Vì sao người khác nhảy xuống nhanh hơn mình

Hiểu rõ về 5 yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống viên mãn sẽ giúp bạn thêm thấu hiểu bản thân, tìm được trạng thái hài lòng và từ đó, tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe đến cụm từ “work - life balance” [tạm dịch là “cân bằng công việc và cuộc sống”]. Đây có thể nói là thử thách lớn nhất đối với con người thời nay. Bởi lẽ, đa số nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng chia cuộc sống của mình thành 2 mảng: “trong gia đình” và “ngoài xã hội”. Sự phân chia này rạch ròi đến nỗi nhiều người buộc phải chọn phát triển một thứ và hy sinh cái còn lại. Và nếu như đã có “hy sinh” thì cảm giác không thỏa mãn, hạnh phúc không trọn vẹn là điều tất nhiên.

Theo Dan Thurmon - diễn giả người Mỹ nổi tiếng với các bài diễn thuyết và sách chuyên đề về triết lý cuộc sống, cuộc sống không chỉ vỏn vẹn có “trong nhà” và “ngoài phố”. Hãy thử mở rộng góc nhìn của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống này được cấu thành từ 5 yếu tố quan trọng: Công việc, các mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và sở thích. Chỉ khi cả năm yếu tố này được dung hòa, bạn mới có thể thẳng tiến đến một cuộc sống viên mãn đích thực.

Nào, cùng Prudential từng bước tìm hiểu 5 yếu tố đó nhé.

Điều gì khiến loài người khác biệt với những giống loài khác? Không như động vật, con người chẳng những sở hữu trí tuệ thiên phú mà trên hết, chúng ta còn không ngừng phát triển, không ngừng tạo ra những công việc mới, từ đó, kiến tạo nên cuộc sống ngày càng chất lượng hơn, phát triển hơn. Mỗi người ở từng độ tuổi đều có công việc của mình: thời thơ ấu cắp sách đến trường, khi trưởng thành đi làm nơi công sở, đến tuổi cao niên truyền lại kinh nghiệm của mình cho con cháu… Có thể nói, công việc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Vậy thì vì sao chúng ta lại phải làm việc? Nếu từ những ngày xa xưa, con người lao động là để trang trải cho cuộc sống, chu cấp cho các nhu cầu thiết yếu của mình như lương thực, quần áo, nhà cửa… thì ngày nay, công việc của ta còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Mỗi người sẽ có động lực làm việc riêng - người này muốn đóng góp cho xã hội, người kia lại muốn thông qua đó để thể hiện chính mình. Điều đó thường được biết tới như là “mục tiêu nghề nghiệp” hay “ước mơ”. Chẳng hạn như bạn có năng khiếu trong việc viết lách, bạn sẽ chọn trở thành phóng viên, tác giả hay người sáng tạo nội dung [copywriter] trong một công ty truyền thông. Đến khi thực hiện được rồi, bạn sẽ lại khao khát được viết nên một tác phẩm truyền cảm hứng đến cộng đồng, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại, công việc không chỉ mang đến sự ổn định tài chính, nó còn là phương tiện giúp ta hiện thực giấc mơ, tìm thấy giá trị của bản thân trong xã hội.

Điều tuyệt vời, phức tạp nhưng cũng tinh tế nhất ở con người chính là ở những mối liên kết tình cảm, còn gọi là “mối quan hệ”. Chúng ta là giống loài không chỉ có bản năng, trí óc mà còn phát triển vượt bậc về xúc cảm. Mỗi một sự tương tác, tiếp xúc tình cảm trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trải nghiệm đều sẽ tác động tới nội tâm của chúng ta. Từ những liên kết gần gũi như gia đình, bạn bè, người yêu đến các mối quan hệ xa hơn như đồng nghiệp, hàng xóm,… chúng đều đang đóng một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người.

Gọi là phức tạp bởi vì không mối quan hệ nào giống với mối quan hệ nào, chúng đều có thứ tự ưu tiên, nặng - nhẹ khác nhau. Sự khác nhau trong mức độ tương tác, sự tương đồng về tính cách hay liên kết máu mủ sẽ quyết định mức độ quan trọng của mối quan hệ đó trong ta, từ đó, ảnh hưởng đến hành động. Trong lớp, bạn có thể có rất nhiều bạn bè nhưng chỉ một vài người mà bạn thường xuyên nói chuyện, ăn ý về sở thích mới trở thành bạn thân và được ưu tiên hơn những người còn lại. Rồi giữa việc đi chơi cùng bạn thân hay về nhà ăn mừng sinh nhật mẹ, bạn lại lựa chọn gia đình.

Dù cho nằm ở mức độ quan trọng nào, các mối quan hệ đều cần được chăm sóc bởi chúng đóng vai trò trong việc nuôi dưỡng thể chất và tinh thần, hỗ trợ ta trong công việc lẫn cuộc sống.

“Sức khỏe” ở đây mang cả ý nghĩa về thể chất lẫn tinh thần, và chúng có mối gắn kết chặt chẽ hơn là bạn nghĩ đấy. Nếu như sức khỏe thể chất suy giảm, tinh thần của bạn cũng sẽ đi xuống và ngược lại. Thử nhớ lại xem, phải chăng vào những lúc cơ thể uể oải, mệt mỏi thì bạn không thể nào tập trung giải quyết công việc và cảm xúc luôn tiêu cực hay không? Rồi mỗi khi gặp vấn đề trong tình cảm, nhiều người thường giải khuây bằng thức uống có cồn hay đánh mất cảm hứng ăn uống, từ đó, khiến sức khỏe bản thân bị giảm sút.

Sở hữu một thể chất khỏe mạnh cùng một tinh thần sảng khoái sẽ giúp con người luôn tự tin và lạc quan cũng như thực hiện được nhiều hoài bão trong cuộc sống. Như Dan Thurmon, dù cho lịch trình diễn thuyết có bận rộn thế nào, ông vẫn luôn dành thời gian luyện tập thể dục dụng cụ hay rèn luyện thể lực với các động tác bật nhảy phức tạp. Bởi lẽ, ông hiểu hơn ai hết là điều đó sẽ giữ cho ông có một thể trạng dẻo dai, tinh thần minh mẫn cùng nguồn năng lượng tích cực có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ để chủ động dự phòng tài chính khi gặp rủi ro sức khỏe, có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời để vượt qua bệnh tật một cách dễ dàng. Đây cũng là cách để chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

>> Tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì và các quyền lợi

>> Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ trong cuộc sống

Nghe có vẻ to tát nhưng thật ra, “tâm linh” đơn thuần là cảm giác kết nối giữa ta với một giá trị tinh thần to lớn nào đó, thường liên quan tới quá trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Trong một số trường hợp, tâm linh còn là việc hướng về giá trị nhân bản của con người, sống hướng thiện, suy nghĩ tích cực để có một cuộc sống thanh thản và tự tại. Có người tìm thấy tâm linh ở tôn giáo trong chuyện đi chùa khấn Phật, hành hương hay tu tập, cũng có người tìm thấy nó ở thiên nhiên qua thiền định, sống xanh và ăn thực dưỡng, hoặc dành thời gian cho nghệ thuật như vẽ tranh, luyện thư pháp, điêu khắc…

Guồng quay của cuộc sống hiện đại rất dễ cuốn con người ra khỏi đời sống tâm linh, khiến chúng ta đánh mất phương hướng và quên đi những giá trị nhân bản. Tùy theo sở thích cùng quỹ thời gian, hãy đưa việc thực hành tâm linh vào trong cuộc sống của bạn. Prudential tin rằng bạn sẽ sớm tìm thấy nguồn năng lượng tích cực như cảm giác bình yên, hài lòng với thực tại, biết ơn và chấp nhận những điều mình đang có.

Mỗi người trong chúng ta sẽ có thiên hướng đặc biệt yêu thích hay có năng khiếu ở một phạm trù nào đó. “Sở thích” chính là thứ khiến ta khác biệt và mang đến sự đa dạng muôn màu cho cuộc sống này. Sở thích có thể chỉ đơn giản là những việc ta làm để giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim hay đi mua sắm, nhưng cũng có khi là việc mang tới nguồn cảm hứng lớn lao, ảnh hưởng đến cuộc đời ta như đam mê hội họa, khoa học, viết lách...

Sở thích của mỗi người là khác nhau, song có một điều chắc chắn là chỉ khi làm những điều mình thực sự thích và quan tâm, bạn mới có thể toàn tâm toàn ý vận dụng hết tiềm năng vốn có để làm ra thành quả vượt trội nhất.  

Bây giờ thì bạn đã nắm rõ 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống của mỗi con người rồi đấy. Vậy đâu là bí quyết để dung hòa chúng để đạt được cuộc sống vẹn tròn, viên mãn? Hãy để Prudential và diễn giả Dan Thurmon hướng dẫn bạn cách ứng dụng 5 yếu tố trên vào đời sống qua bài viết “Thành công nhờ không cân bằng có chủ ý”.

Có sự đồng thuận rằng bệnh nhân nhập viện sau khi tự sát có nguy cơ tử vong cao nhất trong vài ngày đầu hoặc vài tuần sau khi xuất viện và nguy cơ vẫn còn cao trong vòng 6 đến 12 tháng đầu sau khi xuất viện. Sau đó, nguy cơ tự sát sẽ dao động nhưng luôn luôn cao hơn những người chưa bao giờ tự sát.

Lý do tăng nguy cơ tự sát bao gồm:

  • Cảm xúc của bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian để cải thiện.

  • Bệnh nhân có thể không cảm thấy lạc quan khi dùng thuốc theo toa.

  • Bệnh nhân có thể không cảm thấy đủ khỏe để đi đến các cuộc hẹn tiếp theo theo lịch trình.

  • Một khi ở nhà, bệnh nhân cảm thấy rằng các vấn đề nguy cơ không được giải quyết.

Do đó, trước khi xuất viện, bệnh nhân và người trong gia đình hoặc bạn thân cần được tư vấn về nguy cơ tử vong do tự sát ngay lập tức, và nên hẹn ngày khám lại trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện trước khi bệnh nhân rời bệnh viện. Ngoài ra, bệnh nhân và những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cần được cho biết tên, liều lượng, và tần suất sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Nếu có thể, trong những tuần đầu sau khi xuất viện, cần phải làm những điều sau:

  • Không nên để bệnh nhân một mình.

  • Phải theo dõi sự tuân thủ của bệnh nhân với chế độ dùng thuốc theo toa.

  • Hàng ngày bệnh nhân nên được hỏi về trạng thái chung của tâm thần, cảm xúc, giấc ngủ, và năng lượng [ví dụ như thức dậy, mặc quần áo và tương tác với những người xung quanh]

Thành viên gia đình hoặc bạn bè của bệnh nhân nên đưa bệnh nhân đến các cuộc hẹn tiếp theo và nên thông báo cho bác sĩ chăm sóc sức khoẻ về sự tiến triển hoặc không tiến triển của bệnh nhân. Những can thiệp này cần được tiếp tục ≥ 2 tháng sau khi xuất viện.

Mặc dù một số toan tự sát hoặc tự sát hoàn thành là một bất ngờ và gây sốc, thậm chí đối với người thân và cộng sự, các dấu hiệu cảnh báo có thể rõ ràng đối với các thành viên gia đình, bạn bè, hoặc các bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Cảnh báo thường rất rõ ràng, như khi bệnh nhân thực sự thảo luận về các kế hoạch hoặc đột nhiên viết hoặc thay đổi di chúc. Tuy nhiên, các cảnh báo có thể tinh tế hơn, như khi bệnh nhân đưa ra ý kiến về việc không có gì đáng sống hoặc chết sẽ tốt hơn.

Trung bình, bác sĩ chăm sóc chính gặp phải 6 người có khả năng tự sát trong thực hành mỗi năm. Khoảng 77% số người chết do tự sát đã được bác sĩ phát hiện trong vòng 1 năm trước khi tự sát, và khoảng 32% đã được chăm sóc bởi một bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong năm trước đó.

Vì những rối loạn về thể chất nghiêm trọng và đau đớn, lạm dụng chất và rối loạn tâm thần [đặc biệt là trầm cảm] thường là yếu tố nguy cơ của tự sát, nhận ra những yếu tố nguy cơ này và bắt đầu điều trị thích hợp là những đóng góp quan trọng mà bác sĩ có thể thực hiện để ngăn ngừa tự sát.

Mỗi bệnh nhân trầm cảm phải được đặt câu hỏi về những suy nghĩ tự sát. Sự sợ hãi rằng sự hỏi như thế có thể làm phát sinh ý tưởng về sự tự hủy hoại bản thân ở bệnh nhân là vô căn cứ. Việc hỏi như vậy giúp bác sĩ có được một hình ảnh rõ hơn về mức độ nặng của trầm cảm, khuyến khích thảo luận mang tính xây dựng, và chuyển tải nhận thức của bác sĩ về sự thất vọng sâu sắc và tuyệt vọng của bệnh nhân.

Thậm chí những bệnh nhân đe dọa tự sát sắp xảy ra [ví dụ những người gọi và tuyên bố rằng họ sẽ uống một liều có thể gây chết của một loại thuốc hoặc đe dọa nhảy từ độ cao xuống] có thể vẫn còn mong muốn được sống. Bác sĩ hoặc người khác mà họ kêu gọi giúp đỡ phải hỗ trợ mong muốn sống này.

Hỗ trợ cấp cứu tâm thần cho người tự sát bao gồm những điều sau đây:

  • Thiết lập mối quan hệ và giao tiếp cởi mở với họ

  • Hỏi về chăm sóc tâm thần hiện tại và trong quá khứ và các loại thuốc hiện đang được dùng

  • Giúp giải quyết vấn đề gây ra sự khủng hoảng

  • Cung cấp hỗ trợ có tính xây dựng đối với các vấn đề

  • Bắt đầu điều trị rối loạn tâm thần cơ bản

  • Chuyển họ đến một nơi thích hợp để chăm sóc theo dõi càng sớm càng tốt

  • Cho xuất viện những bệnh nhân có nguy cơ thấp cùng với một người thân hoặc một người bạn tận tâm và hiểu biết

Những người bị trầm cảm có nguy cơ cao tự sát và cần được theo dõi cẩn thận về hành vi và ý tưởng tự sát. Nguy cơ tự sát có thể sớm tăng lên trong khi điều trị trầm cảm, trong khi sự chậm chạp về tâm thần và sự thiếu quyết đoán đã được cải thiện nhưng cảm xúc chán nản chỉ được nâng lên một phần. Khi thuốc chống trầm cảm được bắt đầu sử dụng hoặc khi liều tăng lên, một vài bệnh nhân sẽ bị kích động, lo âu, và tăng trầm cảm, có thể làm tăng tình trạng tự sát.

Những cảnh báo sức khoẻ cộng đồng gần đây về mối liên quan giữa sử dụng thuốc chống trầm cảm [đặc biệt là paroxetin] và những ý nghĩ, cố gắng tự sát ở trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành trẻ tuổi đã làm giảm đáng kể [> 30%] việc kê đơn thuốc chống trầm cảm cho những người này. Tuy nhiên, tỷ lệ tự sát của thanh niên tăng 14% trong cùng một giai đoạn. Do đó, bằng cách không khuyến khích điều trị trầm cảm bằng thuốc, những cảnh báo này có thể đã tạm thời dẫn đến tử vong do tự sát nhiều hơn, mà không phải là ít hơn. Những phát hiện này đều cho thấy phương pháp tốt nhất là khuyến khích điều trị, nhưng với sự cẩn thận thích hợp như

  • Kê đơn thuốc chống trầm cảm với liều lượng không gây độc

  • Các chuyến thăm thường xuyên hơn trong thời gian điều trị

  • Đưa ra một cảnh báo rõ ràng cho bệnh nhân và cho các thành viên trong gia đình và những người quan trọng khác rằng các triệu chứng có thể xấu đi hoặc có thể có ý tưởng tự sát

  • Hướng dẫn bệnh nhân, thành viên trong gia đình, và những người quan trọng khác gọi ngay bác sĩ kê đơn hoặc tìm kiếm sự chăm sóc gần đó nếu triệu chứng tồi tệ hơn hoặc có ý tưởng tự sát xuất hiện

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lithium, khi được dùng cùng với thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần kinh không điển hình, làm giảm số ca tử vong do tự sát ở bệnh nhân trầm cảm điển hình hoặc rối loạn lưỡng cực. Lithium, ngay cả ở liều lượng thấp, có hiệu quả cao như thuốc chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm tái diễn. Ngoài ra, clozapin làm giảm nguy cơ tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Liệu pháp sốc điện vẫn còn được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng và trầm cảm tự sát.

Video liên quan

Chủ Đề