nhà Minh có một viên thái thú, chết ngay trên công đường, nhưng hồn phách không tan. Cứ mỗi sáng mai, khi trống canh điểm, lại thấy y đội mũ sa đen, khoác áo, đeo đai lên công đường, quay về hướng Nam mà ngồi, có cả nha dịch đứng hầu. Quan ma nghe trình việc xong, nhận lễ lạy. Mặt trời sáng rực rỡ, mới dần dần biến mất.

Đến đời Ưng Thính, Thái thú họ Kiều đến nhậm chức, nghe kể chuyện này rồi cười, nói:

- Lão già này mắc bệnh nghiện làm quan. Thân dẫu đã chết mà vẫn không tự biết. Ta có cách làm cho lão sáng mắt ra.

Từ lúc trời chưa sáng, họ Kiều mặc triều phục, lên ngồi sẵn ở công đường. Đến lúc trống điểm canh cái mũ sa thấp thoáng tiến vào, thấy trên án đã có người, bóng ma lưỡng lự, hú lên một tiếng thám thiết rồi biến mất.

Từ đó quái tuyệt hẳn.

                                                                                                                [Trích Giai thoại văn học Thanh]

Hãy tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”của Nam Cao:

Vợ lão Hạc chết, lão Hạc và cậu con trai sống trên mảnh vườn ba sào. Nhà nghèo, không có tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đi làm phu đồn điền. Ngày ra đi, anh biếu bố 3 đồng bạc để ăn quà; lão khóc. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình trong túp lều nơi xó vườn. Lão làm thuê để nuôi thân. Chỉ có con chó ở bên cạnh, lão gọi là "cậu Vàng", lão quý nó như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự.

Hết hạn một công - ta 3 năm, anh con trai vẫn chưa về. Gần 4 năm vẫn chưa về. Lão âm thầm đợi chờ và chỉ biết tâm sự với cậu Vàng. Tiền bán hoa lợi trong vườn được đồng nào lão dành dụm lại đồng ấy. Vợ lão thắt lưng buộc bụng, tậu mảnh vườn 50 đồng; lão nói với ông giáo "Của mẹ nó tậu thì nó hưởng"...

Một trận ốm kéo dài 2 tháng 18 ngày, lão yếu đi ghê lắm. Làng mất vé sợi, lão Hạc không có việc làm. Rồi lại bão, hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo mỗi ngày một kém. Mỗi ngày lão và cậu Vàng ăn hết ba hào gạo mà vẫn đói deo đói dắt. Lão Hạc phải bán con chó được 5 đồng cho thằng Xiên thằng Mục giết thịt. Sau khi bán chó, lão khóc.

Lão Hạc tâm sự với ông giáo về kiếp người khổ sở của mình; lão nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn cho cậu con trai, gửi ông giáo 30 đồng bạc để phòng khi lão chết "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu dành nhờ hàng xóm”              

Từ đó, lão Hạc ăn khoai, ăn cú ráy, củ chuối, sung luộc,... chế tạo được món gì ăn món ấy.

Lão Hạc xin Binh Tư cái bả chó... Cái chết của lão Hạc thật dữ dội, hai mắt long lên sòng sọc, bọt mép sùi ra,... vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết. Chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu được cái chết đau đớn và bất thình lình của lão Hạc.

Ông giáo nhìn thi thể lão Hạc rồi khẽ hứa giữ gìn mảnh vườn cho lão và sẽ trao lại trọn vẹn cho anh con trai lão khi hắn trở về.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề