Bài 8 bình thông nhau - máy nén thủy lực

TRƯỜNG THPT TT ĐẠM RITỔ TOÁN - LÝ – TINNăm học : 2012 - 2013ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÔN: VẬT LÝ 8GV: NGUYỄN TẤN HUẤN+---CHÀO MỪNG VÀ CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜNgày 25 tháng 10 năm 2012* Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng? * Viết công thức tính áp suất gây bởi chất lỏng và ghi chú đầy đủ các đại lượng vật lý và đơn vị?Câu 1Câu 2*Chất rắn chỉ gây áp suất theo phương của áp lực, còn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nóp = d.hp: áp suất ở đáy cột chất lỏng [Pa].d: trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3].h: là chiều cao của cột chất lỏng [m].CÓ EM NÀO ĐÃ BIẾT: Bác thợ xây muốn cho nền nhà thật thăng bằng thì làm thế nào? Tiết 09BÌNH THÔNG NHAU MÁY NÉN THỦY LỰCI- Bình thông nhau- Bình thông nhau là bình có từ hai ống trở lên nối thông đáy với nhau Tiết 09: BÌNH THÔNG NHAU –MÁY NÉN THỦY LỰC ?Em hãy cho biết bình thông nhau có cấu tạo như thế nào?>a]b]c]= Nếu pit-tông lớn có diện tích lớn gấp bao nhiêu lần diện tích pit-tông nhỏ thì lực nâng F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần.?Từ công thức ta suy ra điều gì?Công dụng của máy nén thủy lực:Sử dụng một lực nhỏ có thể nâng một vật có khối lượng lớnLực nhỏVật có khối lượng lớn?Làm thế nào nâng được vật nặng gấp trăm, ngàn lần mình bằng máy nén thủy lực?Kích thủy lựcMáy ép nhựa thủy lựcỨng dụng của máy nén thủy lực rất rộng rãi: Ở thị trấn Đạm Ri, nhà bác Minh đã dùng máy nén thủy lực để đóng gói phế liệu thật gọn gàng và dễ vận chuyển!II- Máy nén thủy lực.1. Cấu tạo của máy nén thủy lực:Tiết 09: BÌNH THÔNG NHAU –MÁY NÉN THỦY LỰC2. Nguyên tắc hoạt động:3. Vận dụng3.Vận dụng: Một người dùng máy nén thủy lực như hình vẽ: Biết trọng lượng của ôtô là 20 000N diện tích của pit-tông lớn là 250 cm2 diện tích của pit-tông nhỏ là 5 cm2 người này cần dùng một lực ít nhất là bao nhiêu lên pít tông A để có thể nâng được chiếc ôtô lên?Bài làm400[N]II.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ1.Bài vừa học:-Nguyên tắc bình thông nhau- ứng dụng.-Công thức máy : F/f = S/s - ý nghĩa2. Hướng dẫn bài tập về nhà:SBT : 8.6:hn-hx=18mm; dn=10300N/m3; dx=7000N/m3. hx=?Hướng dẫn:Từ CT: p=h.d suy ra pn= hn.dn và px= hx.dxVì bình thông nhau và chất lỏng ở hai ống đứng yên nên áp suất ở hai bên bằng nhau pn= px. Tức hn.dn= hx.dx Suy ra: hx/hn= dn/dxTheo tính chất tỉ lệ thức: hx/ hx-hn= dn/dn -dxSuy ra: hx= dn[hx-hn] / dn-dxThế số vào và tính ra hx= 56mmThực hiện tháng 10 năm 2012GV: Nguy?n T?n Hu?nBài học đã KẾT THÚCThân Ái Chào Các EmCác em nhớ học và làm bài đầy đủ! Tiết sau chuẩn bị bài ôn tập. Sau đó sẽ kiểm tra một tiết!

nguon VI OLET

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 11: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 9

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 10

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 12

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau
  • Biết được nguyên lí làm việc của máy nén thủy lực và công dụng của nó.

2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm h 8.6 và nêu ra nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau.

3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA
  • HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ thí nghiệm h 8.6 SGK, Tranh máy nén thủy lực

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những hiểu biết của em về áp suất chất lỏng? Làm bài tập 8.2 SBT

- Làm bài tập 8.5 SBT

3. Tổ chức tình huống:

GV: Bình thông nhau là gì? Chúng HĐ dựa trên nguyên tắc nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu bình thông nhau

-GV: Cho HS quan sát một chiếc bình thông nhau?Nêu cấu tạo của bình thông nhau?

- HS: Gồm hai nhánh được thông với nhau

- GV: Kết luận và làm TN đổ nước vào một nhánh yêu cầu HS quan sát mực nước ở hai nhánh khi nước yên lặng

- HS: HĐ nhóm

- GV: Hiện tượng xảy ra như thế nào?

- HS: 1 HS trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét.

- GV:Thống nhất đáp án, yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV: Kết luận

- HS: Ghi vở

I. Bình thông nhau

TN1

C5: Khi nước trong bình đứng yên các mực nước sẽ ở trạng thái: Mực nước trong hai nhánh bằng nhau

* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao

HĐ2: Tìm hiểu máy nén thủy lực

- GV: Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết SGK cho biết máy nén thủy lực HĐ dựa trên nguyên tắc nào?

- HS: Chất lỏng trong một bình kín có khẳ năng truyền nguyên vẹn áp suất ngoài tác dụng lên nó

- GV: Nêu cấu tạo của máy nén thủy lực?

- HS: Một bình kín chứa đầy chất lỏng, hai pít tông bịt kín hai đầu một pít tông nhỏ, một pít tông lớn?

- GV: Máy nén thủy lực có tác dụng gì?

- HS: F = p. S = f.S/ s => F/f = S/ s

Chỉ cần td lên đầu píttông nhỏ một lực nhỏ là đầu bên kia có được một lực nâng F rất lớn khi S lớn

- GV: Kết luận về máy nén thủy lực

- HS: Ghi vào vở

II. Máy nén thủy lực

- Cấu tạo:

+ Bình kín chứa đầy chất lỏng

+ 2 pít tông có diện tích đáy to, nhỏ

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Chất lỏng chứa đầy trong bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất ra bên ngoài

+Khi tác dụng vào đầu pít tông nhỏ có diện tích s một lực f nhỏ thì đầu pít tông to có diện tích S sẽ có một lực nâng F rất lớn. S lớn hơn s bao nhiêu lần thì F lớn hơn f bấy nhiêu lần

- Công dụng: Dùng để nâng một vật nặng lên cao mà chỉ cần lực nhỏ tác dụng lên pít tông.

HĐ 3: Vận dụng

- GV: YC HS trả lời C8, C9 SGK

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Thống nhất đáp án

- HS: Ghi vào vở.

III. Vận dụng

- C8: Ấm có vòi cao sẽ đựng được nhiều nước hơn vì mực nước trong ấm và vòi luôn ngang bằng nhau nếu vòi càng cao thì trong ấm chứa càng nhiều nước

- C9: Bình A và bình B thông nhau. Mực chất lỏng ở bình A và bình B luôn ngang bằng nhau khi chất lỏng đứng yên. Do vậy mà dựa vào mực chất lỏng ở bình B có thể biết mực chất lỏng có trong bình A

Video liên quan

Chủ Đề