Vì sao lại tụt huyết áp

Các cơ chế điều hòa nội mô sẽ trở nên không còn hiệu quả trong việc phục hồi huyết áp nếu có phần hướng tâm, trung tâm hoặc ly tâm của cung phản xạ thần kinh tự động bị tổn thương do bệnh lý hoặc do thuốc, hoặc nếu do suy giảm sức co cơ tim hoặc đáp ứng thành mạch, hoặc nếu do tình trạng suy giảm khối lượng tuần hoàn hoặc rối loạn trong các đáp ứng hormone [xem bảng Nguyên nhân của Hạ huyết áp thế đứng Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

].

Việc xác định nguyên nhân tùy thuộc vào tính chất các triệu chứng là cấp hay mạn tính.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ huyết áp tư thế cấp bao gồm:

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ huyết áp tư thế mạn tính bao gồm:

  • Thay đổi cơ chế tự điều hòa huyết áp theo tuổi

  • Rối loạn chức năng tự động

Hạ huyết áp tư thế sau bữa ăn là một tình trạng thường gặp. Nguyên nhân là do đáp ứng insulin với các bữa ăn giàu carbohydrate, đồng thời có sự tập trung dòng máu tới đường tiêu hóa; tình trạng này tăng lên khi uống rượu.

Hạ huyết áp [tụt huyết áp] thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi bất ngờ bị tụt huyết áp, người bệnh sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người. Vậy đâu là những thủ phạm dẫn đến những cơn tụt huyết áp, và khi bất ngờ bị tụt huyết áp người bệnh nên làm gì?

Các nguyên nhân gây tụt huyết áp

  • Do bẩm sinh: số người huyết áp thấp chiếm 7%, thường gầy yếu nhưng sống hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, song khi huyết áp tăng lên mức bình thường [120/80] thì lại rất khó chịu
  • Do suy tim
  • Do loạn trương lực
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như nitrogliserin, kháng sinh hoặc an thần liều cao
  • Do cơn đau bao tử, viêm tụy, thường đi kèm với đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh
  • Do stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể
  • Người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm hơi, xông hơi

Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp

1.Về tư thế

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy  nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. [Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp]

2. Thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho…

3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Harvard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.

4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

  • Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương [nằm ở cuối mi mắt]. Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
  • Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
  • Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp

  •  Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
  • Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,…

Chào bạn!

Bạn đang điều trị bệnh tăng huyết áp, HA ổn với thuốc, thỉnh thoảng HA lại thấp 95/65 mmhg: Có nhiều yếu tố góp phần làm cho huyết áp không ổn định như: quá liều thuốc huyết áp, một số thuốc huyết áp có thể gây tụt HA tư thế, yếu tố tâm lý cảm xúc vui buồn, sử dụng nhiều chất kích thích, thay đổi môi trường hoặc tư thế một cách đột ngột, ăn kém uống ít nước, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh khác hoặc do biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh…

Xin cho bác sĩ hỏi bạn có đang dùng thuốc gì khác ngoài thuốc HA không ạ? Bạn ăn uống đầy đủ và uống đủ nước không ạ? lưu ý tụt huyết áp tư thế đặc biệt ở người lớn tuổi nên bạn thay đổi tư thế từ từ nhé. Hãy kiểm tra huyết áp ngay nếu có dấu hiệu bất thường để ứng xử cho phù hợp. Bạn nên có máy đo HA tại nhà để tiện theo dõi thường xuyên, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như bia rượu…, rèn luyện thể dục hàng ngày, giữ đời sống tinh thần lành mạnh, tránh căng thẳng.

Bạn đừng quá lo lắng vì điều này khiến bạn căng thẳng làm HA ko ổn định. HA tuy là một chỉ số đơn giản và dễ thấy nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt hệ tim mạch. Bạn đừng quên duy trì các biện pháp lành mạnh nhé!

Bạn nên đến bệnh viện để đo holter huyết áp 24 giờ, phương pháp để theo dõi chi tiết sự thay đổi huyết áp trong 24 giờ. Tùy theo mức độ ổn định của huyết áp, các chỉ số, sự thay đổi khi tăng hay hạ huyết áp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cần khám chuyên khoa tim mạch để tầm soát các nguyên nhân gây tăng hoặc giảm huyết áp; đánh giá các biến chứng gây ra do tăng huyết áp như: chức năng thận, chức năng co bóp cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh lý võng mạc mắt, bệnh mạch máu não… Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Chào bạn,

Hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60mmHg. Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Khi hạ huyết áp, bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu như chóng mặt hay nhức đầu, thiếu tập trung, mờ mắt, mệt mỏi, trầm cảm. Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp kèm với các dấu hiệu da lạnh, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, khát nước, lơ mơ là báo huyết giảm nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, đấy là lúc bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhần để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp cũng rất đa dạng và phong phú: không đủ dịch trong động mạch của bạn, tim không bơm máu đủ mạnh [suy tim], các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động [suy giáp], bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp [hạ đường huyết], một số loại thuốc kê toa trị cao huyết áp, trầm cảm, Parkinson,…

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra các triệu chứng do hạ huyết áp gây nên. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm: xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không, xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn, các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim [điện tâm đồ, siêu âm tim], xét nghiệm chức năng tuyên giáp.

Để điều trị vấn đề hạ huyết áp mạn tính, bạn có thể điều trị bằng cách:

+ Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi;

+ Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước;

+ Mang bao vớ chân;

+ Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy [hạ huyết áp tư thế].

+ Chế độ sinh hoạt phù hợp: đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng: đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt. Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Nằm ngủ kê gối: nâng đầu cao hơn tim một chút; Tránh uống nhiều rượu.

Vấn đề không kém quan trọng là xác định nguyên nhân gây hạ huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm biểu hiện ra với triệu chứng hạ huyết áp. Muốn thực hiện điều đó, bạn nên đến các cơ sở y tế có kinh nghiệm để được thăm khám và đánh giá một cách toàn diện chuyên sâu.

Hiện nay, Bệnh viện Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện hy vọng sẽ là một điểm đến có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề