Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh
Hiểu biết về liên minh khu vực Đông Nam Á (Lịch sử - Lớp 9)

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh

2 trả lời

Đường lối chung trong ba ngọn cờ hồng là gì (Lịch sử - Lớp 12)

3 trả lời

Lý thái tông sinh năm bao nhiêu (Lịch sử - Lớp 4)

6 trả lời

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh

  • phanngocanh1234
  • Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh
  • Câu trả lời hay nhất!
    Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh
  • 03/12/2021

  • Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh
    Cảm ơn 24


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 7 - TẠI ĐÂY

3. Từ sau sự thất bại trong cuộc kháng chiến của nhà Hồ em rút ra được những bài học kinh nghiệm gì trong đấu tranh chống ngoại xâm?


Bài học kinh nghiệm

  • Phải lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân mà đánh giặc.
  • Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những kết quả không mong muốn.
  • Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công. 


03/01/2022 2,204

A. Phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

B. Phải đoàn kết được toàn dân tộc

Đáp án chính xác

C. Phải quy tụ được những tướng lĩnh tài giỏi

D. Phải có những cách đánh giặc độc đáo

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ”kết hợp với những kiến thức mở rộng về Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ

A. Dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.

B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..

C. Đề nghị giảng hòa .

D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ là Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu vềBa lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)dưới đây nhé.

Kiến thức mở rộng về Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh ra đời.

- Mông Cổ muốn mượn đườngĐại Việtđể đánh lên phía Nam Trung Quốc nhằm thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.

Đế quốc Mông Cổ

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ

a. Nhà Trần chuẩn bị

- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí.

- Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh giặc.

b. Diễn biến

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân ta chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên.

- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”.

- Quân Tống kéo vào thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Chưa đầy một tháng chiến đóng, quân Tống rơi vào tình trạng thiếu lương thực chúng tàn phá, cướp bóc bị nhân dân chống trả quyết liệt làm lực lượng của chúng bị tiêu hao.

- Quân Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.

- Trên đường rút chạy, quân Tống bị quân đội nhà Trần truy kích.

c. Kết quả

Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn.

II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)

1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc.

Thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.

- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.

+ Năm 1283, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa, chiếm kinh thành.

+ Quân dân Cham-pa chiến đấu anh dũng, quân Nguyên phải rút về cố thủ ở phía Bắc.

→ Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta của nhà Nguyên bước đầu phá sản.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.

- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.

- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc., quân sĩ thể hiện quyết tâm đánh giặc.

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

a. Diễn biến:

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Sau một số trận chiến ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). =>Quân Thoát Hoan bao vây, tấn công Vạn Kiếp.

- Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.

- Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cuộc tấn công lớn đánh xuống phía nam nhằm tạo thành thế "gọng kìm". Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Kế hoạch bị thất bại, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.

b. Kết quả:

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

a. Hoàn cảnh

- Sau hai lần thất bại, nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật Bản, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

b. Diễn biến

- Tháng 12/1287,quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.

- Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng, kéo đến Vạn Kiếpphối hợp cùng Thoát Hoan.

2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

Quân của Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Lợi dụng quân của Ô Mã Nhi kéo về Vạn Kiếp, Trần Khánh Dư bố trí trận địa mai phục.

- Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra tấn công.

* Kết quả: phần lớn thuyền lương của địch bị đắm số còn lại bị quân Trần chiếm.

3.Chiến thắng Bạch Đằng

- Cuối tháng 1/1288, Thoát Hoantiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưngrơi vào tình thế bị động, binh lính hoang mang. Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ.

- Quân dân nhà Trầnbố trí, mai phụctrên sông bạch Đằng.

- Tháng 4/1288: đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

-Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vội vàng rút lui về nước trong tình trạng thất bại.

Lược đồ diễn biến cuôc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên

IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, dũng cảm chiến đấu.

- Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa triều đình với nhân dân.

- Quý tộc nhà Trần chủ động giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc

- Nhà Trần có nhiều vua tài, tướng giỏi, có tài chỉ huy quân sự đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo biết tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của giặc.

2. Ý nghĩa, bài học lịch sử

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học vô cùng quý giá: chăm lo sức dân, tạo sựđoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc.

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyênđối với các nước khác.