Xử phạt sai báo cáo quyết toán hải quan

Báo cáo quyết toán hải quan là gì?

Báo cáo quyết toán hải quan là bảng báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu do đơn vị hải quan quản lý, đây là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất.

II. Những quy định về báo cáo quyết toán hải quan mới nhất

Các vấn đề về báo cáo quyết toán hải quan được quy định cụ thể tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan: Căn cứ theo mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.”

Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán: Căn cứ theo điểm b mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Mức xử phạt chậm nộp báo cáo quyết toán hải quan: Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu là cá nhân thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định.

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định:

Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.

Các mẫu báo cáo quyết toán hải quan:

  1. Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL:

Xử phạt sai báo cáo quyết toán hải quan

  1. Mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL:

Xử phạt sai báo cáo quyết toán hải quan

  1. Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL:

Xử phạt sai báo cáo quyết toán hải quan

  1. Mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL:

Xử phạt sai báo cáo quyết toán hải quan

III. Quy trình các bước lập báo cáo quyết toán

Bước 1: Tổng hợp số liệu từ các bộ phận từ bộ phận kho, kế toán và XNK

Bước 2: Cập nhật dữ liệu các chỉ tiêu của báo cáo quyết toán hải quan

Lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm, xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ và lập bảng Báo cáo quyết toán

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để lập báo cáo quyết toán hải quan

Hồ sơ để lập báo cáo quyết toán hải quan bao gồm:

  • Chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu: Hợp đồng, Packing list, invoice,...
  • Định mức và các điều chỉnh
  • Tờ khai Hải quan nhập khẩu, Tờ khai Hải quan xuất khẩu
  • Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, sản phẩm
  • Các chứng từ về phế liệu, phế thải
  • Bảng báo cáo tài chính, các khoản hạch toán kế toán liên quan
  • Chứng từ chứng minh đã xử lý nguyên vật liệu dư thừa sau khi kết thúc kỳ năm tài chính

IV. Kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan

Thông thường, nếu kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan, bạn có thể thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra về định mức

- Kiểm tra về tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp, sẽ xuất hiện 3 trường hợp: