Virus có thể lây nhiễm vào file độc không

Virus hoạt động bằng cách chèn hoặc gắn chính nó vào một chương trình hoặc tài liệu hợp pháp hỗ trợ macro để thực thi mã của nó. Trong quá trình này, virus có khả năng gây ra các tác động không mong muốn hoặc gây tổn hại, chẳng hạn như làm hỏng phần mềm hệ thống bằng cách làm hỏng hoặc phá hủy dữ liệu. Tương tự như virus bệnh ở người không thể sinh sản mà không có tế bào chủ, virus máy tính không thể sinh sản và lây lan mà không có người tạo ra hoặc dữ liệu để lây lan.Bạn đang xem: Virus có thể lây nhiễm vào file nào

Bạn đang xem: Virus có thể lây nhiễm vào file nào

Bạn đang xem: Virus có thể lây nhiễm vào file nào

Xem thêm: Xem Bóng Đá Trực Tiếp Bóng Đá Tv Trực Tiếp Bóng Đá, Trực Tiếp Bóng Đá Tv

Việc loại bỏ virus máy tính rất phức tạp và có nhiều vấn đề liên quan. Bạn cần phải có lượng kiến thức nhất định để hoàn thành quá trình loại bỏ bằng phương pháp thủ công. Quá trình này thường bắt đầu bằng cách thực hiện tìm kiếm trên web, bạn sẽ tìm được yêu cầu thực hiện một danh sách dài các bước và bạn phải hoàn thành nó.

Nếu bạn thích cách tiếp cận đơn giản hơn, bạn thường có thể loại bỏ virus máy tính bằng cách sử dụng chương trình phần mềm chống virus.

Virus máy tính là một trong những phần mềm có khả năng tự sao chép và lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác. Virus có rất nhiều cách lây lan và nó sẽ phá hoại các chương trình cũng như bị lợi dụng cho rất nhiều mục đích xấu.Bạn đang xem: Virus có thể lây nhiễm vào file nào

Đối với những bạn thường xuyên sử dụng máy tính thì chúng ta cần biết các con đường lây lan của virus máy tính. Để có thêm nhiều kiến thức công nghệ để giúp cho chúng ta có thể chủ động phòng tránh lây lan bảo vệ dữ liệu tốt nhất.

Bạn đang xem: Virus có thể lây nhiễm vào file nào

Phần mềm độc hại là thuật ngữ dùng để chỉ phần mềm gây hại được thiết kế để thực hiện hoạt động phá hoại hoặc các tác vụ không mong muốn đối với hệ thống máy tính. Ví dụ về phần mềm độc hại bao gồm:

  • Vi-rút

  • Sâu

  • Trojan horse

  • Phần mềm gián điệp

  • Phần mềm bảo mật lậu

Vi-rút máy tính là một chương trình phần mềm nhỏ phát tán giữa các máy tính và can thiệp vào hoạt động của máy tính. Vi-rút máy tính có thể phá hỏng hoặc xóa dữ liệu trên máy tính, sử dụng một chương trình email để phát tán vi-rút đó tới các máy tính khác hoặc thậm chí là xóa mọi thứ trên đĩa cứng.

Vi-rút máy tính thường phát tán do tệp đính kèm trong email hoặc qua tin nhắn tức thời. Do vậy, bạn đừng bao giờ mở tệp đính kèm email trừ khi bạn biết ai gửi thư đó hoặc bạn đang đợi thư email đó. Vi-rút có thể ngụy trang ở dạng tệp đính kèm chứa ảnh cười, thiệp chúc mừng hoặc tệp âm thanh và video. Vi-rút máy tính cũng phát tán thông qua các bản tải xuống trên Internet. Chúng có thể được ẩn trong phần mềm lậu hoặc trong các tệp hoặc chương trình khác mà bạn có thể tải xuống.

I/ Virus lây nhiễm theo cách cổ điển:
  Cách cổ điển nhất của sự lây nhiễm, bành trướng của các loai virus máy tính là thông qua các thiết bị lưu trữ di động:                   Trước đây đĩa mềm và đĩa CD chứa chương trình thường là phương tiện bị lợi dụng nhiều nhất để phát tán. Ngày nay khi đĩa mềm rất ít được sử dụng thì phương thức lây nhiễm này chuyển qua các ổ USB, các đĩa cứng di động hoặc các thiết bị giải trí kỹ thuật số.


            Virus lây nhiễm qua thư điện tử:

    Khi mà thư điện tử (e-mail) được sử dụng rộng rãi trên thế giới thì virus chuyển hướng sang lây nhiễm thông qua thư điện tử thay cho các cách lây nhiễm truyền thống.
    Khi đã lây nhiễm vào máy nạn nhân, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa chỉ thư điện tử sẵn có trong máy và nó tự động gửi đi hàng loạt (mass mail) cho những địa chỉ tìm thấy. Nếu các chủ nhân của các máy nhận được thư bị nhiễm virus mà không bị phát hiện, tiếp tục để lây nhiễm vào máy, virus lại tiếp tục tìm đến các địa chỉ và gửi tiếp theo. Chính vì vậy số lượng phát tán có thể tăng theo cấp số nhân khiến cho trong một thời gian ngắn hàng hàng triệu máy tính bị lây nhiễm, có thể làm tê liệt nhiều cơ quan trên toàn thế giới trong một thời gian rất ngắn.
    Khi mà các phần mềm quản lý thư điện tử kết hợp với các phần mềm diệt virus có thể khắc phục hành động tự gửi nhân bản hàng loạt để phát tán đến các địa chỉ khác trong danh bạ của máy nạn nhân thì chủ nhân phát tán virus chuyển qua hình thức tự gửi thư phát tán virus bằng nguồn địa chỉ sưu tập được trước đó.

            Phương thực lây nhiễm qua thư điển tử bao gồm:


    Lây nhiễm vào các file đính kèm theo thư điện tử (attached mail). Khi đó ngưòi dùng sẽ không bị nhiễm virus cho tới khi file đính kèm bị nhiễm virus được kích hoạt (do đặc diểm này các virus thường được "trá hình" bởi các tiêu đề hấp dẫn như sex, thể thao hay quảng cáo bán phần mềm với giá vô cùng rẻ.)
    Lây nhiễm do mở một liên kết trong thư điện tử Các liên kết trong thư điện tử có thể dẫn đến một trang web được cài sẵn virus, cách này thường khai thác các lỗ hổng của trình duyệt và hệ điều hành. Một cách khác, liên kết dẫn tới việc thực thi một đoạn mã, và máy tính bị có thể bị lây nhiễm virus.
    Lây nhiễm ngay khi mở để xem thư điện tử: Cách này vô cùng nguy hiểm bởi chưa cần kích hoạt các file hoặc mở các liên kết, máy tính đã có thể bị lây nhiễm virus. Cách này cũng thường khai thác các lỗi của hệ điều hành.


II/ Virus lây nhiễm qua mạng Internet:
            Theo sự phát triển rộng rãi của Internet trên thế giới mà hiện nay các hình thức lây nhiễm virus qua Internet trở thành các phương thức chính của virus ngày nay.
        Có các hình thức lây nhiễm virus và phần mềm độc hại thông qua Internet như sau:
        Lây nhiễm thông qua các file tài liệu, phần mềm: Là cách lây nhiễm cổ điển, nhưng thay thế các hình thức truyền file theo cách cổ điển (đĩa mềm, đĩa USB...) bằng cách tải từ Internet, trao đổi, thông qua các phần mềm...
    • Lây nhiễm khi đang truy cập các trang web được cài đặt virus (theo cách vô tình hoặc cố ý): Các trang web có thể có chứa các mã hiểm độc gây lây nhiễm virus và phần mềm độc hại vào máy tính của người sử dụng khi truy cập vào các trang web đó.
    • Lây nhiễm virus hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính thông qua các lỗi bảo mật hệ điều hành, ứng dụng sẵn có trên hệ điều hành hoặc phần mềm của hãng thứ ba: Điều này có thể khó tin đối với một số người sử dụng, tuy nhiên tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật của hệ điều hành, phần mềm sẵn có trên hệ điều hành (ví dụ Window Media Player) hoặc lỗi bảo mật của các phần mềm của hãng thứ ba (ví dụ Acrobat Reader) để lây nhiễm virus hoặc chiếm quyền kiểm soát máy tính nạn nhân khi mở các file liên kết với các phần mềm này.


III/ Biến thể:
            Một hình thức trong cơ chế hoạt động của virus là tạo ra các biến thể của chúng. Biến thể của virus là sự thay đổi mã nguồn nhằm các mục đích tránh sự phát hiện của phần mềm diệt virus hoặc làm thay đổi hành động của nó.
            Một số loại virus có thể tự tạo ra các biến thể khác nhau gây khó khăn cho quá trình phát hiện và tiêu diệt chúng. Một số biến thể khác xuất hiện do sau khi virus bị nhận dạng của các phần mềm diệt virus, chính tác giả hoặc các tin tặc khác (biết được mã của chúng) đã viết lại, nâng cấp hoặc cải tiến chúng để tiếp tục phát tán.


IV/ Virus có khả năng vô hiệu hoá phần mềm diệt virus:
            Một số virus có khả năng vô hiệu hoá hoặc can thiệp vào hệ điều hành làm tê liệt (một số) phần mềm diệt virus. Sau hành động này chúng mới tiến hành lây nhiễm và tiếp tục phát tán. Một số khác lây nhiễm chính vào phần mềm diệt virus (tuy khó khăn hơn) hoặc ngăn cản sự cập nhật của các phần mềm diệt virus.
            Các cách thức này không quá khó nếu như chúng nắm rõ được cơ chế hoạt động của các phần mềm diệt virus và được lây nhiễm hoặc phát tác trước khi hệ thống khởi động các phần mềm này. Chúng cũng có thể sửa đổi file hots của hệ điều hành Windows để người sử dụng không thể truy cập vào các website và phần mềm diệt virus không thể liên lạc với server của mình để cập nhật.


V/ Các tệp có khả năng bị lây nhiễm virus:
        
• .bat: Microsoft Batch File (Tệp xử lí theo lô)
        • .chm: Compressed HTML Help File (Tệp tài liệu dưới dạng nén HTML)
        • .cmd: Command file for Windows NT (Tệp thực thi của Windows NT)
        • .com: Command file (program) (Tệp thực thi)
        • .cpl: Control Panel extension (Tệp của Control Panel)
        • .doc: Microsoft Word (Tệp của chương trình Microsoft Word)
        • .exe: Executable File (Tệp thực thi)
        • .hlp: Help file (Tệp nội dung trợ giúp người dùng)
        • .hta: HTML Application (Ứng dụng HTML)
        • .js: JavaScript File (Tệp JavaScript)
        • .jse: JavaScript Encoded Script File (Tệp mã hoá JavaScript)
        • .lnk: Shortcut File (Tệp đường dẫn)
        • .msi: Microsoft Installer File (Tệp cài đặt)
        • .pif: Program Information File (Tệp thông tin chương trình)
        • .reg: Registry File
        • .scr: Screen Saver (Portable Executable File)
        • .sct: Windows Script Component
        • .shb: Document Shortcut File
        • .shs: Shell Scrap Object
        • .vb: Visual Basic File
        • .vbe: Visual Basic Encoded Script File
        • .vbs: Visual Basic File
        • .wsc: Windows Script Component
        • .wsf: Windows Script File
        • .wsh: Windows Script Host File
        • .{*}: Class ID (CLSID) File Extensions