Wonder week tính như thế nào

Có lẽ tuần wonder week của trẻ là một trong những thử thách lớn nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bởi ba mẹ sẽ phải đối diện với rất nhiều biểu hiện bướng bỉnh của bé trong nhiều tuần lễ. Tuy nhiên, Wonder Weeks lại là giai đoạn ý nghĩa ghi dấu những mốc trưởng thành của bé và con sẽ có nhiều sự tiến bộ, học hỏi đặc biệt trong giai đoạn này. Nếu ba mẹ đang băn khoăn về Wonder Weeks thì hãy tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Tuần wonder week của trẻ là gì?

Tuần wonder week của trẻ hay còn được gọi là tuần khủng hoảng, tuần bão tố của trẻ sơ sinh, đây là một thuật ngữ dùng để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ. Tại những tuần lễ này, con sẽ có những sự thay đổi lớn về trí tuệ, nhận thức đồng thời được kích thích phát triển về thể chất và các cơ quan chức năng.

Wonder week tính như thế nào

Sự tiến bộ vượt bậc này cũng kéo theo nhiều dấu hiệu đặc biệt của bé, đó là những biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, ăn không ngon, khó ngủ trong nhiều ngày, … Vì vậy, ba mẹ thường sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và hoang mang khi con bước vào những giai đoạn “khủng hoảng” mang tên Wonder Weeks.

Tuần wonder week của trẻ diễn ra vào lúc nào?

Mỗi bé sẽ có thời gian bước vào tuần wonder week của trẻ riêng. Và những yếu tố như di truyền, giới tính, môi trường... có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, Wonder Weeks thường xảy ra vào những mốc thời điểm sau:

  • Tuần thứ 5.
  • Tuần thứ 8.
  • Tuần thứ 12.
  • Tuần thứ 17.
  • Tuần thứ 26.
  • Tuần thứ 36.
  • Tuần thứ 44.
  • Tuần thứ 53.

Bên cạnh Wonder Weeks, Sunny Weeks cũng là thuật ngữ mà ba mẹ nên biết. Đây là những tuần sau khi em bé đã trải qua tuần Wonder Weeks và bước vào giai đoạn phát triển mới. Sau những ngày tháng bướng bỉnh, giận hờn, hay quấy, bé sẽ trở nên hạnh phúc, ngoan ngoãn, nhiều năng lượng hơn. Con có xu hướng sẽ ngủ và bú tốt hơn, thích khám phá thêm những điều thú vị trong cuộc sống.

Cũng giống như Wonder Weeks, Sunny Weeks thay đổi tùy theo từng bé. Những thống kê trung bình sẽ vào khoảng:

  • Tuần thứ 6.
  • Tuần thứ 10.
  • Tuần thứ 13.
  • Tuần thứ 21.
  • Tuần thứ 31.
  • Tuần thứ 39.
  • Tuần thứ 49.
  • Tuần thứ 58.

Tuần wonder week của trẻ có những biểu hiện gì?

Wonder Weeks sẽ có những biểu hiện rất đặc trưng mà ba mẹ có thể sớm nhận ra như:

  • Chán ăn, ăn ít, bỏ ăn dù trước đó đang ăn tốt.
  • Bám mẹ nhiều hơn, đòi bế thường xuyên.
  • Thường xuyên quấy khóc.

  • Giật mình khi ngủ, tự dưng khóc khi đang ngủ ngon và không thể dễ dỗ dành được.
  • Tâm trạng, cảm xúc thất thường: Đang khóc thì vui, đang cười nói có thể khóc ngay lập tức.
  • Nhút nhát sợ người lạ.
  • Mút tay nhiều, thích ôm món đồ yêu thích, quen thuộc.

Ba mẹ nên phản ứng như thế nào trước tuần wonder week của trẻ của trẻ?

Đây là thời điểm thử thách lòng kiên nhẫn, đòi hỏi ba mẹ cần có sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng để có sự chăm sóc tốt nhất cho con.

Đôi lúc ba mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, ồn ào, dỗ mãi con không nín khóc, thậm chí không thể nào chiều nổi con. Tuy nhiên, bé không hề có ý thử thách ba mẹ, mà đơn giản chỉ là con đang học hỏi về thế giới, đang phát triển để lớn lên mỗi ngày. Mặt khác, con có thể quấy khóc, bám mẹ nhưng đó không phải trạng thái vĩnh viễn, nó chỉ diễn ra trong một giai đoạn, vì vậy ba mẹ hãy dành thật nhiều yêu thương để vỗ về, lắng nghe để cùng con vượt qua những giai đoạn khó khăn..

Ba mẹ có thể lưu tâm trong việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ của con. Hãy thay đổi thực đơn để con cảm thấy ngon miệng, ở gần khu vực con ngủ để vỗ về trấn an khi con hoảng sợ hay thủ thỉ, dỗ dành khi con đang khóc. Rồi tuần khủng hoảng sẽ sớm trôi qua một cách nhẹ nhàng.

Chăm sóc một đứa trẻ không hề đơn giản, nhất là trong những tuần wonder week của trẻ đầy khủng hoảng này. Tuy nhiên, ba mẹ sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng khi mỗi tuần trôi qua con lại học thêm được những điều mới, con sẽ cứng cáp và dần trưởng thành hơn trong mắt bố mẹ. Được đồng hành cùng con khôn lớn là điều tuyệt vời lắm! Hãy tận hưởng và trải nghiệm những khoảnh khắc ý nghĩa này ba mẹ nhé!

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí

Tuần khủng hoảng (hay còn có tên gọi tiếng anh là Wonder Week) là từ dùng để miêu tả thời gian phát triển mạnh mẽ tự nhiên của bé khiến bé có thể đột nhiên thay đổi tính nết (gắt ăn, gắt ngủ). Chính vì vậy, bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về Tuần khủng hoảng để tránh những bối rối và hoảng loạn không cần thiết.

1. Tuần khủng hoảng (Wonder Weeks) là gì?

Tuần khủng hoảng là một thuật ngữ dùng để miêu tả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Trong giai doạn phát triển những năm đầu đời của trẻ, sẽ có những khoảng thời gian cao điểm khi mà bé phát triển nhảy vọt. Và tương tự, có những khoảng thời gian bé chững lại và không phát triển gì nhiều. 

Wonder week tính như thế nào

2. Các dấu hiệu nhận biết Tuần khủng hoảng?

Khi chuẩn bị bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các bé thường có những thay đổi trong tính nết. Bố mẹ thường phải đối mặt với ba chữ C: Crying (khóc lóc), Cranky (Cáu kỉnh) và Clingy (Đeo bám).

Nếu như các bé có những biểu hiện sau, rất có thể bé đang trải qua giai đoạn wonder week:

  • Bé quấy khóc và bám mẹ nhiều hơn.
  • Bé chán ăn, lười ăn, lười bú.
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, có thể đang vui vẻ trở nên cáu gắt
  • Khó ngủ, giấc ngủ không sâu và hay tỉnh giấc

Wonder week tính như thế nào

3. Thời gian của các tuần khủng hoảng?

Tùy thuộc vào sự phát triển và môi trường mà mỗi bé có thể bước vào thời gian Wonder Weeks khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh như di truyền, môi trường, giới tính, sinh non, anh chị em,...

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 02 tuổi thường rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75.

Wonder week tính như thế nào

4. Bố mẹ cần làm gì trong Wonder Weeks?

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là chuẩn bị tâm lý thật tốt và chấp nhận những sự cáu kỉnh và gắt gỏng của bé là một điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình phát triển của bé.

Hãy hiểu rằng việc bé quấy khóc không phải là trạng thái vĩnh viễn. Bé trở nên đeo bám là do thiếu cảm giác an toàn, ôm ấp và trấn an trẻ sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Hãy tạm lo lắng về lịch cho bú hay cho ăn của bé, thay vào đó hãy cho bé ăn và bú khi bé cảm thấy đói.

Trong Wonder Weeks, bé có thể bấu víu mẹ nhiều hơn bình thường. Những thay đổi về mặt tinh thần và thể chất có thể khiến bé cảm thấy chênh vênh và sợ hãi. Bố mẹ nên dành cho bé nhiều sự quan tâm hơn qua việc cùng chơi với bé những món đồ bé thích, đi dạo hoặc hát ru cho bé.

Wonder week tính như thế nào

Wonder week tính như thế nào

Wonder week tính như thế nào