Ý nghĩa của bánh đúc lạc

Liệu bạn có trả lời được hết các câu hỏi về ý nghĩa của những loại bánh Việt truyền thống dưới đây? Nếu đáp đúng toàn bộ thì bạn chính là bậc thầy thực sự.

Ít ai biết rằng, mỗi loại bánh truyền thống của người Việt đều có ý nghĩa đặc biệt đằng sau tên gọi. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại đặt tên cho một loại bánh nào đó mà còn lồng ghép thông điệp, quan niệm ẩn sâu. Cũng chính nhờ điều này mà nền văn hóa – ẩm thực dân gian càng đậm đà, giàu bản sắc.

Liệu bạn có nắm bắt được hết các ý nghĩa phía sau tên gọi của các loại bánh thuần Việt? Nếu chưa tìm hiểu hết, hãy khám phá ngay những thông tin thú vị dưới đây.

Vì sao lại gọi là “bánh tét”?

Thực ra đây chính là nói trại của “bánh Tết” thành “bánh tét”. Giống như bánh chưng ở miền Bắc thì bánh tét chính là bánh truyền thống của miền Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Loại bánh này được làm từ gạo nếp, bên trong có nhân đỗ xanh, thịt heo. Bề ngoài có dáng dài nên còn được gọi là bánh đòn. Do tính chất vùng miền mà người ta gọi như vậy.

Bánh tét là cách nói trại của người miền Nam về “bánh Tết”.

Tại sao người ta gọi “bánh gio”?

Bánh gio hay còn gọi là bánh tro. Sở dĩ, loại bánh này được đặt tên như vậy là trong nguyên liệu thành phần có lẫn nước tro. Người xưa có thói quen đọc trại từ “tro” thành “gio”. Bởi vậy bánh này mới có 2 tên như chúng ta vẫn thường gọi. Bánh gio được là từ gạo nếp. Nước tro là lọc từ tro các loại thảo mộc sau khi đốt đã vò mịn. Ngoài dùng ngâm gạo, nước tro còn đường sử dụng làm nước luộc bánh.

Bánh gio hay bánh tro, bánh nẳng, khi ăn thường được chấm cùng mật mía.

Tên gọi của “bánh xèo” bắt nguồn từ đâu?

Rất đơn giản, đó là khi đổ bánh sẽ tạo ra âm thanh “xèo xèo”. Vì vậy người ta gọi là bánh xèo. Đây là một trong những loại bánh được người Việt đặc biệt yêu thích. Bên ngoài là lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm. Bên trong có nhân giá xào cùng tôm, thịt. Khi ăn, bánh xèo sẽ được cuốn cùng bánh tráng, rau sống và chấm nước mắm pha.

Gọi là bánh xèo vì khi đổ bánh thường phát ra âm thanh “xèo xèo”.

Tại sao người ta đặt tên “bánh đúc”?

Bánh đúc được đặt tên do cách thức làm nên chúng, đó là “đúc” từ bột gạo mà ra. Người ta sẽ dùng bột gạo lỏng, giống hồ thắng, đúc lại thành bánh. Người miền Bắc thường làm bánh đúc lạc ăn vào mùa hè và bánh đúc nóng ăn vào mùa đông.

Bánh đúc là “đúc” từ gạo mà thành. Ngoài bánh đúc lạc còn có bánh đúc nóng, có nhân mặn là thịt, mộc nhĩ…

Vì sao lại đặt tên là “bánh hỏi”?

Gọi là bánh hỏi vì có quá nhiều người thắc mắc, không ngừng hỏi về thứ bánh này nên người xưa đặt luôn tên như vậy. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, là một dạng biến tấu của bún tươi. Người Bình Định ngày xưa vì thấy sợi bún lớn nên làm cho nhỏ lại, tạo nên món bánh hỏi như bây giờ.

Bánh hỏi thường được ăn cùng heo quay, cuốn với rau thơm, chấm nước mắm chua ngọt. [Ảnh: @homnay_tuiangi].

“Bánh tai” có tên gọi từ đâu?

Tên gọi bánh tai bắt nguồn từ chính hình dáng của chúng. Loại bánh này có bề ngoài giống như chiếc tai, được làm từ gạo tẻ. Bên trong nhân bánh có thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ, có vị bùi, ngậy rất thơm ngon.

Gọi bánh tai là vì loại bánh này có hình dáng giống như chiếc tai, cong một đường cánh cung đẹp mắt.

Ý nghĩa của tên gọi “bánh ít”?

Bánh ít có tên gọi bắt nguồn từ con gái Vua Hùng. Tương truyền rằng Vua Hùng thứ 6 có nàng con út rất giỏi làm bếp. Bánh ít chính là “tác phẩm” mà nàng công chúa này đã tạo ra. Để phân biệt với các loại bánh khác như bánh chưng, người ta đã gọi là bánh ít, hay chính là “bánh của nàng út ít”.

Bánh ít là cách gọi giản lược của tên gọi thân mật nàng công chúa út của Vua Hùng..

Lần đầu tiên ra Hà Nội là vào tầm tháng 10 ngay lúc trời trở lạnh, tôi được người bạn gợi ý đi ăn bánh đúc nóng ở phố Lê Ngọc Hân. Bạn tôi bảo, nhiều người cho rằng hàng bánh đúc nóng đầu tiên ở Hà Nội xuất hiện trên phố này. 

Là người miền Nam, tôi chỉ quen với món bánh đúc có màu xanh của lá dứa, thơm mùi vani ngọt ngào và ăn kèm nước đường cùng cốt cừa. Đối với chén bánh đúc nóng lỏng bỏng trắng ngần bốc khói nghi ngút, phía trên nào là là thịt bằm xào nấm mộc nhĩ, nào đậu phụ rán, hành phi, rau ngò [rau mùi], tôi lại thấy mới lạ lắm. 

Người thiếu hiểu biết là tôi trước giờ vẫn nghĩ bánh đúc chỉ là tên của món này.

Trước khi đi ăn, tôi đã hỏi lại năm lần bảy lượt, thậm chí lên mạng tìm hình để chắc rằng món bánh đúc bạn tôi nói là món bánh đúc mà tôi nghĩ đến. Chúng tôi thậm chí còn có một cuộc tranh luận nhỏ về cái tên này, cho đến khi bạn tôi bảo rằng tôi đã từng học về nó trong chương trình Ngữ văn chính thống rồi. Đó chính là món bánh đúc tôi đã từng đọc trong truyện Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân. Nhìn chén bánh đúc còn bốc khói, tôi mới thốt lên: "hoá ra cái bánh đúc đó là cái này á?"

Lúc này tôi mới cảm thấy bản thân mình thiếu hiểu biết đến nhường nào, mà trước giờ vẫn cứ đinh ninh là bánh đúc anh Tràng mời "người vợ nhặt" là món bánh ngọt. Thật là không thể tin nổi mà!

"Đấy vẫn chưa phải là điều bất ngờ nhất đâu," bạn tôi nói. "Ăn thử đi đã", cậu ta giục.

Hoá ra, đây mới chính là món bánh "thần thánh" ăn 1 lần 4 bát là có chồng trong truyền thuyết.

Với lòng tự trọng có xíu tổn thương, tôi múc lên muỗng đầu tiên, bao gồm bánh, một chút nước dùng, thêm ít thịt và nấm nhĩ… và ôi chà! Tôi thốt lên trong đầu, và hẳn vẻ mặt của tôi lúc đó hài hước lắm, vì bạn tôi đã cười đến mức đấm bàn thùm thụp. Nhưng tôi chẳng quan tâm nữa, mặt mũi là cái gì? Tôi múc muỗng thứ hai, rồi thứ ba, để rồi ậm ừ trong cuống họng vì sung sướng. 

Giờ nghĩ lại, bánh đúc nóng Hà Nội quả thật ngon, nhưng có lẽ nó sẽ không đạt hiệu ứng "mỹ vị" đến như thế nếu tôi không ăn nó vào mùa lạnh. Là một đứa con miền Nam, tôi thật sự cảm thấy mình có thể "chết lạnh" dưới từng đợt gió Hà Nội. Gió sắc, cắt vào da thịt khi bạn ngồi trên xe máy. Song cũng nhờ thế mà muỗng bánh đúc nóng đầu tiên tôi ăn trong đời mới phát huy triệt để tác dụng của nó.

Bánh đúc nóng ăn vào ngày trời lạnh thì không còn gì bằng, xin thề!

Bạn tôi biết ý, cười và gọi thêm phần nữa. Cậu ta bảo: "chuyện thường ấy mà, hiếm ai ăn xong một bát mà thoả mãn lắm".

Tôi biết sau vụ tranh cãi trước khi đi, bạn tôi sẽ thấy buồn cười khi tôi thích món bánh đúc nóng đến thế này nhưng tôi không quan tâm nữa. Tôi nói: "Hèn gì người vợ trong truyện ăn một lúc 4 phần".

Dù biết rằng dưới bối cảnh đói khổ trong truyện của Kim Lân, hẳn 4 chén bánh đúc nọ cũng chẳng phải cao lương mỹ vị gì, chẳng thể nào đầy ắp như chén mà tôi đang ôm trong tay được. Song tôi cá rằng hình ảnh "thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì" của người vợ nhặt vô cùng giống bản thân mình bây giờ. Tôi cũng cắm mặt ăn, chẳng buồn nói năng gì cả, mặc cho bạn tôi thao thao bất tuyệt về những cái đẹp của ẩm thực Hà Thành. Tuy nhiên, do trước đó đã ăn trưa, nên tôi chỉ ăn đến bát thứ ba là đã lưng bụng, không ăn thêm nữa nên không biết ăn xong bát thứ tư thì có thể có chồng thật hay không.

Ăn bánh đúc nóng, hiếm ai ngừng lại ở bát thứ nhất.

Lần đó, tôi ở Hà Nội 4 ngày, cả 4 ngày tôi đều ăn bánh đúc nóng. Trong những ngày này, tôi mới phát hiện nhiều điều về món bánh "thần thánh" ấy. Điều thứ nhất, bánh đúc dường như được người nơi đây mặc định làm món ăn xế chiều. Tôi hầu như chưa tìm được quán bánh đúc nào mở sớm hơn hai giờ trưa. Điều này kể ra cũng hợp lý, bởi bánh đúc nóng thực ra khá lỏng, ăn vào buổi sáng thì khó no, nhưng lại hợp để lót dạ giữa bữa trưa và bữa tối. 

Điều thứ hai, không quán nào giống quán nào. Dường như mỗi quán đều có một biến tấu nho nhỏ của riêng mình. Có nơi thêm đậu phụ rán vàng, có nơi bạn tôi nói là dùng nước hầm xương để pha nước chấm... Sự khác biệt rất nhỏ nhưng tinh tế. Vậy mới thấy người Hà Nội quả thật rất giỏi việc đặt tâm tư vào trong những chi tiết nhỏ. 

Dường như mỗi quán bánh đúc ở Hà Nội đều có một biến tấu rất riêng.

Mãi đến hiện tại, mỗi khi gặp lại người bạn kia, cậu ta vẫn thường đùa rằng: "đi ăn bánh Vợ Nhặt không?" Bởi vì thú thật là nhắc đến bánh đúc, tôi vẫn nhớ đến món bánh đúc xanh xanh đã lớn lên cùng với tôi hơn. Nhưng nhắc đến món bánh Vợ Nhặt, hay món bánh "ăn 4 bát là có chồng" thì tôi biết ngay bánh đúc nóng Hà Nội.

Tuy không biết nó sớm hơn, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng đấy là món quà vặt Hà Thành mà mình yêu thích nhất. Sau này, mỗi lần muốn giới thiệu bánh đúc nóng cho những người bạn miền Nam, tôi vẫn thường dùng "chiêu trò" để giới thiệu: Có ai muốn đi ăn món bánh "thần thánh", ăn 4 phần là có chồng không?

Phần lớn thời gian, những người bạn hơi "vã" của tôi đều dính câu ngay tắp lự. Có người đi ăn về không có chồng, nhưng họ vẫn vui lắm vì cũng như tôi, họ phát hiện một thứ còn quan trọng hơn cả một anh chồng: đó là món ăn ngon. Ăn được món ngon thì chuyện gì cũng vui, vấn đề gì cũng giải quyết được. Bởi suy cho cùng, anh Tràng mà không mời cô vợ ăn bánh đúc thì còn "khướt" cô mới chịu theo về, nhỉ? Có lẽ tôi nên bắt đầu nghĩ lại, không phải món bánh ăn 4 bát là có chồng, mà là món bánh mời 4 bát thì có vợ mới đúng!

Video liên quan

Chủ Đề