509 bình giã vũng tàu là cty gì năm 2024

Thua kiện ông Lê Ân tại thửa đất 1,5 ha nhưng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không chịu thi hành án mà bịa đặt ra rằng đã giao cho đại gia 10,8 ha ở một nơi khác

Trao đổi với phóng viên chiều 24.8, ông Lê Ân (82 tuổi, ngụ phường 10, TP.Vũng Tàu) cho biết đã gửi đơn đến Chánh án TAND Tối cao phản bác quan điểm của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc đưa ra thông tin sai sự thật để được xem xét giám đốc thẩm vụ thua kiện Hội đồng thanh lý Ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB).

Đây là vụ kiện hành chính kéo dài, nếu thi hành án thì ngân sách của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mất một khoản tiền lớn. Theo đại gia Lê Ân, năm 1993, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao cho Công ty TNHH Bình Giã ở phường 8, TP.Vũng Tàu thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Trần Phú (TP.Vũng Tàu) dài gần 4 km với tổng vốn đầu tư 21 tỉ đồng. Đây là dự án làm đường đổi đất.

Năm 1994, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Công ty Bình Giã và 1 doanh nghiệp dầu khí tổ chức nghiệm thu giai đoạn 1 với giá trị thực hiện khoảng 10 tỉ đồng. Với chủ trương lấy công trình đổi đất, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu "tạm giao" cho Công ty Bình Giã 5 quyền sử dụng đất.

Do "tạm giao" nên đất này không được bán hoặc thế chấp ngân hàng và giá trị chỉ có 3 tỉ đồng nên tỉnh còn nợ Công ty Bình Giã khoảng 6,7 tỉ đồng. Trước khó khăn trên, Bình Giã phải thế chấp hơn 2 ha đất cho VCSB, do ông Lê Ân làm Chủ tịch HĐQT, để vay 2,5 tỉ đồng trả nợ làm đường Trần Phú.

Khi không còn khả năng tài chính, Công ty Bình Giã lập văn bản ngày 20.11.1995, nội dung tự nguyện giao trên 2 ha đất (tại số 141 Bình Giã) cho VCSB để trừ nợ.

509 bình giã vũng tàu là cty gì năm 2024

Đơn phản bác của đại gia Lê Ân

Lúc này, ông Lê Ân bị bắt vì cơ quan điều tra cho rằng đại gia chiếm đoạt tài sản trong việc lập ngân hàng. Vì vậy, toàn bộ tài sản của VCSB tại 141 Bình Giã và một số nơi khác bị kê biên, cấm chuyển dịch để bảo đảm thi hành án.

Trong thời gian ông Lê Ân vướng lao lý, năm 2002, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định thu hồi hơn 15.700 m2 đất trong tổng số hơn 20.000 m2 tại 141 Bình Giã để giao cho 1 doanh nghiệp làm dự án đầu tư. Đến năm 2007, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục thu hồi 4.613m2 đất còn lại giao UBND TP.Vũng Tàu xây trường học.

Trở về nhà sau một thời gian bị giam giữ, đại gia Lê Ân với vai trò đại diện Hội đồng thanh lý VCSB đã phát hiện việc UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm sai nên ông khởi kiện, yêu cầu hủy 2 quyết định thu hồi đất nêu trên. Cả 2 vụ, ông Lê Ân đều thắng ở 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Thua kiện, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không lấy được 4.613 m2 đất của VCSB để làm trường học. Đối với 15.700m2 đã "lỡ cấp" cho doanh nghiệp khác, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không chịu tìm quỹ đất để trả cho VCSB hoặc bồi thường tiền bằng giá đất thuộc nhóm sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, dù bản án phúc thẩm có hiệu lực từ năm 2014.

Ngày 5.1.2017, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản gửi TAND Tối cao để bổ sung hồ sơ yêu cầu giám đốc thẩm. Trong công văn, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng Công ty Bình Giã vay 3,9 tỉ đồng của VCSB để làm đường Trần Phú, tài sản thế chấp là 10,8 ha đất ven sông Cây Khế, quận 11, TP.Vũng Tàu. Vì vậy, 10,8 ha đất này được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng đã bị VCSB lấy trừ nợ làm đường Trần Phú nên họ không chịu thi hành án.

509 bình giã vũng tàu là cty gì năm 2024

Năm 1995, Công ty Bình Giã tự nguyện giao đất cho VCSB để trừ nợ

"UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp cho VCSB trên 2 ha đất ở Bình Giã và 2 bên đã tất toán hợp đồng. Vậy mà UBND tỉnh này lại cho rằng họ đã cấp cho VCSB 10,8 ha đất ở ven sông Cây Khế là bịa đặt. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự thật nên tôi làm đơn phản bác quan điểm của tỉnh", đại gia Lê Ân nói.

Quá trình thu thập hồ sơ để "tố" UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Lê Ân phát hiện 10,8 ha đất ven sông Cây Khế là của cá nhân ông Nguyễn Mai Khoa. Lô đất này ông Khoa thế chấp cho VCSB để lấy tiền trả nợ 3,9 tỉ đồng. Khi mất khả năng chi trả, ông Khoa đã tự nguyện giao nộp tài sản cho VCSB chứ không phải đất do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp cho VCSB.

509 bình giã vũng tàu là cty gì năm 2024

Đất của ông Khoa ở ven sông Cây Khế cũng được giao cho VCSB để trừ nợ

"10,8 ha đất ven sông Cây Khế là của cá nhân ông Khoa. Ông này vay tiền rồi mất khả năng chi trả nên giao đất cho VCSB để trừ nợ. Còn 15.700 m2 đất ở Bình Giã là thửa khác nên không lý do gì mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trì hoãn thi hành án. Tỉnh nói đã giao đất cho tôi là sai sự thật nên tôi phản bác lại", ông Lê Ân chia sẻ.

Cùng ngày, phóng viên liên lạc ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để hỏi vì sao không thi hành án cho ông Lê Ân nhưng ông Tịnh nói: "Muốn biết thì hỏi các cơ quan chức năng".

Phường 12 (TP. Vũng Tàu) hiện chưa có chợ, người dân phải trao đổi, mua bán hàng hóa ở những khu chợ tạm. Trong khi đó, tại đây có một công trình nhà ở và chợ đã được xây dở dang đang bị bỏ hoang từ nhiều năm qua. Người dân kiến nghị nên hoàn thiện và sử dụng công trình này làm chợ phục vụ cho nhu cầu của người dân.

509 bình giã vũng tàu là cty gì năm 2024
Công trình nhà ở và chợ Phước Thắng ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đang bị bỏ hoang.

Ông Trần Văn Hùng (khu phố Phước Thắng, phường 12, TP.Vũng Tàu) cho biết, ông sống ở khu vực này đã 15 năm và cũng chừng ấy thời gian ông chứng kiến công trình chợ với diện tích hàng ngàn mét vuông ở khu phố Phước Thắng bị bỏ hoang. Ông Hùng đặt câu hỏi, không biết vì lý do gì mà công trình được xây dựng công phu như thế này lại bị bỏ hoang. “Khu nhà được xây dựng kiên cố, diện tích lớn, nằm ở vị trí đắc địa nhưng lại bị bỏ hoang. Mỗi lần đi qua khu nhà, tôi cứ tiếc rẻ vì thấy quá lãng phí”, ông Trần Văn Hùng nói.

Không riêng ông Trần Văn Hùng, nhiều người dân ở phường 12 cũng đặt câu hỏi, tại sao lại bỏ hoang công trình tiền tỷ như thế, trong khi địa phương hoàn toàn có thể tận dụng công trình này để làm các công trình công cộng như: chợ, trường học, cơ sở y tế. “Phường 12 chưa có chợ, chúng tôi phải đi chợ ở phường 11. Trong khi đó, chợ phường 11 cũng chỉ là chợ tự phát nên chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm cho người dân của hai phường 11 và 12. Tại sao phường 12 không tận dụng công trình bỏ hoang này để làm chợ?” - một người dân ở khu phố Phước Thắng đặt vấn đề.

Theo ghi nhận của phóng viên báo BR-VT, tại khu phố Phước Thắng, phường 12, có 2-3 khu nhà cao tầng được xây dựng dang dở bị bỏ hoang. Toàn bộ công trình xây dựng đã hoàn thành công đoạn xây thô, tường gạch phủ đầy một lớp rêu màu xám xịt, xung quanh cỏ mọc um tùm. Một số người dân ở gần đây tận dụng khu nhà bỏ hoang này làm chỗ để xe ô tô, một phần phía sau khu nhà làm nơi tập kết xe chở rác, vài nơi trở thành chỗ đổ rác “lý tưởng” của ai đó. Trong khi đó, do chưa có chợ theo quy hoạch nên người dân phường 12 phải đi chợ phường 11 hoặc mua sắm ở các chợ tạm, chợ tự phát như: chợ Phước Thắng, chợ Phước Cơ... Cơ sở vật chất và quy mô các chợ tạm này chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. UBND TP.Vũng Tàu đang có chủ trương dẹp bỏ các khu chợ tạm này do buôn bán manh mún, lộn xộn, lấn chiếm lòng đường vỉa hè… Trước thực tế đó, TP.Vũng Tàu đã quy hoạch xây dựng chợ phường 12 từ năm 2004 với quy mô diện tích gần 11.000m2, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được do vướng giải phóng mặt bằng.

Tìm hiểu thêm về công trình xây dựng bị bỏ hoang, phóng viên báo BR-VT được biết, đây là công trình khu dân cư và chợ Phước Thắng được UBND tỉnh tạm giao cho Công ty TNHH Bình Giã (TP.Vũng Tàu) làm chủ đầu tư từ năm 1993, với diện tích lên tới hàng chục ha đất. Các khu nhà bị bỏ hoang nói trên được Công ty TNHH Bình Giã xây dựng từ những năm 1990. Nguyên nhân khiến các công trình đang xây dựng bị bỏ dở là do ông Trần Quang Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Bình Giã có liên quan đến vụ án hình sự Tamexco, được TAND TP.Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm ngày 23-1-1997 với 20 bị cáo bị truy tố các tội: Cố ý làm trái quy định Nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn và tham ô tài sản… với số tiền liên quan đến vụ án hàng ngàn tỷ đồng. Trong đó, ông Trần Quang Vinh, 1 trong 4 bị cáo bị tuyên án tử hình và đã bị xử bắn. “Do vướng vào vụ án Tamexco nên công trình này phải chờ UBND tỉnh có phương án xử lý. Vì vậy, địa phương không thể sử dụng các công trình trên vào các mục đích khác theo kiến nghị của nhiều người dân” - ông Huỳnh Tuấn Dũng, Chủ tịch UBND phường 12 cho biết.

Được biết, vụ án Tamexco đã được đưa ra xét xử cách nay 18 năm, hầu hết các bị án đã chấp hành xong các hình phạt. Nhiều người trong số họ đã trở về hòa nhập cộng đồng, nhưng các trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ án đến nay vẫn chưa khắc phục được. Trong đó có nhiều công trình, dự án liên quan đến Tamexco đến nay vẫn chưa giải quyết được. Công trình dự án khu dân cư và chợ Phước Thắng là một điển hình. Cụ thể, sau khi được UBND tỉnh tạm giao đất, Công ty TNHH Bình Giã đã chuyển nhượng một phần diện tích đất trong dự án cho một số công ty và hộ dân khác. Tuy nhiên, diện tích các lô đất này không xác định được vị trí, ranh giới nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng địa phương trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đất cho người dân, dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại kéo dài. Ngoài ra, hiện còn có một số công trình công cộng khác có liên quan đến Công ty TNHH Bình Giã như: trường học, chợ… đã được quy hoạch xây dựng, nhưng cũng chưa thể triển khai thực hiện do vướng một phần diện tích trong đất liên quan đến vụ án Tamexco chưa giải quyết dứt điểm.