Bài tập về hai mặt phẳng song song lớp 11

Câu hỏi 1 :

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  • A Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước có vô số đường thẳng đi qua và song song với mặt phẳng đó.
  • B  Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
  • C Cho hai mặt phẳng song song, nếu có một đường thẳng cắt mặt phẳng này thì cắt mặt phẳng kia.
  • D  Bốn điểm không đồng phẳng xác định một tứ diện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Suy ra tính đúng sai trực tiếp của từng đáp án.

Lời giải chi tiết:

A đúng, và tập hợp tất cả các đường thẳng đó tạo thành mặt phẳng qua điểm cho trước và song song với mặt phẳng đã cho.

Dễ thấy C và D đúng.

 

Hình trên ta có a và b cùng song song với mặt phẳng [P] tuy nhiên a và b cắt nhau. Đáp án B sai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

- Nếu \[a\subset \,\,mp\,\left[ P \right]\] và \[mp\,\left[ P \right]\]//\[mp\,\left[ Q \right]\] thì \[a\]//\[mp\,\left[ Q \right]\]                         \[\left[ I \right].\]

- Nếu \[a\subset \,\,mp\,\left[ P \right],\,\,b\subset \,\,mp\,\left[ Q \right]\] và \[mp\,\left[ P \right]\]//\[mp\,\left[ Q \right]\] thì \[a\]//\[b\]             \[\left[ II \right].\]

- Nếu \[a\]//\[mp\,\left[ P \right],\] \[a\]//\[mp\,\left[ Q \right]\] và \[mp\,\left[ P \right]\cap mp\,\left[ Q \right]=c\] thì \[c\]//\[a\]      \[\left[ III  \right].\]

  • A Cả \[\left[ I  \right],\,\,\left[ I I \right]\] và \[\left[  I I I \right].\]              
  • B  \[\left[  I \right]\] và \[\left[  I I I \right].\]                    
  • C  \[\left[  I \right]\] và \[\left[  I I  \right].\]         
  • D  Chỉ \[\left[  I  \right].\]

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết quan hệ song song trong không gian

Lời giải chi tiết:

Dễ thấy \[\left[  I I  \right]\] sai vì \[a,\,\,b\] có thể chéo nhau, \[\left[  I \right]\] và \[\left[  I I I  \right]\] đúng.

Chọn B

Page 2

Quảng cáo

  • Lý thuyết Định nghĩa tính chất của hai mặt phẳng song song

    Hai mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung

    Xem chi tiết

  • Lý thuyết Hình lăng trụ, hình hộp và hình chóp cụt

    Hình lăng trụ gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau

    Xem chi tiết

  • Quảng cáo

  • Câu hỏi 1 trang 64 SGK Hình học 11

    Cho hai mặt phẳng song song α và β. Đường thẳng d nằm trong α [h.2.47]. Hỏi d và β có điểm chung không?...

    Xem lời giải

  • Câu hỏi 2 trang 65 SGK Hình học 11

    Cho tứ diện SABC. Hãy dựng mặt phẳng [α] qua trung điểm I của đoạn SA và song song với mặt phẳng [ABC]....

    Xem lời giải

  • Câu hỏi 3 trang 68 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 3 trang 68 SGK Hình học 11. Phát biểu định lý Ta-lét trong hình học phẳng...

    Xem lời giải

  • Bài 1 trang 71 SGK Hình học 11

    Hãy xác định giao điểm D' của đường thẳng d với mặt phẳng [A'B'C']

    Xem lời giải

  • Bài 2 trang 71 SGK Hình học 11

    Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M và M' lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và B'C'

    Xem lời giải

  • Bài 3 trang 71 SGK Hình học 11

    Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' a] Chứng minh rằng hai mặt phẳng [BDA'] và [B'D'C] song song với nhau

    Xem lời giải

  • Bài 4 trang 71 SGK Hình học 11

    Cho hình chóp S.ABCD

    Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề